Euler (EUL) là gì?
Euler là một giao thức cho vay cho phép người dùng kiếm lãi từ tài sản tiền điện tử của họ hoặc phòng ngừa trước các thị trường biến động mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy.
Các tính năng nổi bật của Euler
Niêm yết không cần cấp phép
Euler cho phép người dùng xác định loại tài sản nào được niêm yết. Để kích hoạt chức năng này, Euler sử dụng Uniswap v3 làm phần phụ thuộc cốt lõi. Bất kỳ tài sản nào có cặp WETH trên Uniswap v3 đều có thể được thêm vào thị trường cho vay trên Euler bởi bất kỳ người dùng nào ngay lập tức.
Phân loại tài sản
Việc niêm yết không cần cấp phép đối với các giao thức cho vay phi tập trung có rủi ro cao hơn nhiều so với các giao thức DeFi khác, vì khả năng rủi ro ảnh hướng đến nhiều pool tài sản. Ví dụ, nếu một tài sản đảm bảo đột ngột giảm giá, và những lần thanh lý sau đó không trả đủ nợ cho người đi vay, thì pool nhiều loại tài sản khác nhau có thể tạo thành nợ khó đòi.
Để giải quyết những thách thức này, Euler sử dụng các cấp tài sản dựa trên rủi ro để bảo vệ giao thức và người dùng:
- Tài sản Isolation-tier có sẵn để cho vay và đi vay thông thường, nhưng chúng không thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay các tài sản khác, và chúng chỉ có thể được vay một cách biệt lập. Điều này có nghĩa là chúng không thể được vay cùng với các tài sản khác bằng cách sử dụng cùng một pool tài sản thế chấp. Ví dụ: nếu người dùng có USDC và DAI làm tài sản thế chấp và họ muốn vay tài sản cấp ABC, thì họ chỉ có thể vay ABC. Nếu sau đó họ muốn vay một token khác thì họ chỉ có thể làm như vậy bằng cách sử dụng một tài khoản riêng trên Euler.
- Tài sản Cross-tier có sẵn để cho vay và đi vay thông thường, và không thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay các tài sản khác, nhưng chúng có thể được vay cùng với các tài sản khác. Ví dụ: nếu người dùng có USDC và DAI làm tài sản thế chấp và họ muốn vay ABC và XYZ, thì họ có thể làm như vậy từ một tài khoản duy nhất trên Euler.
- Tài sản Collateral-tier có sẵn để cho vay và đi vay thông thường, cross-borrowing (vay chéo) và chúng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp. Ví dụ: người dùng có thể gửi tài sản thế chấp DAI và USDC, đồng thời sử dụng chúng để vay tài sản thế chấp UNI và LINK, tất cả từ một tài khoản duy nhất.
Lãi suất thích ứng với điều kiện thị trường
Để tránh vấn đề phải chọn các tham số phù hợp cho mọi thị trường cho vay, Euler sử dụng lý thuyết kiểm soát để giúp tự động định hướng chi phí vay theo mức tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trên giao thức. Cụ thể, dự án sử dụng bộ điều khiển PID để khuếch đại (làm giảm) tốc độ thay đổi lãi suất khi mức sử dụng trên (dưới) mức sử dụng mục tiêu. Điều này làm phát sinh lãi suất phản ứng thích ứng với điều kiện thị trường đối với tài sản cơ bản trong thời gian thực mà không cần sự can thiệp liên tục của quản trị.
MEV-resistant liquidations
Trên Compound và Aave, việc thanh lý được khuyến khích bằng cách cung cấp tài sản thế chấp của người vay cho người thanh lý với mức chiết khấu phần trăm cố định, thường dao động trong khoảng 5-10%. Một trong những vấn đề với chiến lược này là các nhà thanh lý phải tham gia vào các cuộc đấu giá ưu tiên phí gas (PGA) để thanh lý có lãi, điều này cho thấy phần thưởng thanh lý được gọi là giá trị có thể trích xuất của thợ đào (MEV). Một vấn đề khác với cách tiếp cận này là chiết khấu cố định có thể gây ảnh hưởng đối với các khoản thanh lý có giá trị lớn, trong khi không đủ trang trải chi phí và khuyến khích các khoản thanh lý có giá trị nhỏ hơn. Để giải quyết các vấn đề này Euler sử dụng mô hình đấu giá kiểu Hà Lan kết hợp với tăng chiết khấu cho các nhà cung cấp thanh khoản để giúp hạn chế việc khai thác giá trị từ các khoản thanh lý.
Tài sản thế chấp được bảo vệ
Trên các giao thức Compound và Aave, tài sản thế chấp được gửi vào giao thức luôn sẵn sàng để cho vay. Euler cho phép ký quỹ tài sản thế chấp, nhưng dùng tài sản này để cho vay. Vì vậy tài sản thế chấp được bảo vệ. Tài sản luôn có thể được rút ngay lập tức và giúp bảo vệ chống lại những người đi vay sử dụng token để ảnh hưởng đến các quyết định quản trị
Stability Pool
Trên các giao thức cho vay khác, việc thanh lý thường được xử lý bằng cách sử dụng một nguồn thanh khoản bên ngoài. Nghĩa là, người thanh lý nói chung sẽ lấy số tiền hoàn trả của tài sản đã vay từ một bên thứ ba, hoàn trả khoản vay, nhận tài sản thế chấp và bất kỳ khoản tiền thưởng nào cho chính họ. Một trong những nhược điểm của phương pháp này là nguồn cấp dữ liệu giá được sử dụng để xác định giá thanh lý của người đi vay không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác tỷ giá hối đoái trên thị trường bên ngoài, có nghĩa là người thanh lý không phải lúc nào cũng có thể thanh lý ở mức giá đó. Các lý do cho điều này bao gồm trượt giá, phí hoán đổi, biến động mạnh, việc sử dụng các thuật toán làm mềm giá như TWAP (như trên Euler) và sự chậm trễ trong việc đăng giá mới.
Để giảm bớt vấn đề này, Euler cho phép người cho vay hỗ trợ thanh lý bằng cách cung cấp thanh khoản cho stability pool liên quan đến từng thị trường cho vay. Các nhà cung cấp thanh khoản trong stability pool gửi eToken và kiếm lãi trong khi họ chờ thanh lý. Khoảng thời gian unstaking sẽ ngăn cản họ di chuyển tài sản vào và ra khỏi pool. Khi một khoản thanh lý được xử lý, người thanh lý sử dụng tính thanh khoản từ stability pool để hủy các khoản nợ của người vay và họ trả lại tài sản thế chấp đã chiết khấu cho stability pool (trừ đi một khoản phí mà họ giữ lại cho mình). Các nhà cung cấp thanh khoản ổn định về cơ bản kết thúc việc hoán đổi eTokens của họ để lấy chỉ số chiết khấu của tài sản thế chấp.
Cách tiếp cận này có thể được coi là một dạng đa tài sản thế chấp mở rộng của ý tưởng stability pool được tiên phong bởi giao thức Liquity. Ưu điểm chính của việc sử dụng stability pool là việc thanh lý có thể được xử lý ngay lập tức mà người thanh lý không cần phải tự tìm nguồn tài sản từ bên thứ 3.
Thông tin cơ bản về EUL token
- Token Name: Euler
- Ticker: EUL
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Contract: Updating
- Token Type: Governance
- Total Supply: 27.182.818 EUL
- Circulating Supply: Updating
Euler Token Allocation
- Quản trị và sáng kiến tăng trưởng: 50%
- Nhà đầu tư trong quá khứ: 25.75%
- Team phát triển dự án và cố vấn: 25.25%
Token Release Schedule
Updating
EUL token dùng để làm gì?
Quản trị.
Ví lưu trữ EUL token
EUL là một token ERC20 nên các bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn ví để lưu trữ token này. Các bạn có thể chọn các loại ví sau:
- Các ví ETH thông dụng: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Coin98 Wallet
- Ví lạnh: Ledger, Trezor
Cách kiếm và sở hữu EUL token
Updating
Mua bán EUL token ở đâu?
Updating
Roadmap dự án Euler
Updating
Nhà đầu tư Euler
Tương lai của dự án Euler thế nào, có nên đầu tư vào EUL token hay không?
Euler là một giao thức cho vay được phát triển trên Ethereum, dự án đã nhận được đầu tư từ các quỹ đầu tư hàng đầu như Paradigm. Ngoài ra, giao thức Euler cũng có những chức năng nổi bật như: cho phép niêm yết tài sản lên giao thức mà không cần cấp phép, phân loại tài sản cho vay để giảm rủi ro cho giao thức, lãi suất tự động thích ứng với thị trường … Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.