Cơ quan Chống rửa tiền mới sẽ là trung tâm của hệ thống giám sát tài chính Châu Âu với sự tham gia của các cơ quan quản lý từ nhiều quốc gia.
EU tăng cường giám sát tiền mã hóa
Liên minh Châu Âu (EU) đang đề xuất thành lập một Cơ quan Chống rửa tiền (AMLA) mới. Đơn vị này sẽ hoạt động như “trung tâm” của hệ thống giám sát, bao gồm cả các cơ quan quản lý quốc gia.
Các nhà lập pháp Châu Âu đang soạn thảo một yêu cầu mới dành cho những đơn vị cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP), bắt buộc các tiêu chuẩn thu thập dữ liệu nghiêm ngặt xung quanh các bên thực hiện chuyển tiền mã hoá. Dữ liệu thu thập sẽ phải cung cấp cho các cơ quan quản lý Châu Âu.
EU cũng cho biết thêm rằng việc chuyển giao tài sản tiền mã hoá hiện không thuộc phạm vi các quy định về dịch vụ tài chính của EU. Cụ thể, vấn đề này nêu rõ như sau:
“Việc thiếu các quy tắc như vậy khiến người sở hữu tài sản tiền mã hoá phải đối mặt với rủi ro rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Vì dòng tiền bất hợp pháp có thể được thực hiện thông qua chuyển tài sản tiền mã hoá.”
EU đã phải chịu áp lực tăng các hướng dẫn chống rửa tiền sau khi một số quốc gia thành viên mở cuộc điều tra đối với Ngân hàng Danske – ngân hàng lớn nhất Đan Mạch. Cụ thể, từ năm 2007 đến năm 2015, ngân hàng này đã có nhiều giao dịch đáng ngờ với tổng trị giá hơn 200 tỷ EUR chuyển đến chi nhánh nhỏ ở Estonia.
Trong lịch sử, EU đã phải dựa vào các cơ quan quản lý quốc gia để thực thi những chính sách của mình bởi Liên Minh châu Âu không có một cơ quan quản lý siêu quốc gia nào có nhiệm vụ kiểm soát rửa tiền. Đây cũng là lý do mà EU lên kế hoạch thành lập Cơ quan Chống rửa tiền cấp độ liên minh.
“Bằng cách trực tiếp giám sát và đưa ra quyết định đối với một số thực thể có nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính xuyên biên giới rủi ro nhất, Cơ quan sẽ đóng góp trực tiếp vào việc ngăn chặn các vụ rửa tiền hay tài trợ khủng bố trong Liên minh.” – EU mô tả về Cơ quan Chống rửa tiền mới
Hoa Kỳ và Anh Quốc cũng kêu gọi quản lý
Châu Âu không hề đơn độc trong việc tiến hành đàn áp tiền mã hoá, bởi vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren cũng đã thúc giục Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) phải tăng cường quản lý tất cả thị trường tài sản kỹ thuật số “không rõ ràng và dễ bay hơi”.
“Trong khi nhu cầu về tiền mã hoá và việc sử dụng các sàn giao dịch tiền mã hoá đã tăng vọt, việc thiếu các quy định thông thường đã khiến nhiều nhà đầu tư bình thường phải chịu sự thao túng cũng như dễ gặp phải những kẻ lừa đảo.”
“Những lỗ hổng quy định này gây nguy hiểm cho người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng như làm suy yếu sự an toàn của thị trường tài chính Mỹ. Do đó, SEC phải sử dụng toàn quyền của mình để giải quyết những rủi ro này, và Quốc hội cũng phải đẩy mạnh để thu hẹp các lỗ hổng quy định đó.” – Bà Elizabeth Warren tuyên bố.
Đi cùng với hành động của EU và SEC còn có Cơ quan quản lý tài chính của Vương Quốc ANh (FCA). Gần đây, cơ quan này cũng đưa ra nhiều cảnh báo chống lại sàn giao dịch tiền mã hoá Binance. Động thái này dường như đã thúc đẩy một làn sóng những ngân hàng địa phương tại Anh ngừng các khoản thanh toán đến và đi dành cho nền tảng này.
Mở đầu việc Ngân hàng Barclays của Vương Quốc Anh thông báo chặn các hình thức thanh toán dành cho Binance vào ngày 06/07. Chỉ ít ngày sau, Santander trở thành cái tên tiếp theo “cấm cửa” Binance.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: