Giao thức Blockchain EOS tiếp tục trở thành tâm điểm chỉ trích sau khi xuất hiện bằng chứng trên mạng xã hội rằng một “trọng tài” đã phán quyết đảo ngược lại một giao dịch mà trước đó đã được mạng lưới xác nhận.
- Ứng dụng Se7ens (SEVEN) của EOS airdrop 1 tỉ token cho người dùng, sau đó “đòi lại”
- Thuật toán 108 DPoR của Umbala Network ” Lời giải cho bài toán lợi ích nhóm Proof of Stake từ scandal Huobi và EOS
Theo người dùng Reddit có nickname u/auti9003, một tranh chấp liên quan đến một tài khoản EOS đã được gửi lên “trọng tài” của nền tảng này, người mà đã ra quyết định đảo ngược lại một giao dịch mà không cần sự cho phép của người chủ đã thực hiện nó.
Điều đáng chú ý nhất là việc giao dịch này đã nhận được xác nhận của mạng lưới, song vẫn bị đảo ngược.
Vị trọng tài của vị việc trên, tên Ben Gates, đã viện dẫn đến Hiến pháp của EOS để làm cơ sở cho quyết định của mình. Ông viết:
“Tuân theo quyền lực được trao cho tôi với tư cách là trọng tài chiếu theo Điều 6 của Luật Giải quyết Tranh chấp, tôi, Ben Gates, phán quyết rằng tài khoản EOS đang bị tranh chấp phải được khôi phục về lại cho nguyên đơn với hiệu lực ngay lập tức và lệnh đóng băng tài sản có trong tài khoản trên phải bị dỡ bỏ.”
EOS centralisation in action: arbitrator rules to reverse transactions from accounts from r/CryptoCurrency
EOS thường xuyên phải hứng chịu làn sóng chỉ trích từ cộng đồng tiền điện tử do sự thiếu đặc tính phân quyền/phi tập trung của dự án, điều mà đã được chính nhà sáng lập kiêm Giám đốc Công nghệ Dan Larimer xác nhận trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng trước.
“Phân quyền không phải là thứ mà chúng tôi theo đuổi, mà thay vào đó là sự chống kiểm duyệt và khả năng kháng cự nguy cơ bị đánh sập.”
Vào tháng 6, EOS cũng đã “đóng băng” 7 tài khoản bị tình nghi tiến hành scam, và các Block Producer (nhà sản xuất block cho mạng lưới) sau đó cũng nhận được chỉ thị khẩn cấp phải ngừng xử lí giao dịch từ 27 tài khoản khác với cùng lí do đề cập ở trên.
Quay trở lại Reddit, những phản hồi trước bài đăng cáo buộc EOS đảo ngược giao dịch chủ yếu xoay quanh quan điểm rằng nếu như không có tính phân quyền thì EOS đã thất bại trong việc chứng minh công dụng của mình là ưu việt hơn so với các cấu trúc tập quyền truyền thống. Cộng đồng nhân cơ hội này tiếp tục mỉa mai luôn cả đợt ICO “vô tiền khoáng hậu” trị giá 4 tỉ USD của đồng tiền điện tử này.
“Tại sao lại có người muốn sử dụng cái này để thay cho tài khoản ngân hàng và hệ thống pháp luật truyền thống,” một người dùng Reddit bình luận, thêm rằng: “Mấy người này gọi vốn đến 4 tỉ đô chỉ để tái tạo lại một hệ thống pháp lý sử dụng token vừa không chống kiểm duyệt, mà cũng chẳng bất biến.”
Theo CoinTelegraph
7 bí mật “bật mí” về đặc tính phân quyền của mạng lưới Ethereum – Tin tức Coin68
Hai thuật ngữ “Blockchain” và “decentralization – phi tập trung/phân quyền” gần như đã trở thành những từ đồng nghĩa với nhau trong lĩnh vực tiền điện tử. Việc ứng dụng Blockchain đã cho phép xây dựng nên một mạng lưới mà tất cả mọi người trong đó đều bình đẳng, và thông tin trên đó được phân phối về vô số máy tính khác nhau trên khắp thế giới.