logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Tokenomics Research #5: DYDX – Cần thay đổi để thôi “nhàm chán”

-16/10/2022

dYdX là một trong những dự án nổi bật trong mảng giao dịch phái sinh phi tập trung với sự đầu tư của rất nhiều quỹ đầu tư tên tuổi.

Tokenomics Research #5: DYDX – Cần thay đổi để thôi “nhàm chán”

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về dYdX

Hiểu đơn giản, dYdX chính là một sàn giao dịch, cho phép anh em giao dịch phái sinh và ký quỹ (margin) các loại coin/token một cách phi tập trung.

Có chức năng tương tự Binance, tuy nhiên, dYdX khác biệt chính ở tính phi tập trung của nó:

  • Không phụ thuộc vào một cá nhân, tổ chức nào.
  • Không KYC (xác thực danh tính).
  • Không bị giám sát, theo dõi.

Sau khi ra mắt và trở nên “hot” với sự kiện retroactive đồng thời list token DYDX lên nhiều sàn lớn, giao thức cũng đã đạt được những thành công nhất định khi thu hút được một khối lượng giao dịch lớn.

Xếp hạng các sàn giao dịch phái sinh theo Volume – Nguồn: CoinGecko (13/10/2022)

Tính theo volume giao dịch, dYdX là sàn phái sinh phi tập trung có volume giao dịch lớn nhất. Khi so sánh với các sàn giao dịch tập trung, mặc dù không nổi trội, nhưng dYdX cũng đã xếp trên một vài cái tên lớn như Bitfinex, Crypto.com… Hiện tại, mặc dù thị trường gặp nhiều khó khăn, dYdX vẫn có volume giao dịch trung bình hơn 100 triệu USD.

Xét trên nhiều vấn đề cần cải thiện như thói quen của người dùng, chi phí giao dịch, thời gian phát triển…, có thể nói, kết quả của dYdX nói trên là khá ấn tượng.

Những cập nhật quan trọng

Mặc dù được phát triển theo định hướng phi tập trung, tuy nhiên, dYdX trong giai đoạn đầu hoạt động vẫn chịu sự chi phối đến từ công ty phát triển là dYdX Trading Inc. (phí giao dịch ngoài một phần thưởng cho người cung cấp thanh khoản thì toàn bộ phần còn lại do công ty này thu và quyết định việc sử dụng). Chính vì vậy, dYdX V4 (dự kiến ra mắt vào cuối năm 2022) sẽ là bản cập nhật quan trọng với việc hoàn toàn phân quyền giao thức, không còn phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào, kể cả dYdX Trading Inc.

Để củng cố cho quyết tâm trở nên phi tập trung, vào tháng 6/2022, dYdX cũng chính thức công bố kế hoạch xây dựng dYdX thành một chain độc lập trên Cosmos. dYdX cho rằng việc có blockchain riêng còn giúp dự án trở nên phi tập trung hơn, đúng với mục tiêu phi tập trung hóa toàn diện vào cuối năm 2022. Blockchain của dYdX trên Cosmos sẽ được quản lý bởi một nhóm validator, không nhất thiết phải do chính dự án duy trì.

Tokenomics

DYDX chính là native-token của dự án, có tổng cung 1 tỷ token và hiện đang lưu hành khoảng 131 triệu token (theo dữ liệu tại CoinGecko, ngày 16/10/2022).

Token Allocation

Trong 5 năm đầu tiên, DYDX sẽ được phân bổ theo tỷ lệ như sau:

Phân bổ token DYDX trong 5 năm đầu tiên

Anh em có thể thấy lượng token do quỹ đầu tư và team phát triển nắm giữ rơi vào khoảng 40% (chưa kể 7% dành cho các thành viên gia nhập trong tương lai). Đây có thể nói là con số tương đối lớn. Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta có thể so sánh DYDX với BNB – cũng là một đồng coin của sàn giao dịch. Phân bổ token BNB ban đầu như sau:

ICO Binance Team Investors
10% 40% 50%

Như vậy, DYDX hay Binance đều phải “tập trung hóa” việc nắm giữ token của mình ban đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng khá dễ hiểu:

  • Đảm bảo có quyền quyết định trong việc điều hành giao thức phát triển.
  • Quyết định được việc sử dụng các khoản phí thu được.
  • Là một cách cam kết đồng hành dài hạn với dự án và phát triển dự án (khi dự án càng phát triển tốt, lợi nhuận team thu được càng lớn).

Sau 5 năm, giao thức có thể sử dụng tỷ lệ lạm phát tối đa 2% mỗi năm để tăng nguồn cung DYDX nhằm đảm bảo cộng đồng có nguồn lực để duy trì sự phát triển. Việc tăng nguồn cung này sẽ phải được thông qua bởi DAO quản trị và không quá 2% mỗi năm.

Phân bổ của token DYDX sau 10 năm tính cả lạm phát

Lịch trả token

Giao thức ra mắt token DYDX vào tháng 08/2021. Như vậy, khoảng đầu năm 2023, một phần lượng token được nắm giữ bởi team và các quỹ đầu tư sẽ được mở khóa.

Như vậy, đầu năm 2023 sẽ là thời điểm “nhạy cảm” cho DYDX, có thể dự án sẽ timing để công bố những thông tin quan trọng, nhằm “đỡ giá” cho token.

Lịch trình mở khóa token của DYDX

Công dụng của DYDX

DYDX có các tính năng sau:

  • Cung cấp thanh khoản: DYDX có thể được sử dụng để cung cấp thanh khoản trên giao thức, từ đó nhận được phần thưởng.
  • Quản trị: trong tương lai, khi V4 ra mắt, DYDX sẽ là token quản trị của dự án.
  • Phần thưởng: token DYDX cũng được sử dụng để làm phần thưởng khuyến khích cho các traders, các nhà cung cấp thanh khoản và người dùng sớm (retroactive).
  • Giảm phí giao dịch: Trader có thể hold một lượng DYDX nhất định để được giảm phí giao dịch. Càng hold nhiều DYDX, phí giao dịch sẽ càng được giảm nhiều hơn.

Nhận xét

Về tính lạm phát: Đầu tiên, nếu anh em check trên CoinGecko, hiện DYDX mới chỉ lưu hành tổng cộng khoảng 13% tổng cung tối đa.

Anh em có thể thấy hiện DYDX còn lạm phát rất cao, khi có đến khoảng 87% token chưa được mở khóa. Tiếp theo đó, DYDX sẽ còn có thể lạm phát thêm 2%/năm tính theo số lượng token (chưa tính giá token). Đây là điều đầu tiên anh em cần quan tâm khi suy nghĩ về việc nắm giữ token này trong dài hạn.

Tháng 01/2023 là thời gian mà anh em cần chú ý nếu đang quan tâm đến DYDX. Khi unlock một lượng token lớn cho nhà đầu tư và team, DYDX có thể đồng thời ra nhiều tin tốt để góp phần “đỡ giá”. Đây cũng có thể là cơ hội để anh em tìm kiếm lợi nhuận.

Về tính năng của token, có thể nói, hiện DYDX được thiết kế một cách khá “nhàm chán”. Token hiện chỉ được dùng để “cung cấp thanh khoản theo nhiều nghĩa”. Tính năng quản trị còn cần phải đợi sự hoàn thiện của dYdX V4. DYDX chỉ có một use-case tạo ra lực mua duy nhất là giảm phí giao dịch khi hold. Tuy vậy, bản thân tính năng này cũng bị dYDX hạn chế khi họ cũng cho phép trader giảm phí khi đạt volume giao dịch nhất định:

Một điểm tích cực đến từ dYdX chính là việc họ vẫn đang có thể hoạt động và tạo ra doanh thu. Nếu so sánh với các DApps khác, doanh thu của giao thức vẫn đang rất ổn.


Top doanh thu của các DApps trong 180 ngày – Nguồn: TokenTerminal, 16/10/2022

Tuy vậy, doanh thu nói trên hiện vẫn chỉ thuộc về dYdX Trading Inc, chưa tạo ra các giá trị cho token holder hoặc cho chính bản thân giao thức. Chính vì vậy, chúng ta cần chờ đến V4 để biết được thêm các chính sách về sử dụng phí của giao thức khi nó hoàn toàn phi tập trung.

Cá nhân mình thấy rằng, là một sàn giao dịch, dYdX hoàn toàn có thể bổ sung thêm một số tính năng cho token như:

  • Sử dụng một phần phí giao dịch định kỳ mua lại và đốt DYDX.
  • Tạo ra các game tương tự như Binance: IDO, Launchpad…

Tạm kết

dYdX có vẻ vẫn là một giao thức tốt và giữ vị thế top 1 trong các sàn giao dịch phái sinh phi tập trung. Tuy nhiên, để thực sự thay thế các sàn giao dịch tập trung, dYdX còn rất nhiều thách thức phải giải quyết. Thiết kế tokenomics của DYDX hiện tại rất nhàm chán và không có quá nhiều triển vọng, tuy vậy, chúng ta có thể chờ đợi cơ hội trung và dài hạn trong thời gian tới, đặc biệt là đầu 2023. Ý kiến của anh em về DYDX như thế nào? Anh em muốn mình phân tích tokenomic nào? Đừng quên để lại bình luận nhé! Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-16/10/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68