Gần đây, Curve Finance (CRV) đã tăng một mạch từ vùng giá dưới 1 USD lên mức giá 3 USD. Đây là đà tăng có thể coi là cao trong thị trường bình thường, song chỉ được tính là mức “Tầm Trung” nếu so với các đồng coin khác ở thời điểm uptrend hiện tại. Vậy điều gì đang chờ đợi Curve Finance trong thời gian tới? Hãy điểm qua những chi tiết dưới đây để có góc nhìn toàn diện hơn về Curve Finance nhé.
Bài viết hôm nay sẽ gồm 3 phần chính đó là những đặc điểm khá khác biệt của Curve, những cập nhật trong tháng qua và cuối cùng là các chi tiết đáng chú ý trong thời gian tới.
Curve Finance – Gã khổng lồ chưa thức giấc của DeFi?
Những đặc điểm của Curve Finance
Total Value Locked ấn tượng
Điểm đáng chú ý mà người ta có thể nhận thấy ở Curve đó chính là Tổng giá trị được khoá (TVL). Ở thời điểm bài viết, Curve Finance đang có TVL trong khoảng 3,9 tỷ USD và đang là giao thức thuộc top đầu trên bảng xếp hạng các nền tảng yield farming của DeFi Pulse.
Biến động TVL của Curve Finance trong 90 ngày gần nhất, theo DeFI Pulse
Đáng chú ý, nếu không vì đợt nhấn ga khủng khiếp từ các anh em bên BSC, Curve trước đó thậm chí còn xếp hạng 1 về khía cạnh TVL.
Đó là TVL xét trong các pool, còn về giá trị được khoá trên toàn nền tảng, Curve đã cán mốc 4 tỷ USD. Và hiện đang là DEX đứng đầu về TVL, xếp trên cả Uniswap và SushiSwap.
Vì sao TVL quan trọng? TVL nếu càng cao thì chứng tỏ người dùng càng tin tưởng sản phẩm, từ đó sẵn sàng để tài sản của mình vào nền tảng của các dự án DeFi.
TVL của Curve lớn, một phần là vì đặc điểm thứ hai được đề cập trong phần tiếp theo – đó chính là độ trượt giá thấp.
Low Slippage – Trượt giá thấp
Khi sử dụng AMM, người dùng sẽ không giao dịch theo cơ chế sổ lệnh truyền thống. Thay vào đó, mọi người sẽ cùng giao dịch với một pool thanh khoản chung, bỏ đồng X vào, lấy đồng Y ra và tất nhiên sẽ có tỷ lệ được thiết kế sẵn cho các cặp trong pool.
Chính vì thiết kế theo kiểu này, AMM đang gặp một vấn đề lớn đó là trượt giá, đặc biệt là với các pool có cặp crypto-crypto.
Curve thì chú trọng vào các pool là cặp stablecoin, điều này sẽ giảm thiểu ảnh hưởng tối đa trượt giá cho những ai cung cấp thanh khoản trong pool. Nói đi cũng phải nói lại, cũng chính vì cách tiếp cận này, Curve phải đánh đổi một thứ mà rất nhiều AMM như Uniswap hay Sushi đã tận dụng để thổi giá tăng kinh khủng, đó chính là các pool có token AMM (như UNI, SUSHI, CAKE) và mức APY cao trên trời.
Cách định vị hết sức “bảo thủ”
Chắc hẳn ai mà từng lướt qua UI của Curve thì sẽ thấy một điều vô cùng ấn tượng, đó chính là thiết kế khá giống các phiên bản Window đời đầu.
Many asked for a new / alternative / more approachable UI. But we also wanted to stay classy.
Please have a look and write what you think!https://t.co/Lf4MnvTl4J
— Curve Finance (@CurveFinance) January 18, 2021
Và dù đã thông báo thay đổi giao diện “mới”, nhưng đây là những thứ người dùng sẽ thấy khi vào nền tảng.
Giao diện của Curve Finance
Ngoài cách thiết kế UI rất dị, như đề cập ở phần trước, cách tiếp cận của Curve cũng không giống với xu hướng chung của rất nhiều AMM hiện tại, Curve chú trọng vào tính ổn định cho các pool.
Đặc biệt, có một chi tiết là Curve rất “khắt khe” trong việc công bố quan hệ hợp tác. Điển hình mới nhất là việc Curve Finance yêu cầu cả CoinDesk đính chính về quan hệ hợp tác với Equilibrium trên Polkadot. Thậm chí, trên Twitter của Curve còn tweet đi tweet lại về vấn đề này.
This needs clarifying.@EquilibriumDeFi wanted to port Curve algorithm to Substrate with Polkadot support, and we were ok with that.
The headline makes it sound more than it is. https://t.co/HNMscKFYfw
— Curve Finance (@CurveFinance) February 9, 2021
“Điều này cần phải được làm rõ. Equilibrium muốn kết nối thuật toán của Curve với Substrate trên Polkadot. Và chúng tôi đồng ý với điều đó. Tuy nhiên tiêu đề của CoinDesk có vẻ lại quá nâng cao quan điểm.”
Trước đó thì Curve Finance cũng có dòng tweet xác nhận YFI không thâu tóm CRV và CRV cũng không thâu tóm YFI.
No, $CRV did not acquire $YFI, and $YFI did not acquire $CRV. It’s collaboration folks. It does happen in DeFi that great projects collaborate, believe it or not! https://t.co/b9tRWxWLh3
— Curve Finance (@CurveFinance) January 15, 2021
Có thể nói, Curve hơi quá “nhạy cảm” với từ “hợp tác”. Thậm chí có lúc kênh Twitter của dự án còn đăng riêng một dòng tweet để nói về vấn đề “hợp tác”.
“Hợp tác là thứ vô cùng đơn giản và hiệu quả trong ngành DeFi. Tất cả đều là mã nguồn mở và hoàn toàn không cần cấp quyền, do đó bất cứ ai cũng có thể tích hợp các mảnh ghép và boom.
Bạn có thể hỏi ý kiến trước khi làm, tuy nhiên thực chất thì không cần.Kết hợp có thể là một từ phù hợp để mô tả.”
Cập nhật về Curve trong thời gian vừa qua
Điều đầu tiên đáng nói chính là volume giao dịch của Curve đã tăng trở lại. Dù vẫn chưa chính thức cán mốc cao nhất lịch sử (thiết lập vào tháng 10 năm ngoái), song đây vẫn là yếu tố hết sức tích cực.
Biến động khối lượng giao dịch trên Curve Finance theo tháng. Nguồn: Dune Analytics
Đối với một dạng dự án sống nhờ vào thanh khoản như Curve, khối lượng giao dịch cao sẽ tạo ra một doanh thu lớn về phí cho các LP (người cung cấp thanh khoản). Từ đó, với mức lợi suất cao, Curve sẽ trở thành nền tảng thu hút hơn trong mắt các Liquidity Provider và vòng lặp này sẽ tiếp tục tiếp diễn.
Xét về TVL của các nền tảng DEX của Ethereum, tháng qua chứng kiến việc Curve vượt mặt 2 đại diện khá nổi tiếng là Uniswap và SushiSwap.
Tháng 1 vừa qua, Curve còn có hợp tác với Synthetix – một nền tảng đa chuỗi, điều được kì vọng sẽ giúp kết nối và khuếch đại nền tảng thanh khoản hiện tại của Curve đến với những mạng lưới khác.
Day-by-day statistics for cross-asset swaps via @synthetix_io can be seen here. $50M total volume for that route so far (first 8 days).https://t.co/wGECcbk8M8
— Curve Finance (@CurveFinance) January 24, 2021
Trong 8 ngày đầu tiên triển khai, khối lượng giao dịch thông qua cầu nối Synthetix đã cán mốc 50 triệu USD.
Ngoài ra, Binance cũng đã công bố triển khai chương trình Staking CRV với lãi suất lên đến 13,42%. Đây là yếu tố dù nhỏ, nhưng cũng sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy giảm nguồn cung cho CRV.
Vì sao chú ý Curve trong thời gian tới?
Thông tin đầu tiên, đó chính là việc triển khai pool veCRV trên nền tảng của yearn.finance. Với pool này, người giữ CRV có thể stake để liên tục nhận về lãi suất cùng phí giao dịch trên nền tảng. Ngoài ra, với yveCRV trả về, người dùng có thể tiếp tục tham gia vào các pool để tối ưu hoá dòng vốn của mình trên Yearn. Động thái này giúp giảm nguồn cung của CRV, đồng thời tạo ra thêm buy demand cho token này. Lượng CRV sẽ được khoá vĩnh viễn theo mô hình này và hiệu quả thực sự thì vẫn đang cần theo dõi trong thời gian tới.
Yếu tố cuối cùng cần theo dõi, đó chính là bộ ba hợp tác Curve, Synthetix và Furucombo. Curve và Synthetix thì đã có những hợp tác trong tháng 1 và con số trả về là khá ấn tượng. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Furucombo, đây có thể sẽ trở thành bộ 3 đáng chú ý nhất trong tháng tới.
Nói sơ đôi nét về Furucombo, đây là nền tảng giúp người dùng quản lý chiến lược đầu tư DeFi, với giao diện vô cùng tiện lợi cho các nhà đầu tư cá nhân. Đây có thể là một kênh tiếp cận nữa cho các bể thanh khoản của Curve.
Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua những điểm đáng chú ý về Curve. Lưu ý bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc đưa ra được quyết định hợp lý trong thời gian sắp tới.
Có thể bạn quan tâm: