logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Cosmos và câu chuyện xoay quanh Interchain Security

-21/07/2023

Trong tuần qua, Cosmos vừa xác lập một cột mốc mới khi chuyển giao thành công Stride sang cơ chế Interchain Security (ICS). Dù vậy, cộng đồng blockchain vẫn đang lan truyền nhiều thảo luận trái chiều, đặc biệt là xoay quanh tính hiệu quả của mô hình mới này. Trong bài viết dưới đây, cùng điểm lại những thông tin đáng chú ý xoay quanh mô hình ICS của Cosmos anh em nhé!

Cosmos và câu chuyện xoay quanh Interchain Security

Cập nhật mới nhất

Vào ngày 19/07, Stride là mạng lưới đang hoạt động đầu tiên trên Cosmos dịch chuyển thành công sang hệ thống Interchain Security (ICS). Với việc chuyển sang cơ chế mới, Stride sẽ tận dụng được những đảm bảo an ninh từ hệ thống Validator của ATOM.

Bước chuyển này sẽ tốt về mặt an ninh, khi mạng lưới sẽ không dùng native token là STRIDE để đồng thuận xác thực, thay vào đó, các Validator trong Hub của Cosmos sẽ có thể "cho thuê" quá trình xác thực này. Để tìm hiểu về cơ chế bảo mật Interchain Security, bạn đọc có thể theo dõi ở bài viết dưới đây.

- Xem thêm: “Thuyết” App-chain và Cosmos 2.0

Một lưu ý nhỏ rằng đây không phải là Consumer Chain đầu tiên sử dụng ICS. Trước đó vào tháng 05/2023, Neutron là mạng lưới chính thức đầu tiên sản sinh block trên cơ chế bảo mật này. Stride theo đó là dự án xác lập cột mốc "dịch chuyển thành công" khi đã trong trạng thái vận hành trước đó. Cột mốc này cho thấy mạng lưới ICS sẽ đảm bảo được tính an ninh nếu có các mạng lưới active trên Cosmos hiện tại muốn thay đổi cơ chế.

Dự án Consumer Chain tiếp theo dự kiến sẽ tham gia vào ICS sẽ là Duality.

Bài toán với cơ chế ICS

Tuy nhiên, vấn đề tranh luận trong cộng đồng phát sinh khi nhiều tài khoản Twitter cho rằng Cosmos đang rơi vào thế "lưỡng nan" ngay trong cách thiết kế hệ thống.

Cụ thể:

  • Theo báo cáo từ Chronus One, với tỷ giá ATOM và mức reward hiện tại, các validator nhỏ lẻ sẽ không thể bù đắp cho chi phí hoạt động xác thực. Bài toán chi phí sẽ trở nên phức tạp hơn khi nhiều Consumer Chain cắm vào mạng lưới trong thời gian tới. Chi phí vận hành 1 Tendermint Node dao động trong khoảng 600 USD / tháng và mỗi Consumer Chain khiến Validator phải vận hành một Node riêng biệt.

  • Tuy nhiên, nếu triển khai giải pháp "đánh thuế" cao hơn đối với các chain muốn thuê độ bảo mật từ ATOM Validator, rào cản này sẽ khiến các dự án có ít động lực tham gia vào hệ sinh thái Cosmos. Với trường hợp cụ thể của Stride, 15% phần thưởng staking đang phải được phân bổ lại cho Cosmos Hub.

  • Và nếu tăng phần thưởng reward sau mỗi block trên mạng lưới, ATOM sẽ đối mặt với bài toán về mức phác thải và lạm phát.

Các cơ chế Bảo mật đa dạng có thể là lời giải?

Với những tài liệu được Cosmos chia sẻ, 3 cơ chế bảo mật khác nhau sẽ được ứng dụng bao gồm Replicated Security (đây được xem là V1 của Interchain Security nói ở phần trước), Op-in và cuối cùng là Mesh Security. Để tránh đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật, mình sẽ tóm gọn sự khác nhau của ba cơ chế như sau:

  • Replicate Security: Các Validator sẽ phải vận hành toàn bộ node hỗ trợ cho các Consumer Chain.

  • Op-in: Validator chỉ cần chọn vận hành node cho Consumer Chain nào mình thấy "có lợi về mặt tài chính". Tất nhiên nó sẽ kéo theo những đánh đổi về độ bảo mật không thể mạnh bằng Interchain.

  • Mesh Security: Hiểu nôm na một nhóm Validator có thể uỷ quyền (delegate) cho nhóm Validator vận hành Consumer Chain khác. Khi Validator được uỷ quyền vi phạm cơ chế đồng thuận, nhóm uỷ quyền cho Validator này cũng sẽ chịu tổn thất kinh tế, cụ thể là dưới hình thức slashing.

Như vậy, có thể thấy để giải quyết được vấn đề chi phí vận hành node đề cập ở trên, Cosmos tạo ra 2 cơ chế "cho thuê" xác thực khác. Tuy nhiên, lời giải này (như đã đề cập) không hoàn hảo vì nó đánh đổi một vài vấn đề an ninh, khi mạng lưới bị chia nhỏ thành các "nhóm validator" cụ thể cho một vài Consumer Chain.

Lời giải từ dòng tiền?

Câu nói "mọi vấn đề đều có thể được giải quyết khi giá tăng" trớ trêu thay lại là lời giải trọn vẹn nhất cho Cosmos. Khi giá ATOM tăng, doanh thu cho validator tăng và nó sẽ bù đắp cho chi phí cố định của việc vận hành node. Tuy nhiên, đây phần nào là "bài toàn con gà - quả trứng", khi mạng lưới không build thì không có tiền đổ vào, còn không có tiền đổ vào thì bài toán kinh tế không được giải quyết và mạng lưới không có nền tảng để build.

Xem thêm: Interchain là gì?

Trong phần này, mình sẽ chỉ có thể tổng hợp lại một vài cập nhật hạ tầng sản phẩm gần đây liên quan đến Cosmos. Lưu ý là...những thông tin dưới đây không đồng nghĩa với việc dòng tiền sẽ đổ vào hệ và từ đó giải quyết bài toàn nói trên.

Gần nhất là thông tin Wormhole xây dựng appchain Gateway để kết nối hệ sinh thái Cosmos.

Ngoài ra, Cosmos tích hợp Circuit Breaker Module. Đây được xem là cầu giao ngắt trong tường hợp khẩn cấp để giúp hệ sinh thái Interchain ngăn ngừa rủi ro khi có kẻ tấn công.

Trước đó vào tháng 03/2023, Circle thông báo sẽ hỗ trợ USDC trên mạng lưới Cosmos.

Về mặt các mảnh ghép bên trong, có thể kể đến việc sàn giao dịch Osmosis thông báo cắt giảm 50% lạm phát token hay dydx với những cập nhật liên quan đến cơ cấu sản phẩm.

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua những cập nhật mới nhất liên quan đến cơ chế ICS của Cosmos, song song đó là những phân tích về vấn đề mà hệ sinh thái này đang đối mặt.

Hi vọng là nội dung trên đây hữu ích cho anh em và sẽ sớm có cơ hội để gặp lại anh em trong những bài viết mới.

Coin68 tổng hợp

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
-21/07/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68