logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Chính quyền Mỹ muốn mở cuộc điều tra vào lĩnh vực stablecoin

-11/09/2021

Mỹ đang cân nhắc việc mở một cuộc điều tra để quyết định xem stablecoin có đang đe dọa đến sự ổn định của ngành tài chính nước này hay không.

Chính quyền Mỹ muốn mở cuộc điều tra vào lĩnh vực stablecoin

Nguồn tin từ Bloomberg cho biết Bộ Tài chính Hoa Kỳ và các cơ quan liên bang khác đang rất gần với việc cho phép Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính (FSOC) tiến hành một cuộc điều tra vào phân khúc stablecoin của thị trường tiền mã hóa. FSOC là đơn vị có sẽ đánh giá liệu một mô hình kinh doanh hay hoạt động nào đó có là mối đe dọa đến hệ thống tài chính – một “cái mác” mà thường sẽ dẫn đến nhiều quy định quản lý khắt khe hơn.

Nếu bị điều tra và bị FSOC kết luận là “rủi ro tài chính”, cả stablecoin nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung chắc chắn sẽ bị tác động vô cùng lớn. Các stablecoin từ lâu đã là một công cụ hữu dụng đối với nhà đầu tư, giúp kế nối dòng tiền thật với các Bitcoin cùng altcoin khác.

Phân khúc stablecoin trong những năm qua cũng không ngừng lớn mạnh theo chiều phát triển của thị trường crypto. Theo dữ liệu từ TheBlock, tính đến tháng 09/2021, tổng vốn hóa của các đồng stablecoin đã vượt mức 122 tỷ USD, chiếm 6,1% thị phần thị trường tiền mã hóa.

Sự gia tăng vốn hóa của stablecoin. Nguồn: The Block

Các nhà quản lý Mỹ lập luận rằng trong thời gian qua, stablecoin ngày càng có nhiều công dụng giống với những sản phẩm tài chính truyền thống, ví dụ như tài khoản tiết kiệm ngân hàng, nhưng lại không có các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư. Chính vì vậy, nó có thể gây nên “rủi ro tài chính”.

Một vấn đề khác được giới chức Hoa Kỳ quan tâm là khía cạnh “bảo chứng” của các stablecoin. Hầu hết các đồng stablecoin lớn đều khẳng định mỗi đồng tiền kỹ thuật số do họ tạo ra đều được bảo chứng bằng đô la Mỹ thật hoặc các tài sản thay thế cho đô la Mỹ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với BUSD, USDP (PAX cũ)một phần nào đó là USDC mà thôi, chứ không đúng với đồng stablecoin lớn nhất lúc này là Tether (USDT). Nguyên nhân là bởi một lượng lớn tài sản bảo chứng của USDT đang được giữ dưới dạng tín phiếu doanh nghiệp – là các dạng trái phiếu ngắn hạn được công ty phát hành để gọi vốn. Điều này đặt ra rủi ro là trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, tín phiếu trên sẽ trở nên vô giá trị, ảnh hưởng đến stablecoin mà nó đang nâng đỡ, mô hình chung tạo nên một “rủi ro tài chính”.

Top các đồng stablecoin lớn nhất thị trường tiền mã hóa. Nguồn: CoinMarketCap

Nhóm Cố vấn Thị trường Tài chính của Tổng thống Mỹ Biden – đứng đầu bởi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và còn có sự góp mặt của các quan chức tài chính cộm cán khác như Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cùng Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) Gary Gensler – dự kiến sẽ đệ trình một báo cáo khuyến nghị về stablecoin vào tháng 12. Trong đó, nhóm cố vấn yêu cầu FSOC phải đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro tài chính của lĩnh vực stablecoin.

Câu chuyện pháp lý tiền mã hóa tại Mỹ đang trở nên nóng hơn trong thời gian qua. Vào tuần này, sàn giao dịch crypto lớn nhất nước Mỹ Coinbase tuyên bố đang bị SEC “dọa kiện” nếu như tiếp tục giữ ý định triển khai sản phẩm cho vay tiền mã hóa. SEC khi đó không đưa ra bất kỳ lý do gì cho quyết định của mình, mặc cho Coinbase đã tuân thủ tất cả yêu cầu đưa ra. Với thông tin mới được tiết lộ ở trên, khả năng cao đây là một phần trong nỗ lực nhìn nhận tiền mã hóa và stablecoin là “rủi ro tài chính”. Trong khi đó, một sàn giao dịch đang hot khác là Uniswap cũng lọt vào tầm ngắm của cơ quan này.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-11/09/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68