logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Case Study: Từ hôm nay, hãy gọi Bitcoin là “tiền tệ”?

-04/04/2019

Liệu thế giới đã đủ điều kiện để gọi Bitcoin là một đơn vị tiền tệ? Những con số thống kê dưới đây sẽ phần nào mang lại cho chúng ta câu trả lời.

Case Study: Từ hôm nay, hãy gọi Bitcoin là "tiền tệ"?
Case Study: Từ hôm nay, hãy gọi Bitcoin là “tiền tệ”?

Trước hết, khi nói về tiền tệ, một loại tài sản cần phải đáp ứng được ba yêu cầu sau đây:

  • Trung gian thanh toán
  • Thước đo giá trị
  • Cất trữ giá trị

Nhanh hoặc là chết

Thứ nhất, về vấn đề trung gian trao đổi, tiền điện tử cần phải đáp ứng yêu cầu thuận tiện trong quá trình thanh toán. Dưới đây là một so sánh về tốc độ xử lí các giao dịch giữa các hình thức thanh toán hiện tại:

Nguồn; How Much (Tháng 1 năm 2018)
Nguồn; How Much (Tháng 1 năm 2018)

24000 giao dịch trên một giây của Visa so với con số 7 của Bitcoin là một sự chênh lệch quá lớn. Ngoài sự ỳ ạch của hệ thống xử lí giao dịch, mạng lưới Blockchain của Bitcoin còn nổi tiếng là một “mày hút tiền” khổng lồ khi mà chi phí cho các hoạt động thanh toán vẫn còn là rất lớn. Đây là bước cản trở đầu tiên cho Bitcoin cho tầm nhìn biến mình thành một đồng tiền của toàn cầu.

Dù vậy, cũng không phải là không có lối thoát cho đồng coin số 1 thế giới này. Gần đây, phong trào Lightning Network nổi lên rầm rộ, với một phương thức có thể thực hiện các giao dịch nhỏ nhặt hàng ngày mà chỉ tốn một mực phí không đáng kể. Đồng thời, giải pháp này cũng có thể triển khai hoạt động thanh toán gần như ngay lập tức.

Đi kèm với sự ủng hộ từ nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới công nghệ, đặc biệt có thể kể đến CEO của Twitter và Square là Jack Dorsey, Lightning Network tuyên bố có thể thực hiện được hàng triệu giao dịch trong một giây.

CEO của Twitter là một trong những cái tên đáng chú ý ủng hộ Lightning Network
CEO của Twitter là một trong những cái tên đáng chú ý ủng hộ Lightning Network

Hiện tại, theo 1ML, trang web quản lí số liệu của Lightning Network, số lượng Node của LN đang là 7762 và sức chứa của mạng lưới đã lên đến 1057 BTC (tăng trưởng chóng mặt 44%). Tuy vậy, mạng lưới này cũng không phải là không có những hạn chế. điển hình là việc người dùng cần phải tạo thêm các kênh giao dịch bên ngoài mạng lưới Blockchain của Bitcoin đồng thời nếu có hoạt động rút BTC ra khỏi kênh thanh toán thì cũng sẽ phải chịu các mức phí khá đáng kể.

Dù sao đi nữa, vẫn còn là một khoảng thời gian rất dài để cộng đồng có thể thực sự cải thiện được vấn đề về tốc độ thanh toán và chúng ta vẫn có quyền tin tưởng vào điều này.

Thế còn hai chức năng còn lại thì sao?

Chính xác, có rất nhiều bài phân tích đã chỉ ra rằng, sự biến động giá thất thường của Bitcoin chính là yếu điểm chết người của đồng coin này. Chính sự bất ổn đó làm chức năng thước đo và lưu trữ giá trị của Bitcoin hầu như là không tồn tại.

Tuy nhiên các đồng tiền pháp định hiện nay, đặc biệt là USD, đồng tiền có đủ khả năng để chi phối ngành tài chính toàn cầu, cũng không thể tránh khỏi vấn đề lạm phát. Dù cho tỉ lệ mất giá trị của đồng tiền này có mức giao động không mấy đáng kể hàng năm, nhưng hãy nhìn theo một góc độ dài hạn, ta sẽ thấy một điều gì đó mà không hề được chính phủ đá động đến.

Lạm phát tích lũy của đồng USD (1913-2013)
Lạm phát tích lũy của đồng USD (1913-2013)

Đó chính là mức lạm phát tích lũy 2275% trong vòng 100 năm. Điều này có nghĩa 1 USD của năm 1913 sẽ đổi được tới 23 USD của năm 2013. Một điều quan trọng đó là xu hướng này vẫn còn đang tiếp tục. Vậy chúng ta liệu có đang nhầm tưởng về một loại tiền “tệ” đang mất dần giá trị qua từng năm?

Bitcoin hiện tại có thể bất ổn về giá, nhưng trong dài hạn, với lượng cung giới hạn của mình, đồng tiền này vẫn sẽ rất ổn định về giá trị. Thật khó để có thể dự đoán điều gì có thể sẽ diễn ra cho đến ngày mà lượng Bitcoin sẽ được đào sạch. Nhưng ít nhất chúng ta vẫn có một tiềm năng khá tươi sáng để tin tưởng. Tin tưởng rằng khi mà những cải thiện kiểu như Lightning Network liên tục ra đời, lượng cầu cho tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng sẽ vô cùng ổn định. Theo đó, việc giá biến động mạnh có thể sẽ không còn là vấn đề trong tương lai dài hạn.

Bên cạnh 3 yếu tố kể trên, chúng ta cũng không thể không nhắc đến một vấn đề vô cùng nhạy cảm. Nền kinh tế thế giới sẽ vận hành thế nào nếu một loại tiền phân quyền được phổ cập. Các chính sách sẽ thế nào khi mà một công cụ điều phối như tiền pháp định bị loại bỏ?

Tương lai là một thứ quá xa để chúng ta có thể bàn về. Nên có chăng là chúng ta nên xem lại quá khứ và những gì đã từng xảy ra, đó là Dot-com đầu những năm 2000. Mười hay hai mươi năm trước, liệu có ai tin rằng chúng ta sẽ có một mạng lưới Internet phủ kín dày đặc với những công ty thương mại điện tử nghìn tỷ đô như Amazon? Khi cơn sốt qua đi, những kẻ thực sự có tiềm lực sẽ trụ vững. Và một lần nữa, đừng cố gắng dự đoán tương lai, tất cả những gì chúng ta cần làm đó cố gắng hết sức cho những thứ hiện tại chúng ta đang tin tưởng.

-04/04/2019
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68