Cuộc chiến giữa marketplace NFT Blur và đối thủ cạnh tranh hàng đầu OpenSea đã trở nên căng thẳng hơn khi cả hai nền tảng đều tranh giành thị phần giữa những người sáng tạo NFT.
Vào ngày 15/02, Blur đăng tải một bài blog nhắm đến cộng đồng những người sáng tạo NFT, trong đó nêu ra sự khác biệt trong các tùy chọn thanh toán tiền bản quyền giữa nền tảng của mình và OpenSea.
Yesterday we made an update to our royalty policy. Here’s the blog post accompanying that – it was meant to go out yesterday but due to the launch mayhem we weren’t able to publish until now. https://t.co/jeRcQYkvAr
— Blur (@blur_io) February 15, 2023
Khi Blur ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10/2022, nền tảng này đã tuân theo mô hình tùy chọn tiền bản quyền như các những đối thủ khác như X2Y2. Tiếp đến, Blur đã mở rộng tiền bản quyền NFT và một tháng sau bắt đầu thực thi mức phí bản quyền tối thiểu là 0,5%.
Giờ đây, Blur tuyên bố rằng để người sáng tạo thu được toàn bộ tiền bản quyền trên sàn, các bộ sưu tập sẽ cần phải chặn OpenSea. Dự án làm như vậy bằng cách cho phép người sáng tạo thêm một đoạn code vào hợp đồng NFT của họ để hạn chế việc bán dự án trên các thị trường NFT thứ cấp không tôn trọng tiền bản quyền.
“Ưu tiên của chúng tôi là những người sáng tạo có thể kiếm được tiền bản quyền trên tất cả các thị trường mà họ đưa vào danh sách trắng, thay vì bị buộc phải chọn.”
Bài đăng mới nhất của Blur đã vạch ra các cách tiếp cận khác nhau mà người sáng tạo có thể thực hiện để đảm bảo họ kiếm được tiền bản quyền khi dự án của họ được rao bán lại trên nền tảng.
“OpenSea tự động đặt tiền bản quyền thành tùy chọn khi họ phát hiện giao dịch trên Blur. Chúng tôi hoan nghênh OpenSea dừng chính sách này để các bộ sưu tập mới có thể kiếm được tiền bản quyền ở khắp mọi nơi.”
Lý do được xem như là hành động “tuyên chiến” này của Blur với OpenSea là bởi OpenSea có chính sách chỉ trả phí bản quyền cho một bộ sưu tập NFT nếu họ chỉ giao dịch trên đây. Nhờ vị thế là nền tảng NFT lớn nhất của Ethereum với khối lượng giao dịch khủng, OpenSea đã tận dụng điều đó cũng như chính sách tiền bản quyền của mình để thu hút các dự án NFT lớn về, kéo theo đó là người mua. Trong năm 2022, OpenSea tiết lộ đã trả đến 1,1 tỷ USD tiền bản quyền cho các chủ bộ sưu tập NFT.
Vào tháng 01/2022, các nhà giao dịch đã phát hiện ra một lỗ hổng cho phép Blur vượt qua chính sách chặn giao dịch của OpenSea trên các thị trường thứ cấp không tôn trọng tiền bản quyền của người sáng tạo. Kể từ đó, sự cạnh tranh giữa OpenSea và Blur ngày càng dâng trào. Blur chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về khối lượng giao dịch trong những tháng gần đây.
Nhìn chung, vấn đề tiền bản quyền chỉ là một trong những khía cạnh tiêu biểu về cuộc cạnh tranh khốc liệt của các nền tảng NFT trong thời gian gần đây, để tìm hiểu thêm về tất cả yếu tố xoay quanh chủ đề này mời bạn đọc tham khảo thông qua bài viết bên dưới:
Vào ngày 14/02 vừa qua, Blur đã phát hành token riêng của mình mang tên BLUR thông qua đợt airdrop giá trị khủng đến người dùng, đạt khối lượng giao dịch 500 triệu USD vài giờ sau khi ra mắt và được niêm yết đồng loạt trên các sàn lớn. Tuy nhiên cũng như trường hợp thường lệ từ trước đến nay của các dự án mới nổi, giá BLUR nhanh chóng giảm mạnh sau khi được airdrop.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Square Enix sắp ra game blockchain – NFT
- DeGods “hồi sinh” bộ sưu tập NFT đời đầu của dự án bằng Bitcoin Ordinals