logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Drama về quyền sở hữu whitepaper Bitcoin: Craig Wright vs. Bitcoin.org và BitcoinCore

-21/01/2021

Nhà khoa học máy tính người Úc đầy ắp drama Craig Wright đã yêu cầu hai trang web Bitcoin.org và Bitcoincore.org gỡ bỏ whitepaper nổi tiếng về Bitcoin (BTC) khi ông khẳng định đây là sản phẩm trí tuệ của mình – tức (một lần nữa) tự nhận mình là Satoshi Nakamoto.

Drama về quyền sở hữu whitepaper Bitcoin: Craig Wright vs. Bitcoin.org và BitcoinCore
Drama về quyền sở hữu whitepaper Bitcoin: Craig Wright vs. Bitcoin.org và BitcoinCore

Whitepaper Bitcoin bị “ăn gậy” bản quyền

Vào thứ Năm (21/01), Cobra – một lập trình viên kỳ cựu và quản trị viên của Bitcoin.org đã thông báo rằng Bitcoin.org sẽ đăng một tuyên bố “về tin tức sắp tới liên quan đến CSW [Wright]”. Khoảng một giờ sau, họ công bố một thông báo cho biết vào ngày 20/01, cả Bitcoin.org và Bitcoincore.org đều nhận được cáo buộc vi phạm bản quyền đối với whitepaper Bitcoin của các luật sư đại diện cho Wright, tuyên bố rằng: Wright sở hữu bản quyền đối với sản phẩm trên, tên Bitcoin và bitcoin.org, vì ông ta là Satoshi Nakamoto – do đó, là chủ sở hữu nguyên bản của bitcoin.org.

Một lá thư bị cáo buộc được lưu hành trên mạng được gửi đích danh đến Cobra, trong đó, Wright yêu cầu xóa whitepaper Bitcoin khỏi các trang web trên và không được xuất bản lại nếu không được phép. Bức thư yêu cầu thêm thông tin cá nhân của Cobra cho mục đích liên lạc, hoặc Wright “sẽ thực hiện các động thái để lần ra danh tính của Cobra bằng các phương tiện khác.” Phía Craig Wright đã cho chủ sở hữu trang Bitcoin.org đến ngày 3 tháng 2 để trả lời.

Cobra tuyên bố rằng họ từ chối gỡ xuống whitepaper, tin rằng “những tuyên bố này không có giá trị”,

Tuy nhiên, các nhà điều hành bitcoincore.org, trang web của nhóm phát triển Bitcoin Core, đã “cóng tay” mà  gỡ bản sao của whitepaper Bitcoin trên trang web này xuống, các tham chiếu đến nó bị xóa và các thay đổi được hợp nhất trên GitHub, theo Bitcoin.org.

Cobra bình luận rằng:

“Bất ngờ thay, thậm chí không tham khảo ý kiến ​​của chúng tôi, các nhà phát triển Bitcoin Core đã sợ hãi mà xóa whitepaper chính thức về Bitcoin khỏi bitcoincore.org, để đáp lại những cáo buộc vi phạm bản quyền, tạo uy tín cho những tuyên bố sai trái này.”

Trong khi đó, thông báo của Cobra lập luận rằng các trang web có quyền xuất bản whitepaper vì nó được bao hàm trong các tệp dự án Bitcoin ban đầu với dự án được Nakamoto xuất bản theo giấy phép MIT, trong khi Craig không thể xác minh mình là Nakamoto bằng cách sử dụng tài khoản của người sáng tạo với public key của riêng mình.

Cobra kết luận thông báo bằng cách nói rằng họ “sẽ tiếp tục lưu trữ whitepaper chính thức về Bitcoin và sẽ không ai có thể đe dọa hoặc buộc họ phải im lặng.”

Craig Wright đã nhận vai làm Satoshi từ năm 2014, nhưng không hề đưa ra được bằng chứng nào, nên bị cộng đồng gọi là Faketoshi, thậm chí, 145 địa chỉ đã được ký vào tháng 5 năm 2020 gọi Wright là kẻ lừa đảo và khẳng định ông ta không có chìa khóa trong tay để chứng minh mình là Nakamoto. Thật ra, việc chứng minh bản thân làm Satoshi rất là dễ, nếu người đó có trong tay public key, chỉ cần viết một cái thông điệp rồi dùng key đó ký vào là xong, mọi người chỉ việc lên blockchain so sánh với những block Satoshi từng đào là biết có phải hay không.

Song, Craig Wright đã không làm được như vậy, nhưng vẫn hùng hổ nhận làm Nakamoto, rồi đi đánh bản quyền những trang mà đang đăng whitepaper của Bitcoin sau khi đăng ký quyền tác giả.

Phản ứng từ cộng đồng tiền mã hóa

Trước “cuộc tấn công” nhắm vào cộng đồng Bitcoin này, Cobra đã lên tiếng kêu gọi tất cả công ty lớn trong ngành tiến hành đăng tải lại whitepaper của Bitcoin trên trang của mình. Lời kêu gọi này sau đó đã nhận được sự tán dương nhiệt liệt từ các ông lớn, trong đó có thể kể đến:

1/ Square – công ty xử lý thanh toán chấp nhận Bitcoin, do CEO Twitter Jack Dorsey làm Giám đốc Điều hành.

2/ Novi – ứng dụng ví tiền mã hóa của Diem (tên cũ là Libra), dự án tiền mã hóa của Facebook.

3/ CoinCenter – tổ chức vận động chính trị cho tiền mã hóa tại Mỹ.

4/ Hãng đầu tư NYDIG

5/ Casa – Ứng dụng ví tiền mã hóa.

6/ SkyBridge – ông lớn đang có rất nhiều khoản đầu tư vào Bitcoin.

7/ Và tất nhiên, không thể thiếu được Coin68 rồi.

(Fun fact: Bản dịch tiếng Việt whitepaper của Bitcoin trên Coin68 được đăng vào ngày 31/10/2018 – tròn 10 năm ngày xuất bản của whitepaper gốc.)

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-21/01/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68