DeFi và CeFi có Celsius, NFT có BendDAO.
BendDAO là gì?
BendDAO là giao thức mua NFT trả trước và cho vay thế chấp bằng NFT. Mô hình lãi suất của Bend sẽ phụ thuộc vào mức LTV trong pool. Với mức Utilization Rate hiện tại khoảng 50.7% (tại thời điểm viết bài), lãi suất cho vay/đi vay hiện tại trên BendDAO lần lượt rơi vào khoảng 6% và 16%, the Dune Analytics.
Utilization Rate cho biết dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số tài sản có trong pool cho vay.
Health Factor (HF) là thừa số được sử dụng để xác định rủi ro của tài sản thế chấp đang có trong Bend, và nếu con số này rơi xuống dưới 1.5 thì khoản nợ được liệt vào dạng “Risky”, người đi vay phải trả một phần nợ, còn nếu HF rớt xuống dưới 1 mà người đi vay không kịp trả nợ trong 48 giờ thì NFT được thế chấp sẽ bị thanh lý thông qua hình thức đấu giá.
Người mua nếu muốn tham gia đấu giá có thể chỉ cần trả trước 60% giá trị của tác phẩm NFT đang được đấu giá và vay 40% từ một khoản vay flash loan từ những nền tảng như AAVE. Tác phẩm NFT này sau đó lại được thế chấp vào Bend để rút ra ETH và trả lại phần nợ từ flash loan.
BendDAO hiện chỉ hỗ trợ cho vay với những bộ sưu tập blue-chip như BAYC, MAYC, Doodles, CloneX, CryptoPunks, Space Doodles và Azuki.
Nguy cơ đổ vỡ khi thị trường chao đảo
Ngày 18/08, một tài khoản Twitter tên là Cirrus đã đăng thread cảnh báo nguy cơ thanh lý hàng loạt trên BendDAO.
There are currently 32,267 ETH ($59,048,610) worth of NFTs being used as collateral for loans on BendDAO alone
For the first time ever, a lot of these are at serious peril of liquidation
A thread on the single biggest risk to the NFT market that nobody is talking about
— Cirrus (@CirrusNFT) August 17, 2022
“Hiện có 32.267 ETH (tương đương 59 triệu USD) tài sản NFT đang được dùng làm thế chấp để vay trên BendDAO.
Và đây là lần đầu tiên các khoản vay này phải đối mặt với nguy cơ bị buộc thanh lý.
Quả bom nổ chậm lớn nhất của thị trường NFT nhưng sao không ai nói đến vậy.”
Thị trường NFT từ khoảng độ tháng 5/2022 đến nay đã chứng khiến một cú trượt dài trong khối lượng giao dịch, và vì vậy mà giá sàn của nhiều bộ sưu tập blue-chip như BAYC hay CloneX cũng đã giảm đi đáng kể.
Theo thống kê từ BendDAO, các khoản nợ đang ở dạng Risky (có HF dưới 1.5) bao gồm:
- BAYC: 120 (44.12% tổng số BAYC đang được thế chấp)
- MAYC: 120 (38.83% tổng số MAYC đang được thế chấp)
- CloneX: 60 (42.25% tổng số CloneX đang được thế chấp)
- Azuki: 30 (16.04% tổng số Azuki đang được thế chấp)
- Doodles: 26 (36.11% tổng số Doodles đang được thế chấp)
Nhìn vào những con số thống kê trên, có thể thấy tình hình không được khả quan lắm với BendDAO thời điểm này.
Một thông tin bên lề khác gây hoang mang với các NFT hodler đó là Franklin – anh chàng xui xẻo mất 100 ETH vì “nghịch dại” với tên miền ENS trước đây – đã vay tới hơn 10.000 ETH từ BendDAO (khoản vay lớn nhất từ giao thức của Bend ở thời điểm hiện tại). Nhưng thực chất, Franklin đã trả xong gốc lẫn lãi và lấy lại 60 chú khỉ của mình.
I currently owe 0 ETH to BendDAO and have 60 apes in my wallet. I have borrowed 10245.37 ETH from them, and have paid it off plus 9.13 ETH total interest. If I was in debt 10k ETH, I would not payoff and would be chilling on an island right now. Starting a short spaces now. pic.twitter.com/qEf2xInzoA
— Franklin has 59 apes (@franklinisbored) August 18, 2022
“Tôi hiện nợ BendDAO 0 ETH và có 60 APE trong ví của mình. Tôi đã từng vay 10.245 ETH từ BendDAO nhưng đã trả hết, trả cả tiền lãi là 9,13 ETH.
Nếu mà tôi đang nợ 10k ETH, tôi sẽ không thèm trả đâu và bay ra hòn đảo xinh đẹp nào đó tận hưởng cuộc sống rồi.
Short thôi chứ còn làm gì nữa.”
Các bạn có thể tham khảo thêm danh sách con nợ của BendDAO tại đây.
Từ ngày 15/06 đến nay, đã có khá nhiều MAYC bị thanh lý. Đến hôm nay, có khoảng 70 chú Doodles đang được bid trên Bend.
Lý do là gì?
Lý giải cho nguồn cơn của sự việc này, tài khoản punk9059 (Giám Đốc Nghiên cứu ở PROOF – dự án đằng sau Moonbirds) cho rằng BendDAO đáng ra phải điều chỉnh chỉ số HF khi tỉ lệ vay nợ tăng lên trong tình hình giá sàn của các bộ sưu tập NFT đang giảm đi.
Chiếu theo ngưỡng thanh lý khoảng 90% cho BAYC thì chỉ đến khi giá sàn cao hơn khoản nợ 11%, tức HF = 1, việc đấu giá để thanh lý tài sản mới diễn ra.
Bởi vì số dư nợ cứ tăng lên nhưng HF vẫn được giữ nguyên nên rủi ro của những người cho vay (lender) cũng tăng lên trong lúc thị trường ảm đạm như thế này, đặc biệt là trong những thị trường vốn có thanh khoản biến động như NFT.
Mai Phan
Xem thêm các bài viết khác của tác giả Mai Phan: