Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã rất mạnh tay trong việc đàn áp Bitcoin nói riêng và tiền mã hoá nói chung. Điều này phần nào đã khiến giá BTC lao dốc đáng kể. Có thể nói rằng thị trường tiền mã hoá đã trải qua khoảng thời gian “đau thương” và “đỏ lửa”.
Thế nhưng, sau cơn mưa lớn thì cầu vồng sẽ xuất hiện. Và sự phục hồi về hashrate Bitcoin; giao dịch p2p vẫn ổn định; khối lượng giao dịch spot của các sàn từ Châu Á vẫn chiếm ưu thế là 3 yếu tố tạo nên cầu vồng.
Tóm lược về cuộc đàn áp của Trung Quốc
Như Coin68 đã đề cập ở trên, thị trường tiền mã hoá đã trải qua khoảng thời gian khó khăn với những chính sách đàn áp gắt gao từ Trung Quốc. Để giúp độc giả dễ hình dung hơn thì Coin68 sẽ tóm lược lại toàn bộ bức tranh ấy như sau:
– Trung Quốc nổ phát súng đầu tiên vào ngày 18/05 khi cấm các công ty tài chính tiếp xúc với tiền mã hoá.
– Sau đó, Trung Quốc ra lệnh cho các gã khổng lồ Internet “càn quét” những từ khóa liên quan đến Binance, Huobi và OKEx. Sau đó, Huobi cũng có động thái đáp trả khi hạn chế giao dịch đòn bẩy và chặn người dùng mới từ Trung Quốc.
– Đến ngày 18/06, Tứ Xuyên ra lệnh cho lưới điện quốc gia cắt nguồn cung đối với nhà máy khai thác Bitcoin
– Trong thời gian đầu bị hạn chế vì những chính sách đàn áp thì trader bắt đầu chuyển sang giao dịch qua kênh OTC. Nhưng chưa được bao lâu thì Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã chỉ đạo các ngân hàng khóa tài khoản của những người được cho là đang giao dịch OTC tiền mã hoá. Đây cũng chính là tin tức đã khiến BTC “dump” mạnh về 32.000 USD vào ngày 21/06.
– Ngày 14/07 vừa qua, tỉnh An Huy tiếp tục đóng cửa thêm một nhà máy khai thác tiền mã hoá
– Gần đây, PBoC thông báo sẽ tiếp tục nỗ lực để tiếp tục “đàn áp tiền mã hoá” đến cùng.
Thế nhưng, có vẻ như mọi nỗ lực của Trung Quốc chỉ mang giá trị tạm thời. Bởi nhiều dữ liệu đã chỉ ra rằng thị trường tiền mã hoá và Bitcoin đang trên đà hồi phục. Cụ thể thì mời quý độc giả cùng tham khảo chi tiết ngay dưới đây!
Hashrate phục hồi lên 100 triệu TH/s
Sau khi đạt đỉnh 186 triệu TH/s vào ngày 12/05 thì tỷ lệ băm của mạng Bitcoin đã bắt đầu lao dốc. Vài tuần đầu tiên là do các hạn chế đối với những khu vực sử dụng than đá. Ước tính thì nó chiếm khoảng 25% công suất khai thác. Tuy nhiên, khi lệnh cấm từ Trung Quốc mở rộng hơn thì chỉ số này đã chạm đáy ở mức 85 triệu TH/s. Đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Hashrate Bitcoin đang ghi nhận dấu hiệu hồi phục tích cực (Nguồn: Blockchain.com)
Như hình trên thì chúng ta có thể thấy hashrate Bitcoin đang hồi phục trong thời gian gần đây. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần mà tỷ lệ băm đã quay về mức 100 triệu TH/s. Nguyên nhân là nhờ vào việc các “thợ đào” đã hoạt động trở lại sau khi di chuyển đến Kazakhstan, Canada và Mỹ. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn trong bài viết này:
Xem thêm: Hashrate Bitcoin và Ethereum ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tích cực
Thị trường p2p vẫn tiếp tục
Mặc dù các công ty tham gia vào những giao dịch tiền mã hoá đã bị cấm trong Trung Quốc. Tuy nhiên, các cá nhân thì vẫn tiếp tục đóng vai trò trung gian. Thậm chí, một trong số này đã ghi nhận hơn 10.000 giao dịch p2p thành công.
Cả Huobi và Binance đều cung cấp một thị trường tương tự. Đây là nơi mà người dùng có thể giao dịch nhiều loại tiền mã hoá bao gồm Tether USD (USDT); Bitcoin (BTC), Ether (ETH)… Sau khi chuyển đổi fiat của họ sang stablecoin, có thể thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch thông thường hoặc phái sinh.
Giao dịch OTC từ những trader Trung Quốc trên sàn Huobi vẫn rất sôi động (Nguồn: Huobi)
Các sàn giao dịch tại Châu Á vẫn chiếm ưu thế về khối lượng giao ngay
Một cuộc đàn áp hoàn toàn đối với giao dịch từ các thực thể Trung Quốc có thể sẽ được phản ánh trong các sàn giao dịch trước đây dựa trên khu vực. Chẳng hạn như Binance, OKEx và Huobi. Tuy nhiên, khi nhìn vào dữ liệu khối lượng gần đây thì lại không có tác động đáng kể nào.
Thống kê khối lượng giao dịch trên thị trường spot hàng tuần (Nguồn: Cryptorank.io)
Trên thực tế, cả ba sàn giao dịch “có trụ sở tại Châu Á” vẫn chiếm ưu thế về khối lượng giao dịch trên thị trường spot. Điều này thể hiện rõ ở 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng ở hình trên. Trong khi đó, các sàn như Coinbase, Kraken hay Bitfinex đều bị bỏ lại rất xa.
Qua đây có thể thấy rằng lệnh cấm khai thác và giao dịch tiền mã hoá của Trung Quốc có thể đã ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, nó chỉ mang yếu tố tạm thời. Với 3 lý do được đề cập ở trên cùng giá BTC và toàn thị trường đang phục hồi, có thể kết luận rằng “nỗ lực đàn áp của Trung Quốc” đã thất bại!
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: