logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Việt Nam trước nguy cơ bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ” – Vì đâu nên nỗi?

-11/05/2019

Việt Nam có thể sẽ trở thành quốc gia mới nhất bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ” trong bản báo cáo sắp được Bộ Tài chính Hoa Kỳ đăng tải trong tháng này.

Việt Nam trước nguy cơ bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ” – Vì đâu nên nỗi?
Việt Nam trước nguy cơ bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ” – Vì đâu nên nỗi?

Theo những nguồn tin trong cuộc, Việt Nam đang bị Mỹ cáo buộc là cố tình giữ giá của VND ở mức thấp để làm lợi cho kinh tế và xuất khẩu.

Hoa Kỳ có 3 tiêu chí để đáng giá xem liệu một nước có đang thao túng đồng tiền của mình, gồm:

• Thặng dư cán cân thanh toán hiện tại cao hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

• Thặng dư thương mại song phương với Mỹ cao hơn 20 tỉ USD

• Trị giá can thiệp vào thị trường tỉ giá hối đoái vượt quá 2% GDP

Việt Nam trước nguy cơ bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ” – Vì đâu nên nỗi?
Danh sách những quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ trong năm 2018. Nguồn: Bloomberg

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ được cho là sắp hạ tiêu chí thặng dư cán cân thanh toán về chỉ còn 2%, đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều quốc gia mới bị liệt vào danh sách “thao túng tiền tệ”.

Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã có quan hệ ngoại giao và kinh tế rất bền chặt, với tổng giá trị giao thương trong năm 2018 đạt đến 62 tỉ USD.

Sau đây hãy cùng đi vào số liệu cụ thể của Việt Nam xét theo ba tiêu chí phân loại quốc gia “thao túng tiền tệ” của Mỹ.

Thặng dư cán cân thanh toán

Thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm 2018 dừng lại đúng ở mức 3% GDP, và đó cũng là năm thứ 7 trong 8 năm gần nhất nước ta đạt trạng thái này, theo dữ liệu của Bloomberg.

Thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam kể từ 2009 đến nay. Nguồn: Bloomberg

Lí do cho điều này là nhờ những thành tựu về xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua, liên tiếp thúc đẩy thặng dư tiền, kể cả khi sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu có đẩy mạnh tiêu dùng và nhập khẩu. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tỉ trọng xuất khẩu của nước ta chiếm hơn 100% GDP, biến đây trở thành một trong những quốc gia lệ thuộc vào thương mại nhất thế giới.

Thặng dư thương mại với Mỹ

Thặng dư thương mại của Việt Nam so với Hoa Kỳ đã vượt mốc 20 tỉ USD kể từ năm 2014 đến nay, chạm mốc cao nhất 20 năm qua ở 39,5 tỉ USD trong năm 2018 vừa rồi, theo số liệu của Cục thống kê Mỹ.

Thặng dư thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ 2003 đến nay. Nguồn: Bloomberg

Tổng thống Donald Trump thường xuyên xem tiêu chỉ này như là bằng chứng để cáo cuộc Trung Quốc, Nga và  kể cả Liên minh châu Âu cố tình tác động vào đồng nội tệ, làm lĩnh vực xuất khẩu của mình bị mất ưu thế.

Việt Nam thường xuyên can thiệp vào thị trường tỉ giá hối đoái

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ cho phép VND được giao dịch trên dưới 3% so với một mức tỉ giá được định sẵn, vốn được áp đặt lên 8 đồng tiền khác nhau và được điều chỉnh mỗi ngày. Việt Nam trong quá khứ cũng đã phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu và phát triển kinh tế.

Trong khi đó, theo IMF, nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong 3 năm qua đã tăng gấp đôi lên 55 tỉ USD. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ kể từ đầu năm đến nay còn mua thêm 8,35 tỉ USD ngoại tệ, nâng con số trên lên thành 69 tỉ USD tính đến đầu tháng 5.

Theo Bloomberg

-11/05/2019
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68