Nếu là một người tham gia thị trường tiền mã hóa, cụ thể là mảng DeFi từ đầu năm 2021, chắc hẳn bạn sẽ không lạ gì với Polkadot và Kusama. Đây được coi như cặp chị em, có lên cùng lên, có xuống cùng xuống. Tuy nhiên, trong một tuần đổ lại đây, Kusama bứt phá một cách khủng khiếp, ngược lại Polkadot thì đi ngang, thậm chí có lúc giảm. Vậy, đâu là nguyên do cho hiện tượng này, hãy cùng Coin68 tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Nếu tò mò Polkadot và Kusama là gì hay có mối quan hệ với nhau như thế nào, bạn đọc có thể tìm hiểu ở phần 1 trong bài viết dưới đây nhé:
So sánh Polkadot (DOT) và Kusama (KSM) – “Chị chị Em em” của thế giới crypto?
Oke, trước hết, hãy cùng điểm qua xu hướng giá trong thời gian gần đây của Kusama và Polkadot.
Ở thời điểm bài viết, Kusama có vùng giá trên 450 USD với vốn hoá xấp xỉ 4 tỷ USD. VÀ, điều đáng kinh ngạc là Kusama đã tăng gấp đôi trong phạm vi 30 ngày qua.
Ơ thế Polkadot thì sao? Polkadot thì quanh quẩn trong vùng giá 30-35 USD, vẫn chưa có mức bứt phá ấn tượng và hầu hết đang đi ngang. Thậm chí, nếu xét trên phạm vi 30 ngày, Polkadot còn đang giảm -14%. Vốn hoá của Polkadot là 33 tỷ USD (lưu ý, con số này vẫn là gấp 8 lần vốn hoá hiện tại của Kusama).
Vì đâu lại có sự chênh lệch này?
1. KSM mới chỉ là “chàng David”, còn DOT thì đã là “gã khổng lồ Goliath”
Lý do đầu tiên đã phần nào được liệt kê ở phần trước, đó chính là vì vốn hoá hiện tại của Kusama khá thấp, do đó chỉ cần một dòng tiền vừa phải cũng có thể góp phần làm tăng giá mạnh.
2. Kusama sắp đấu giá Parachain
Lý do thứ hai có thể kể đến chính là vì sự kiện đấu giá parachain sắp tới của Kusama.
Cho mấy anh em nào thấy lạ, thì Kusama (vì là một mạng lưới sân sau của Polkadot) cũng có cấu trúc kỹ thuật gồm relay và parachain. Mà các parachain này có số lượng giới hạn thôi, nên nhiều dự án sẽ phải đấu giá để dành được vị trí này.
Cơ chế đấu giá thì nó cũng hơi bị “lọc lõi”, nên xin phép được lược sơ qua. Anh em cứ bình tĩnh vì phần giải thích lí do sẽ tới ngay ở dưới.
Cơ chế đấu giá được hình dung như kiểu chúng ta cùng đốt một cây nến lên, rồi thi nhau tố giá (bằng KSM). Đến khi nến tắt, thì thằng nào đang tố giá cao nhất sẽ là người được nhận vị trí parachain. TUY NHIÊN, cái thời gian nến tắt thì chúng ta không biết được, có thể gió thổi qua và nến tắt bất chợt, có thể cháy hết thân thì nến tắt (và cũng rất khó để ước lượng được khi nào cháy hết phần thân).
Cách triển khai này sẽ công bằng hơn với mấy ông tiền bé, vì sẽ tránh tình trạng bị tiền to đè người. Cũng vì bản thân dự án cũng không đủ tiền để tham gia đấu giá, nên sẽ xuất hiện khái niệm “Crowdloan” – dự án vay tiền từ dân, “chạy đua vũ trang” để mua slot parachain, sau đó sẽ trả lại nhà đầu tư bằng token của dự án. Và vì hầu hết các dự án trên Polka rất hot và chưa phát hành token, nên mô hình trả thưởng dạng này thu hút rất nhiều người tham gia.
Chính vì cách thiết kế đấu giá kiểu này đã khiến người người đi mua Kusama nhằm stake vào nền tảng gọi vốn khi mùa đấu giá đến gần.
Kusama parachain auctions are getting dangerously close!
Karura is building your all-in-one DeFi hub on @KusamaNetwork that you can use with your $KSM on day 1. Sneak peak below ??
Join 21,500+ ppl on the waitlist to be included in bonuses and updates https://t.co/iwoEcgzmIv pic.twitter.com/a31VpqW2W3
— Karura – DeFi Hub of Kusama (@KaruraNetwork) March 17, 2021
Kusama cũng từng thông báo là đấu giá sẽ diễn ra đầu tháng 03, tuy nhiên hiện thì vẫn chưa có ngày giờ cụ thể.
Sau sự kiện này, lượng KSM vay được sẽ tạm khóa trong thời gian 6, 12 hoặc 24 tháng (tuỳ vào thời hạn thuê parachain của dự án).
3. DOT đang bị “dìm giá”?
Lý do thứ ba thì có phần thuyết âm mưu một chút. Lý giải cho việc Polkadot liên tục dập dìu trong thời gian qua có thể là vì các tay to đang tranh thủ tích luỹ, nhằm chuẩn bị cho đợt đấu giá parachain trên mạng lưới chính là Polkadot. Tỷ lệ lượng DOT được stake giờ đã cán mốc 65%.
Tỷ lệ stake trên 60% có thể được liệt vào hạng trung bình cao. Việc lượng token được stake nhiều, holder phần lớn giữ coin chứ ít trade cũng là lí do khiến giá DOT trì trệ.
Nếu chú ý, bạn sẽ thấy tỷ lệ volume/vốn hoá của các coin DeFi (thậm chí là coin nền tảng như Ethereum) duy trì trong khoảng 10% (tất nhiên có xê dịch).
Tuy nhiên, vốn hoá DOT xấp xỉ 33 tỷ nhưng volume 24h chỉ quanh mốc 1 tỷ hơn (thấp hơn 5%).
Nhà đầu tư mua KSM để stake hay để xả?
Một thông số đáng chú ý là lượng staking chỉ đang chiếm xấp xỉ 4% doanh thu (income) của Kusama. Ngược lại, tỷ lệ inflation đang chiếm % cao trong Treasury.
Tạm note một xíu về cơ chế quản lý lạm phát của Kusama:
- Nếu lượng token KSM stake thấp hơn 50% tổng cung token, các validator (người xác thực) sẽ không được nhận phần thưởng, ngược lại, số KSM trên sẽ được xung công (gửi vào Treasury) và được ghi dưới danh mục (Inflation).
- Ngược lại, nếu tổng giá trị stake trên 50% tổng cung, các validator sẽ được nhận thưởng, một phần KSM còn lại được chuyển vào Treasury và ghi nhận dưới mục “Staking”.
Vậy, số liệu trên cho thấy lượng KSM đang được stake là thấp. Số liệu từ staking reward cũng cho thấy chỉ có xấp xỉ 51% lượng KSM được stake, tức là ngấp nghé mức tiêu chuẩn 50% để validator được nhận thưởng.
Chốt lại, sau sự kiện đấu giá parachain, sẽ cần theo dõi để biết liệu người dùng có mua KSM để stake nhiều, hay chỉ tận dụng sự kiện này để mua KSM đầu cơ, sau đó xả mạnh.
Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua một vài lý do cơ bản để tạm giải thích cho việc Kusama tăng giá mạnh thời gian gần đây nhưng Polkadot thì lại trì trệ. Hi vọng bài viết trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích.
Lưu ý, bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: