logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Từ quy định “dễ thở” đến so sánh với Ponzi: Rốt cuộc những gì đã xảy ra tại phiên điều trần tiền điện tử của Quốc hội Mỹ?

-22/07/2018

Ngày 18/07 có thể nói là một dịp cực kỳ quan trọng với ngành công nghiệp tiền điện tử, khi lần lượt hai phiên điều trần được Quốc hội Mỹ đứng ra tổ chức: đầu tiên là của Uỷ ban Nông nghiệp Hạ viện, sau đó đến Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện.

  • “Blockchain có thể thay đổi bộ mặt thế giới” – phát biểu của Nghị sĩ Mỹ trong phiên điều trần trước Quốc hội
  • Phiên điều trần về tiền điện tử của Hạ viện Mỹ biến thành “bữa tiệc” chỉ trích Bitcoin và ICO
  • “Sẵn sàng quản lý thị trường tiền điện tử” – Chủ tịch SEC chuẩn bị ra điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ
Từ quy định “dễ thở” đến so sánh với Ponzi: Rốt cuộc những gì đã xảy ra tại phiên điều trần tiền điện tử của Quốc hội Mỹ?
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày.

Nhìn chung thì mỗi phiên điều trần đã có đưa ra một tông quan điểm khác nhau: trong khi cái thứ hai thì phần lớn có thái độ bảo thủ với lĩnh vực tiền số (thậm chí xuất hiện lời kêu gọi cấm thẳng tay), thì buổi họp thứ nhất lại có vẻ tích cực hơn, khi các chuyên gia được mời đến đã cung cấp cho những nhà quản lý nhiều thông tin đáng cân nhắc hơn. Sau đây chúng ta hãy cùng điểm lại những phát biểu được đưa ra trong phiên điều trần về tiền điện tử của Uỷ ban Nông nghiệp Hạ viện Mỹ.

Thành phần tham dự

Buổi họp này đã chứng kiến sự xuất hiện của 6 đại diện và học giả đến từ phân khúc tiền kỹ thuật số.

Joshua Fairfield: Giáo sư luật và công nghệ chuyên ngành sở hữu trí tuệ kỹ thuật số, hợp đồng điện tử, quyền riêng tư big data và cộng đồng số hoá.
Amber Baldet: Đồng sáng lập và CEO của Clovyr – startup có chức năng như là một cửa hàng ứng dụng phân quyền. Cựu trưởng Trung tâm Blockchain của tập đoàn tài chính JPMorgan Chase.
Scott Kupor: Đối tác quản lý tại Andreessen Horowitz, một hãng đầu tư mạo hiểm tư nhân của Mỹ mà vừa có kế hoạch tham gia lĩnh vực tiền điện tử.
Daniel Gorfine: Giám đốc LabCFTC, một nhánh của Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai Hoa Kỳ (CFTC), có chức năng giới thiệu “các tiến bộ công nghệ tài chính có trách nhiệm”.
Gary Gensler: Giảng viên cấp cao của Trường Quản trị Kinh doanh MIT. Cựu Chủ tịch của CFTC. Cựu trưởng bộ phận tài chính của Goldman Sachs.
Lowell Ness: Đối tác quản lý tại Perkins Cokie LLP, một hãng luật quốc tế.

Tuyên bố mở đầu: Quốc hội có hứng thú với tiền điện tử

Phiên điều trần mang tên “Tiền điện tử: Giám sát những lớp tài sản mới trong thời đại kỹ thuật số” được chủ trì bởi Chủ tịch uỷ ban là ông Michael Conaway, hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà đến từ bang Texas. Trước khi sự kiện này diễn ra, ông đã cho đăng tải dòng thông báo như sau:

“Mục đích của phiên điều trần là để làm sáng tỏ về những tiềm năng của tài sản kỹ thuật số và những khó khăn về pháp lý đối mặt với lớp tài sản này. Uỷ ban của chúng tôi có hứng thú sâu rộng trong việc thúc đẩy một thị trường mạnh mẽ cho hàng hoá đủ loại, kể cả những dạng xuất hiện thông qua những công nghệ mới.”

Chính vì vậy, ông Conaway đã bắt đầu cuộc họp với một thái độ cởi mở ngay từ đầu, lí giải vì sao Uỷ ban Nông nghiệp của Hạ viện lại tỏ vẻ quan tâm đển chủ đề trên:

“Chúng tôi có lợi ích gắn liền với việc tạo hình và xây dựng định nghĩa về thế nào là một loại chứng khoán, bởi vì nó ảnh hướng trực tiếp đến định nghĩa về thế nào là hàng hoá.”

Dưới đây là một số điểm nhấn và ý kiến chính rút ra từ phiên điều trần.

1. Tình trạng pháp lý của tài sản điện tử có thể sẽ linh hoạt

Cả Gensler và Fairfield đều đã đưa ra nhận định của mình về câu hỏi mà vẫn luôn làm giới chức Mỹ “vò đầu bứt tai”: thế nào là một Bitcoin? Hiện tại, mỗi một cơ quan giám sát tài chính của Mỹ thì lại có cách phân loại khác nhau: SEC thì gọi chúng là “chứng khoán”, trong khi CFTC thì xem chúng như là “hàng hoá”.

Giờ thì các nhân chứng tại phiên điều trần đề xuất rằng trạng thái pháp lý của một token kỹ thuật số nên được giữ linh hoạt: khi nó đang được quảng bá trong giai đoạn “trước hoạt động” – như là trong một đợt ICO – thì hoạt động phát hành nó nên được xem như là một khoản đầu tư và phải là chứng khoán, thuộc về thẩm quyền quản lý của SEC.

Sau đó, khi token tiền số bắt đầu thực hiện công dụng của mình trong một mạng lưới phi tập trung thì nó sẽ trở thành hàng hoá, và sẽ đến lượt CFTC nhảy vào quản lý. Điều này sẽ giúp giải quyết vướng mắc mà một đồng tiền điện tử tên Ethereum đang bị dính vào. Hồi đầu năm nay, xuất hiện tin đồn là Ethereum đang bị xem xét phân loại là chứng khoán. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì đợt ICO chào bán đồng tiền này theo đó cũng sẽ bị coi là phát hành chứng khoán chưa qua đăng kiểm, và sẽ khiến loại tài sản này bị lâm nguy thực sự – viễn cảnh mà ông Gensler cho rằng sẽ đẩy phân khúc tiền điện tử vào chỗ hoảng loạn thật sự.

  • Chi tiết: “Người nói đúng, kẻ bảo sai” – Rốt cuộc thì Ethereum có phải là chứng khoán hay không?

Vị cựu chủ tịch CFTC cho rằng tình hình lúc này của thị trường giao dịch tiền mặt – tiền điện tử chẳng khác gì “miền Tây hoang dã” cả, và CFTC sẽ phải cần thêm cả quyền lực lẫn nguồn lực để có thể xử lý thách thức này một cách hiệu quả nhất. SEC, về phần mình, sẽ phải mất thêm 2 đến 4 năm để giải quyết “hàng nghìn” các dự án chưa đăng ký khác trong phân khúc ICO.

Fairfield cũng chia sẻ góc nhìn tương tự, cho rằng “Bài kiểm tra Howey” – phương thức luôn được SEC sử dụng trong suốt 70 năm qua để đánh giá đâu là chứng khoán – nên bị bãi bỏ:

“Liệu các token có nên bị soi xét theo như bài kiểm tra Howey? Tôi tin rằng chúng ta nên vượt ra ngoài các khuôn khổ hiện tại để đánh giá cái lợi và hại mà công nghệ này mang lại. Hãy xem cách mà các cộng đồng đang sử dụng nó, rồi hẵng đưa ra các biện pháp quản lý.”

Luật sư Lowell Ness đóng góp thông qua việc cho rằng các phân loại chứng khoán quá mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phân khúc tiền điện tử, vốn đã phát triển để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi giá trị “ở tốc độ hoạt động của phần mềm”.

2. “Bitcoin là người bạn tốt nhất của các cơ quan hành pháp”

Khi các thành viên trong Uỷ ban Hạ viện lên tiếng bày tỏ các nghi ngại xung quanh việc tiền kỹ thuật số được sử dụng trong các hành vi phi pháp, Scott Kupor đến từ Andreessen Horowitz cho rằng “Bitcoin mới chính là người bạn tốt nhất của các cơ quan hành pháp”, bởi các giao dịch ẩn danh vẫn có thể bị truy dấu nhờ các công cụ phân tích dữ liệu trên Blockchain – nền tảng sổ cái nổi tiếng vì sự minh bạch của mình.

“Bitcoin thật ra là công cụ tồi tệ nhất để dùng trong rửa tiền, bởi mọi giao dịch đều bị đăng kiểm và ghi lại.”

Tương tự, ông Ness nhấn mạnh thêm là “bọn hacker người Nga kia bị lùng ra cũng chỉ vì chúng đã dùng Bitcoin” – ám chỉ đến sự kiện đang gây xôn xao nước Mỹ suốt cả tuần qua khi 12 tin tặc Nga bị cáo buộc là có can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

3. Lợi ích tuyệt vời của Blockchain không phải là không được để ý đến, nhưng công nghệ này vẫn cần trưởng thành hơn

Fairfield cho rằng “giá trị tiềm năng của công nghệ Blockchain là rất đáng cân nhắc”, đồng thời chỉ ra một số ví dụ tiêu biểu của nó trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm lên chiến lược doanh nghiệp, xúc tiến thanh toán quốc tế tức thời, kỹ thuật số hoá chứng khoán, bảo vệ giao dịch và đảm bảo tính minh bạch trong một hệ thống bỏ phiếu để tránh xảy ra một bê bối tương tự như ở Mỹ.

Về phần mình, Amber Baldet, cựu lãnh đạo Trung tâm Blockchain của JPMorgan Chase, cũng chia sẻ về công nghệ trên, cho dù lưu ý là Blockchain vẫn chưa đủ hoàn thiện để có thể trở thành “giải pháp cuối cùng” cho mọi vấn đề, kể cả hoạt động bầu cử:

“Khi bàn đến bỏ phiếu điện tử, ta cần phải cực kỳ cẩn trọng, vì ta vẫn chưa sẵn sàng để giải quyết vấn đề phối hợp các công nghệ máy tính phức tạp lại với nhau.”

4. Phi tập trung không phải là trở ngại nghiêm trọng để được chấp nhận rộng rãi

Phiên điều trần còn thảo luận đến bất cập “phi tập trung”, một khía cạnh mà thường được cho là khó thích nghi với sự tiếp nhận rộng rãi và công tác quản lý. Dù vậy, các chuyên gia đã chỉ ra rằng thật sự chẳng có gì chắn bước quá trình này cả. Gensler thậm chí còn gọi đây là “sự trớ trêu của tạo hoá” khi công nghệ nền tảng thì phi tập trung, nhưng bản thân ngành công nghiệp tiền điện tử thì giờ lại đang bị chi phối hoá bởi một vài “ông lớn”, đương cử như là các sàn giao dịch như Coinbase.

Chia sẻ cùng quan điểm, Gorfine đến từ LabCFTC cho biết tuy công nghệ tiền số cho phép giao dịch đồng cấp (peer-to-peer), thế nhưng bây giờ “đa phần các hoạt động lại diễn ra trên một dạng nền tảng trung gian mới mà bạn vẫn có thể áp đặt các quy định AML (phòng chống rửa tiền) và KYC (thu thập thông tin khách hàng).”

Chủ tịch Conaway tổng hợp lại các ý kiến trên như sau:

“Vậy miễn là bọn tội phạm ngu ngốc tiếp tục sử dụng Bitcoin, thì điều đó sẽ có lợi cho ta.”

5. Phải chủ động tiếp thu kinh nghiệm từ quốc tế

Amber Baldet cho rằng thị trường Mỹ lúc này đa phần vẫn chưa được quản lý nên không chịu nhìn nhận các tiến triển mà nhiều quốc gia khác lúc này đã đạt được với công nghệ Blockchain. Cô đã nêu lên ví dụ về “đảo quốc Blockchain” Malta hay Thuỵ Sĩ với “Thung lũng tiền số” của họ như là các lập luận tiêu biểu cho quá trình tiếp nhận, cộng với một số nước ít được biết đến hơn như là Afghanistan – nơi mà Roya Mahboob, đồng sáng lập kiêm CEO của Digital Citizen Fund, đã triển khai thành công một chương trình giáo dục thu hút sự tham gia của hơn 9.000 phụ nữ và trẻ em gái.

6. Không phải là không có chỗ cho các nghi ngờ

Hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà Collin Peterson có vẻ là người ít bị thuyết phục bởi tiền điện tử nhất trong số những người có mặt trong khán phòng ngày hôm ấy. “Vậy họ cứ đang in thêm tiền ra từ chỗ hư không à?”, ông lên tiếng.

Ông Peterson tiếp đến so sánh phân khúc tiền kỹ thuật số với một “âm mưu lừa đảo Ponzi”, và hỏi liệu thứ gì đang “chống lưng” cho giá trị của Bitcoin. Cựu chủ tịch CFTC Gary Gensler trả lời:

“Thật ra thì cũng chẳng có gì bảo đảm giá trị cho vàng cả … thứ đằng sau đó chỉ là một quan niệm văn hoá, bởi cả nghìn năm qua chúng ta vẫn luôn tôn thờ vàng … Chúng ta xem nó như là một vật lưu trữ giá trị, vậy nên Bitcoin là hình thái hiện đại của vàng thời kỹ thuật số. Nó là một khái niệm xã hội mới.”

7. Ủng hộ việc phải có quy định, nhưng đừng quá “vội vội vàng vàng”

Tuy bầu không khí của phiên điều trần nhìn chung đều cho rằng các quy định tích cực sẽ giúp lĩnh vực này phát triển hơn nữa, thế nhưng Gorfine khuyến cáo chính phủ không nên ra những quyết định mà không suy xét kỹ:

“Tuy có người sẽ mong muốn ngay lập tức phải thiết lập các ranh giới phân định rõ ràng, song thực tế là các tuyên bố quản lý vội vàng nhiều khả năng sẽ không đánh vào đúng mục tiêu, sẽ có các ảnh hưởng phụ, hoặc tệ hơn là thất bại trong việc tạo ảnh hưởng lên quá trình tạo lập các mô hình và sản phẩm mới.”

Phiên điều trần của Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện: không suôn sẻ như ở trên

Trong khi đó, phiên điều trần diễn ra ít lâu sau cuộc họp nêu trên có vẻ như đã không mang lại kết quả khả quan lắm cho ngành công nghiệp tiền số, khi đích thân Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho rằng tiền điện tử gây “nguy hiểm cho nhà đầu tư”.

Tiếp đến, nghị sĩ Brad Sherman (người từng gọi tiền điện tử là “thứ vớ vẩn”) còn đi xa đến mức đề xuất “nghiêm cấm công dân Mỹ mua bán và khai thác tiền điện tử”.

Đồng thời, Alex Pollock, quản lý cấp cao tại R Street Institute, “mạnh miệng” cho rằng “tạo nên đồng tiền điện tử phát hành bởi ngân hàng trung ương là ý tưởng tài chính tồi tệ nhất mọi thời đại”.

Chủ tịch Fed: Tiền điện tử không phải “tiền tệ” thực thụ, chỉ là công cụ “lý tưởng” để rửa tiền – Coin68 – Tin tức bitcoin, blockchain, tiền điện tử mỗi ngày

Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vừa có những lời lẽ chỉ trích tiền điện tử thậm tệ trong lần xuất hiện trước Quốc hội Mỹ.

Theo CoinTelegraph

-22/07/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68