logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Trung Quốc giới thiệu whitepaper e-CNY với khả năng tích hợp hợp đồng thông minh

-16/07/2021

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) lần đầu tiên công bố bản whitepaper của CBDC (còn gọi là e-CNY) của quốc gia này. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chính thức áp dụng e-CNY trên diện rộng. 

Trung Quốc giới thiệu whitepaper e-CNY với khả năng tích hợp hợp đồng thông minh

PBoC phát hành whitepaper cho e-CNY

Vào ngày 16/07, PBoC đã thông báo ra mắt whitepaper chính thức cho dự án đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, hay còn được gọi là e-CNY. Trong đó, điểm đáng chú ý là đồng CBDC này được thiết kế để có thể lập trình tương thích với các tính năng của hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, PBoC vẫn chưa đặt ra bất kỳ lộ trình hoặc thời gian cụ thể nào về việc chính thức ra mắt. 

Whitepaper này giải thích rằng nền tảng, tính năng và tiến trình của sáng kiến ​​e-CNY đã được PBoC bắt đầu vào năm 2014. Theo bài báo, một phần của bối cảnh lớn hơn đã thúc đẩy Trung Quốc nghiên cứu và phát triển e-CNY là sự xuất hiện của tiền điện tử và những rủi ro và thách thức mà chúng mang lại cho hệ thống tài chính hiện tại.

“Nhờ vào việc áp dụng công nghệ blockchain và mã hoá, các loại tiền mã hoá như Bitcoin được tuyên bố là phi tập trung và hoàn toàn ẩn danh. Tuy nhiên, do thiếu giá trị nội tại, biến động giá nghiêm trọng, hiệu quả giao dịch thấp và mức tiêu thụ năng lượng lớn, chúng khó có thể đóng vai trò là tiền tệ được sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, tiền mã hoá chủ yếu được xem là công cụ đầu cơ. Do đó, nó tiềm ẩn rủi ro đối với an ninh tài chính và ổn định xã hội” – PBoC viết trong whitepaper.

Không chỉ Bitcoin mà những đồng stablecoin cũng được PBoC “điểm mặt gọi tên” trong bản whitepaper của mình. Cụ thể có một trích đoạn như sau:

“Để giải quyết mối lo ngại về biến động giá tương đối lớn của tiền mã hoá, một số tổ chức thương mại đã tung ra cái gọi là ‘stablecoin’ và cố gắng ổn định giá trị của chúng bằng cách gắn chúng với tiền tệ có chủ quyền hoặc các tài sản liên quan. Một số tổ chức thương mại thậm chí còn có kế hoạch tung ra các stablecoin toàn cầu. Điều này sẽ mang lại rủi ro và thách thức cho hệ thống tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán và bù trừ, chính sách tiền tệ, quản lý dòng vốn xuyên biên giới…” 

Hỗ trợ hợp đồng thông minh

Trong phần trình bày về đặc điểm thiết kế của e-CNY, PBoC xác nhận rằng một trong bảy tính năng chính của đồng CBDC này là khả năng lập trình hợp đồng thông minh. Đây cũng là lần đầu tiên mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chính thức làm rõ rằng sẽ có khả năng lập trình được tích hợp vào e-CNY.

“E-CNY có được khả năng lập trình từ việc triển khai các hợp đồng thông minh mà không làm ảnh hưởng đến chức năng tiền tệ của nó. Dưới cơ sở bảo mật và tuân thủ, tính năng này cho phép tự thực hiện các khoản thanh toán theo các điều kiện hoặc điều khoản được xác định trước được thỏa thuận giữa hai bên, để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh đổi mới mô hình.” – PBoC mô tả về đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số trong whitepaper.

Thế nhưng, xét theo một mức độ nào đó thì đoạn mô tả này lại mâu thuẫn với những giá các quan chức PBoC đã nói vào năm 2018 và 2019. Theo Mu Changchun, người đứng đầu phòng nghiên cứu tiền kỹ thuật số của PBoC và Fan Yifei, phó thống đốc PBoC, đã bày tỏ quan điểm trái ngược về ưu điểm “khả năng lập trình” của e-CNY. 

Họ cho biết rằng việc e-CNY có thể thêm vào các hợp đồng thông minh sẽ giúp nó thực hiện tốt hơn vai trò của mình như một loại tiền tệ. Thế nhưng, đối với các hợp đồng thông minh ngoài vai trò như một loại tiền tệ, chúng có thể phá hoại đồng CBDC này bằng cách thêm những chức năng xã hội hoặc quản trị.

Trên thực tế, thử nghiệm e-CNY mới nhất trong một số mục đích cụ thể đã được tiến hành tại Thành Đô, Trung Quốc. Trong lần thử nghiệm này, e-CNY được lập trình chỉ để thanh toán vé tàu điện ngầm, xe buýt và các dịch vụ chia sẻ xe đạp.

Khối lượng thanh toán giao dịch của e-CNY vượt mức 5 tỷ USD

Ngoài ra, PBoC cũng chia sẻ thêm trong whitepaper các số liệu liên quan đến giao dịch của e-CNY. Tính đến hết ngày 30/06/2021, e-CNY ghi nhận con số 70,75 triệu giao dịch với tổng giá trị là 34,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 5,3 tỷ USD). Những giao dịch này được thực hiện thông qua hơn 20 triệu ví điện tử cá nhân và 3,5 triệu ví doanh nghiệp.

Đồng thời, Ngân hàng Trung ương cũng cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc thử nghiệm được lên kế hoạch dành cho Thế vận hội Mùa Đông 2022 diễn ra tại Bắc Kinh.

Một số hạng mục như xe tải không người lái, máy bán hàng tự phục vụ, siêu thị không người, găng tay thanh toán, huy hiệu thanh toán, quần áo thanh toán Thế vận hội mùa đông và một số thiết bị đeo khác sẽ được triển khai tại sự kiện thể thao toàn cầu sắp tới.

Những cuộc thử nghiệm đối với e-CNY đã được bắt đầu hơn một năm trước. Ban đầu, nó chỉ giới hạn trong 4 thành phố là Thành Đô; Thâm Quyến; Tô Châu và Tây An. Thoạt đầu, cũng chỉ có 4 đơn vị này mới có quyền truy cập vào bản thảo của whitepaper. 

Sau đó, họ tiếp cận đến công chúng thông qua chương trình thanh toán xổ số tại 4 thành phố trên. Tiếp theo, chương trình được mở rộng đến nhiều thành phố khác, bao gồm Thượng HảiBắc Kinh.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-16/07/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68