logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Trend DeFi HOT NHẤT trong năm 2020 – Nhìn lại cùng Coin68

-14/01/2021

Vậy là 1 năm đầy cảm xúc với thị trường crypto đã sắp khép lại, DeFi chính là từ khóa nổi bật nhất khi nhắc về tiền điện tử năm 2020. Trong bài viết này, mình sẽ điểm lại các trend DeFi chính trong năm 2020.

Trend DeFi IDO – Initial Dex Offering

Mặc dù Binance DEX là một trong những sàn giao dịch tiên phong trong việc đưa các token mới lên sàn giao dịch phi tập trung, tuy nhiên vì bị kiểm soát bởi Binance, nên việc niêm yết các token mới lên DEX cũng không phải dễ dàng gì. Thị trường chỉ được thực sự mở ra khi Uniswap áp dụng Automate Market Maker để tạo ra một sàn giao dịch thực sự phi tập trung. Đây cũng là lúc rất nhiều các token mới được tiếp cận rộng rãi với nhà đầu tư, khiến Uniswap được coi là mỏ vàng để săn hidden gem.

Trend DeFi Liquidity Mining – Khai thác thanh khoản

Một trong những thử nghiệm về tài chính mở thành công nhất của Ethereum, tạo tiền đề cho các trend defi khác sau này. Việc đóng góp thanh khoản cho các cặp giao dịch trên các sàn phi tập trung AMM xuất hiện đồng thời với sự ra đời của các DEX AMM, tuy nhiên ở thời gian đầu, lợi nhuận thu về từ phí giao dịch trên các DEX không đủ bù đắp rủi ro về tổn thất tạm thời (Impermanent Loss – IL) nên các nhà cung cấp thanh khoản cũng không mặn mà lắm. Phải mãi đến khi các nền tảng xây dựng hệ thống incentive token thì các nhà đầu tư mới chú ý hơn đến loại hình đầu tư này.

Dự án tiêu biểu: UNI, SUSHI, YAM, BAL, CRV

Trend DeFi Yield Farming – Canh tác lợi tức

yield farming canh tác lợi tức

Khi các nền tảng Lending phi tập trung như Compound, Aave,… áp dụng cơ chế thưởng token cho những người trực tiếp tham gia sử dụng nền tảng của họ, cũng là lúc tạo thêm ra các chiến lược tối ưu hóa lợi tức phức tạp hơn, thay vì chỉ lựa chọn nền tảng có % interest cao nhất như trước. Bởi vì lúc này, chỉ với 1 tài sản duy nhất, người dùng có thể sử dụng nó xuyên suốt trong hệ sinh thái DeFi để tạo ra các vòng lặp vay – cho vay – khai thác thanh khoản, tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với chỉ một thao tác cho vay đơn thuần.

Chính vì độ phức tạp trong chiến lược, cũng như khoản phí giao dịch phải trả cho mỗi hành động là rất tốn kém nếu sử dụng vốn thấp, một số dự án Yield Farming đã ra đời – hoạt động giống như những Hợp tác xã, nơi các nhà đầu tư cùng góp vốn, quản trị dự án và nhận lợi tức khi nắm giữ các token quản trị.

Dự án tiêu biểu: YFI, VALUE, HARVEST, PICKLE

Rebase

Trend Defi Rebase

Các dự án sử dụng Rebase dựa trên nguyên lý điều chỉnh tổng cung để cân bằng giá. Mỗi dự án sẽ phát hành 1 token được xác định giá chốt (có thể là 1$ trong trường hợp của AMPL, có thể là theo một chỉ số ví dụ như tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử như BASE…)

Khi giá của token dưới dưới giá chốt thì một lượng token sẽ bị đốt bớt ngay cả khi nó được giữ ở trong ví của người dùng, và ngược lại khi giá cao hơn giá chốt thì token sẽ “đẻ” thêm ra để tạo áp lực hạ giá.

Thực chất nếu thị trường không quá biến động thì lượng tài sản của người dùng không thay đổi. Với những người không nắm được cơ chế rebase hay các quy tắc rebase của từng dự án sẽ phát hoảng khi thấy lượng token của mình cứ giảm dần mà không hiểu lý do tại sao. Tuy nhiên các dự rebase vẫn tạo được trend trong một khoảng thời gian đáng kể vì với cơ chế như vậy, biến động giá thường rất kinh khủng khi sát giờ rebase – là cơ hội dành cho những người đầu cơ nắm được luật chơi.

Các dự án tiêu biểu: AMPL, BASE

Self-distribute token – Các token tự phân phối

Trend Defi self distribute token

Trong bối cảnh farming – staking token để nhận thưởng trở nên đắt đỏ vì phí GAS tăng cao. Flow Protocol là giao thức đầu tiên sử dụng smart contract self-distribute token cho token của họ. Với mỗi giao dịch, ngoài phí giao dịch trả cho mạng Ethereum, sẽ có 1 lượng token được burn vĩnh viễn và một phần khác được phân phối cho tất cả những holder.

Đây là 1 cơ chế khá hay khuyến khích những nhà đầu tư nắm giữ dài hạn – vì càng giữ lâu thì càng được nhiều token khi có nhiều giao dịch diễn ra ( giống như được hưởng fee giao dịch nhưng không cần phải stake hay cung cấp thanh khoản.) , hơn nữa tổng cung càng ngày càng giảm. Tuy nhiên điểm thiếu sót của nó là những token này vẫn chưa có giá trị sử dụng nào khác ngoài mục đích đầu cơ.  Hơn nữa với fee giao dịch từ 1% cho đến 10% tùy dự án thì việc sử dụng nó như một đồng tiền thanh toán cũng không có triển vọng.

Các dự án tiêu biểu: RFI, PROPHET

Seigniorage Token

trend defi seigniorage-token

Seigniorage là một mô hình kinh tế ở tài chính truyền thống. Tuy nhiên hãy bỏ qua những khái niệm học thuật, có thể mô tả Seigniorage là một mô hình tạo ra để cân bằng giá cho 1 token chính so với giá chốt (tạm gọi là cash) dựa trên 2 token phụ khác ( là share và bond).

Khi giá token cash cao hơn giá chốt  thì những người giữ share sẽ được nhận thêm cash để tạo ra áp lực giảm giá.

Khi giá token cash thấp hơn giá chốt thì những người giữ cash được khuyến khích đổi cash lấy bond với giá chiết khấu, và có thể dùng bond đổi lại cash với tỉ lệ 1:1 nếu giá cash trở về mức giá chốt hoặc cao hơn. Từ đó tạo ra áp lực mua với cash.

Cho đến thời điểm hiện tại, các dự án Seigniorage token vẫn chỉ là các sản phẩm đầu cơ. Vẫn còn sớm để kết luận liệu mô hình này có thành công về lâu dài hay không vì những nhà phát triển ra mắt nhiều các dự án dạng này hơn nữa, mỗi dự án ra đời sau thì lại được bổ sung các tinh chỉnh để khắc phục các khuyết điểm từ các dự án trước.

Các dự án tiêu biểu: ESD, BAC, BSD, MIC, FRAX

Trend DeFi nào sẽ lên ngôi trong năm 2021?

Nếu nhìn vào các trending bên trên, chúng nhận thấy chúng đều có 1 điểm chung, đó là Fair – Sự công bằng. Yếu tố công bằng thể hiện ở việc quyền kiểm soát và sự thành công của các dự án – phụ thuộc vào hành động của số đông người tham gia chứ không phải là số ít cá mập.

Các dự án thành công khi chấp nhận loại bỏ vị thế tốt của các nhà đầu tư tổ chức. Các dự án cố tình thêm vai trò hoặc gia tăng lợi ích cho nhóm nhỏ đều thất bại.

Các ứng dụng DeFi thay đổi rất nhanh chóng. Việc dự đoán những xu hướng có thể là thừa thãi,tuy nhiên mình cũng xin đưa ra 1 dự đoán của riêng mình.  Trong năm 2021, các dự án ứng dụng những mô hình ở hệ thống tài chính cũ sẽ trở thành xu hướng, ví dụ: bảo hiểm tài chính (hiện đang được đánh giá là trend), trái phiếu, CDO, CLO. DeFi 2021 sẽ thu hút được dòng tiền lớn hơn từ dân tài chính, cũng đồng nghĩa với việc cuộc chơi sẽ thêm phần khốc liệt hơn khi có sự tham gia của những tay chơi chuyên nghiệp.

Join group Coin68 để cập nhật và hiểu về những trend DeFi mới nhất.

-14/01/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68