logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Tranh cãi Ripple: FinCEN trong quá khứ từng gắn mác XRP là “tiền tệ”, không phải “chứng khoán”

-18/06/2018
Tranh cãi Ripple: FinCEN đã từng gắn mác XRP là "tiền tệ", không phải "chứng khoán"
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày.

Cơ quan liên bang thực thi luật lệ chứng khoán của Mỹ (SEC) đã quyết định rằng Bitcoin và Ethereum không phải là chứng khoán nhưng cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra gay gắt với Ripple – đồng tiền điện tử có vốn hóa lớn thứ 3 thị trường. Một số nguồn tin cho rằng FinCEN của Hoa Kỳ đã từng công nhận Ripple là một tiền tệ, và nếu đúng là như vậy thì SEC cũng sẽ phải đồng ý với quyết định ấy.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) nói rõ rằng Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) không phải là chứng khoán vào đầu tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, Ripple (XRP) là gì thì vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn – liệu Ripple (XRP) là ‘tiền tệ’ hay là ‘chứng khoán’?

  • Chi tiết: Giám đốc SEC: Bitcoin và Ether không phải là chứng khoán

Một số tin rằng Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính Hoa Kỳ (FinCEN) – một cơ quan chức năng trực thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ – hồi năm 2015 đã có văn bản pháp lý định nghĩa đồng XRP do Ripple phát là một đơn vị tiền tệ thứ thiệt – quyết định mà cũng không thể bị SEC đảo ngược. Một người dùng Twitter với tên tài khoản là Richard Holland (@codetsunami) nói:

“FinCEN trước đây đã từng ký một thoả thuận với Ripple Inc., cho phép công ty này tiếp tục các đợt bán XRP. Nếu XRP giờ đây bị xem là chứng khoán chưa đăng ký thì FinCEN sẽ phải đứng ra giải thích vì sao mình lại cho phép chào bán chứng khoán trái phép như vậy. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra bởi XRP không phải là chứng khoán.”

 

Trong một hành động thực thi dân sự năm 2015 bởi FinCEN, Ripple Labs bị cáo buộc vi phạm Đạo luật bảo mật ngân hàng (BSA) vì hoạt động như một doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ (MSB) nhưng lại bán XRP mà không đăng ký với FinCEN. Ripple cũng không thực hiện đầy đủ một chương trình chống rửa tiền (AML).
Một thỏa thuận được ‘dàn xếp’ đã được giải quyết ngay sau đó, Ripple đã bị phạt $450,000 USD và các ‘tội trạng’ của Ripple cũng được ‘xí xóa’. Quan trọng đối với cuộc tranh luận thì giao dịch của XRP đã được cho phép:

Thông qua MSB đã được đăng ký: để triển khai và duy trì hiệu quả chương trình AML hiệu quả thì cần phải tuân thủ Quy tắc chuyển tiền là thực hiện luật ba năm kiểm tra lại (three-year lookback rule) để có thể kiểm soát các giao dịch đáng ngờ và yêu cầu các công ty giữ lại các kiểm toán viên ngoài công ty để xem xét việc tuân thủ BSA của họ cứ hai năm một lần cho đến năm 2020.

Tranh cãi Ripple: FinCEN đã từng gắn mác XRP là "tiền tệ", không phải "chứng khoán"
Cơ sở pháp lý có được từ quyết định FinCEN công nhận XRP là tiền tệ hồi năm 2015 có là đủ để giúp đồng tiền này tránh bị SEC liệt vào chứng khoán chưa qua đăng ký?

Ripple Labs cũng được yêu cầu phải cải tiến Giao thức Ripple để có thể kiểm soát các giao dịch trong tương lai. Luật sư Mỹ, Melinda Haag, nói rằng cô hy vọng Ripple thiết lập một “tiêu chuẩn công nghiệp” trong lĩnh vực tiền tệ kỹ thuật số.
Holland tiếp tục chia sẻ một phần đầu và cả phần cuối từ quyết định của FinCEN, anh ta tin rằng đó là điểm quan trọng nhất:

“Đây là các điểm được thống nhất trong thoả thuận mà FinCEN đồng ý rằng XRP là tiền tệ và không phải chứng khoán. Cuộc tranh luận đến đây là chấm dứt.”

 

Mặc dù không phải là một chuyên gia về luật pháp của Hoa Kỳ và cũng chả liên quan gì nhưng trong cộng đồng Twitter thì Holland là một người có sức ảnh hưởng và cũng là người tạo ra một ví XRP mã nguồn mở. Holland nói rằng:

Những điều khoản trên đã ràng buộc Chính phủ liên bang của Mỹ phải công nhận XRP là một loại tiền tệ cùng với các sự kiện như đã thỏa thuận từ trước. Không có một cái gì vừa có thể là tiền và vừa là chứng khoán được cả. Đối tượng pháp lý của cơ quan không ảnh hưởng đến khả năng ràng buộc chính phủ.

Không phải tất cả mọi người trong cộng đồng tiền điện tử đều đồng ý với việc FinCEN đã ‘nhu nhược’ cho XRP nhưng điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy cuộc tranh luận và không ai có thể phủ nhận đó là một yếu tố quan trọng trong luật và quy định.
Ripple Labs đã nỗ lực hết sức có thể để ‘nắn’ XRP thành tiền tệ kỹ thuật số chứ không phải chứng khoán. Brad Garlinghouse – Giám đốc điều hành Ripple đã nói với CNBC:

“XRP có phải là chứng khoán hay chăng thì không được quyết định bởi một vụ kiện cáo. Chỉ SEC mới có quyền định đoạt việc này. Tôi nghĩ rằng rất rõ ràng rằng XRP không phải là chứng khoán. Nó tồn tại độc lập với công ty. Nếu công ty đóng cửa vào ngày mai thì XRP sẽ tiếp tục tồn tại.”

 

Cory Johnson – Chiến lược gia thị trường của Ripple, đã tuyên bố Ripple hoàn toàn “không phải là chứng khoán” và Ripple cũng không đủ các tiêu chuẩn để thành một chứng khoán dựa trên lịch sử của luật tòa án.

Theo Bitcoinist

Ripple (XRP) là gì?
Ripple là tên gọi chung của một loại tiền điện tử XRP và một hệ thống thanh toán tổng hợp theo thời gian thực ( real-time gross settlement systems -RTGS). Mục tiêu của Ripple là trở thành một mạng lưới thanh toán toàn cầu, một nền tảng cho phép khách hàng, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính giao dịch bằng bất kì loại tiền tệ nào sang các loại tiền tệ khác chỉ trong vài giây. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, nhằm loại bỏ việc sử dụng các hệ thống cũ hơn như Western Union hay SWIFT.
-18/06/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68