logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Top 10 Blockchain Interoperability nổi bật trong thị trường crypto

-03/06/2023

Blockchain Interoperability (khả năng tương tác của blockchain) được coi là xu hướng tương lai của ngành công nghiệp blockchain và thị trường tiền mã hóa. Chính vì vậy, có nhiều dự án đã tập trung phát triển sản phẩm của mình theo hướng có thể tương tác với nhiều blockchain khác nhau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Coin68 điểm qua 10 dự án Blockchain Interoperability nổi bật trên thị trường tiền mã hóa nhé!

Top 10 Blockchain Interoperability nổi bật trong thị trường crypto

Blockchain Interoperability là gì?

Blockchain Interoperability đề cập đến khả năng tương tác của một blockchain với các blockchain khác, cho phép chúng tự do trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng. Điều này giúp các blockchain có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, hạn chế sự cạnh tranh và hỗ trợ cùng nhau phát triển.

Blockchain Interoperability là gì

Blockchain Interoperability đem lại nhiều lợi ích cho ngành tiền mã hóa và thế giới thực, nó cho phép tài sản có thể dễ dàng trao đổi giữa các blockchain với nhau, giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng tiền mã hóa. Với việc các blockchain có thể tương tác và trao đổi dữ liệu với nhau, các ngành như luật, y tế hay các doanh nghiệp có thể trao đổi dữ liệu với nhau thông qua blockchain một cách riêng tư hoặc công khai tùy theo mục đích của mình.

Top 10 Blockchain Interoperability nổi bật

Polkadot (DOT)

Polkadot là một nền tảng blockchain sử dụng công nghệ multi-chain, không đồng nhất và có khả năng mở rộng. Điều này giúp các blockchain đơn lẻ kết nối với nhau để chia sẻ dữ liệu và tạo thành một mạng lưới phi tập trung. 

Polkadot

Cấu trúc của Polkadot gồm 4 phần, bao gồm: 

  • Relay Chain: Đóng vai trò là chuỗi chính của Polkadot, có vai trò đảm bảo tính đồng thuận cũng như kết chuỗi linh hoạt giữa các chuỗi trong mạng lưới.

  • Parachain: Là những chuỗi con thuộc mạng lưới chính của Polkadot, được kết nối liên tục với Relay Chain và đảm nhận vai trò tính toán của toàn bộ mạng lưới. Các dự án có thể xây dựng parachain của riêng mình trên Polkadot để tận dụng hiệu quả mạng cũng như khả năng tương tác nhằm phát triển sản phẩm của mình một cách nhanh chóng. 

  • Parathread: Là những chuỗi con tương tự như Parachain, nhưng chúng không liên tục kết nối với Relay Chain. Đây là một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí cho các dự án ít cần tương tác với các chuỗi khác.

  • Bridge: Là cầu nối giữa Polkadot với các blockchain khác. 

Router Protocol (ROUTE)

Router Protocol

Router Protocol là dự án cơ sở hạ tầng cross-chain liquidity được thiết kế để cung cấp cầu nối giữa các blockchain Layer 1 và Layer 2. Router được thành lập vào tháng 8 năm 2020 bởi Ramani Ramachandran, Shubham Singh, Chandan Choudhury và Priyeshu Garg, với mục tiêu là cho phép người dùng di chuyển tài sản từ blockchain sang blockchain khác một cách liền mạch và nhanh chóng với chi phí thấp nhất.

Một số điểm nổi bật của Router Protocol có thể kể đến như:

  • Optimal Price for token swaps: Router Protocol sử dụng thuật toán Pathfinder để tối ưu quá trình di chuyển tài sản giữa các blockchain.

  • Cross-chain Settlement Engine: Bằng cách chia nhỏ các giao dịch ra để xử lý, Router Protocol giúp việc di chuyển tài sản của người dùng diễn ra nhanh chóng và không bị gián đoạn.

  • Unified Gas Fees: Router Protocol sử dụng token ROUTE làm phí gas cho tất cả các giao dịch multi-chain.

  • Cross-chain Governance: Người dùng có thể tham gia quản trị Router Protocol trên nhiều chuỗi khác nhau.

Quant Network (QNT)

Quant Network

Quant Network là một nền tảng blockchain với mục tiêu giải quyết bài toán về tính tương tác giữa các blockchain bằng cách cung cấp một lớp bổ sung cho phép kết nối nhiều blockchain lại với nhau. Điều này tạo điều kiện cho việc xây dựng các ứng dụng đa chuỗi (mApp) có thể hoạt động trên nhiều blockchain khác nhau.

Điểm nổi bật của Quant Network đó chính là việc nó sử dụng công nghệ Overledger. Overledger là một hệ điều hành blockchain giúp loại bỏ những khó khăn trong việc tương tác và kết nối của nhiều blockchain với nhau, cho phép các phát triển mApp trên nhiều blockchain khác nhau. Cấu trúc của Overledger gồm có 4 lớp đó là:

  • Transaction Layer

  • Messaging Layer

  • Filtering & Ordering Layer

  • Application Layer

Cosmos (ATOM)

Cosmos

Cosmos là một blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận Tendermint. Mục tiêu của Cosmos là liên kết các blockchain đơn lẻ lại với nhau để tạo thành một mạng lưới gọi là “Internet of Blockchains”, nơi các blockchain có thể mở rộng và tương tác với nhau. 

Các thành phần chính của mạng lưới Cosmos bao gồm:

  • Tendermint Core: Đây là bộ công cụ chung được dùng để xây dựng các blockchain cho phép các nhà phát triển tập trung vào phát triển ứng dụng thay vì giao thức cơ bản phức tạp. 

  • Cosmos SDK: Là một framework giúp các nhà phát triển dễ dàng trong việc tạo blockchain riêng cho các dApp mà không cần phải code từng chức năng nhỏ lại từ đầu.

  • Inter-Blockchain Communication – IBC: IBC là một giao thức cho phép hai blockchain không đồng nhất chuyển tài sản hoặc dữ liệu cho nhau nhờ vào thuộc tính cuối cùng tức thì của sự đồng thuận Tendermint.

Chainge Finance (CHNG)

Chainge Protocol

Chainge Finance là một dự án cho phép người dùng được sở hữu toàn bộ quyền kiểm soát và quyền sử dụng tài sản của mình một cách độc lập. Chainge sử dụng công nghệ Fusion DCRM của Fusion Protocol, cho phép thực hiện các giao dịch multi-chain một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một số dịch vụ mà Chainge Finance cung cấp bao gồm:

  • Ví cross-chain

  • Cross-chain DEX, Futures DEX và Option DEX

  • Time Framing và Liquidity pool

  • Hợp đồng ký quỹ thông minh

Constellation Network (DAG)

Constellation Network

Constellation Network là một hệ thống cơ sở hạ tầng phi tập trung, kết hợp sự đồng thuận của Web3 và Layer0. Nó cho phép tạo ra một mạng lưới có khả năng tương tác độc lập với dữ liệu và có thể lưu trữ các loại dữ liệu phức tạp được người dùng xác định. Constellation cung cấp một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số phi tập trung và hoạt động như một lớp công chứng và kiểm toán toàn cầu cho tất cả thông tin và hoạt động kỹ thuật số.

Hypergraph (HGTP) là một sản phẩm của Constellation, là một mạng lưới phi tập trung miễn phí được sử dụng để xác minh giao dịch. Hypergraph cho phép một node có thể gửi một giao dịch đến nhiều node khác, và các node này sẽ truyền giao dịch đó cho toàn bộ mạng.

Ferrum Network (FRM)

Ferrum Network

Ferrum Network là một dự án blockchain tập trung vào cung cấp các ứng dụng tài chính trong thực tế và giao dịch người với người. Ferrum Network sử dụng công nghệ DAG để tăng tốc độ giao dịch tài chính trên mạng lưới đồng thời giảm thời gian học ngôn ngữ mới cho các nhà phát triển.

Morpheus Network (MNW)

Morpheus Network

Morpheus Network là dự án chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm trung gian cho blockchain với nhiều chức năng khác nhau. Nền tảng này tạo ra và tự động hóa các hợp đồng vận chuyển và tài liệu liên quan. Mọi chi tiết về hải quan và vận chuyển được ghi chép đầy đủ và tuân thủ các quy định quốc tế. Mục tiêu chính là tích hợp bất kỳ công nghệ blockchain nào khác vào các hợp đồng thông minh cụ thể.

Khác với các hệ thống thanh toán tiền mã hóa khác tập trung vào doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, Morpheus Network tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xuất nhập khẩu và thanh toán toàn cầu, hỗ trợ tiền tệ của hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Loom Network (LOOM)

Loom Network

Loom Network là một giải pháp Layer 2 của blockchain Ethereum được thành lập vào đầu năm 2018 có trụ sở hoạt động tại Bangkok, Thái Lan. Loom cung cấp khả năng tích hợp liền mạch với Bitcoin, Ethereum, Binance Chain, Tron và các blockchain khác, cho phép các dApp trên Loom có thể hoạt động cùng lúc trên nhiều blockchain khác khác nhau.

Basechain là mạng chính của Loom, sử dụng cơ chế đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS), giúp đem lại thông lượng cao cũng như khả năng tính toán nhanh chóng. 

Wanchain (WAN)

Wanchain

Wanchain là một public blockchain hỗ trợ phát triển các hợp đồng thông minh viết bằng Solidity và cung cấp các tính năng tương tự như Ethereum. Ngoài ra, Wanchain cũng có các tính năng đặc biệt như giao dịch riêng tư và Cross Chain. 

Wanchain được xem là một giải pháp cho việc tương tác giữa các blockchain, thúc đẩy hoạt động xuyên chuỗi thông qua các cầu nối phi tập trung trực tiếp. Các cầu nối của Wanchain cho phép chuyển đổi mượt mà các token và tài sản số giữa các blockchain khác nhau.

Tổng kết

Có thể nói Blockchain Interoperability chính là tương lai của ngành blockchain, mở ra nhiều cơ hội cho các blockchain cùng nhau hợp tác và phát triển. Thông qua bài viết này, Coin68 hy vọng bạn đọc đã hiểu được Blockchain Interoperability là gì và các dự án Blockchain Interoperability nổi bật trong thị trường tiền mã hóa.

Lưu ý: Mọi thông tin mà Coin68 cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư. Coin68 không chịu trách nhiệm cho mọi quyết định đầu tư của bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công.

-03/06/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68