logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Token hoá Carbon Credit - Mảnh ghép tiềm năng của RWA

-07/12/2023

Sự thúc đẩy toàn cầu về tính bền vững và chống biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự ra đời của nhiều giải pháp sáng tạo. Một trong những giải pháp đáng chú ý có liên quan tới thị trường cryptocurrency của chúng ta là token hoá carbon credit. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về carbon credit, token hoá carbon credit và những tiềm năng của nó.

Token hoá Carbon Credit - Mảnh ghép tiềm năng của RWA

Carbon credit là gì?

Carbon credit (hay tín chỉ carbon) là đơn vị đo lường biểu thị cho quy mô giảm thải hoặc hấp thụ lượng khí nhà kính (GHG) từ môi trường, đặc biệt là khí CO2. Mỗi carbon credit đại diện cho một tấn khí CO2.

Các tổ chức, doanh nghiệp hoặc quốc gia có thể mua carbon credit để bù đắp cho lượng khí nhà kính mà họ phát thải vào môi trường. Ngược lại, những dự án bảo vệ môi trường như tái tạo năng lượng, bảo vệ rừng có thể tạo ra carbon credit và bán chúng cho những đơn vị cần bù đắp.

Carbon credit xuất hiện như một phần quan trọng của nỗ lực toàn cầu để giảm biến đổi khí hậu và kiểm soát lượng khí thải nhà kính. Nó có nguồn gốc từ Nghị định thư Kyoto, một thỏa thuận quốc tế ký kết vào năm 1997 nhằm giảm phát thải của các nước phát triển.

Cách Carbon credit được tạo ra

Carbon credit thường được phát hành bởi các cơ quan quản lý hệ thống giao dịch hoặc các tổ chức chính phủ. Dưới đây là một số cơ quan quan trọng tham gia vào việc phát hành carbon credit:

  • UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change): Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu.

  • Gold Standard Foundation: tổ chức phi chính phủ quốc tế thực hiện chứng nhận các dự án giảm phát thải và phát triển sạch theo các tiêu chuẩn cao cấp.

  • Verified Carbon Standard (VCS): hệ thống chứng nhận carbon độc lập và phi chính phủ, xác thực các dự án giảm phát thải và tạo ra carbon credit theo tiêu chuẩn quốc tế.

  • Các cơ quan chính phủ mỗi quốc gia: nhiều quốc gia có thể thiết lập cơ quan riêng để giám sát và phát hành carbon credit cho các đơn vị thực hiện giảm phát thải hoặc bảo vệ môi trường.

Để một tín chỉ carbon được phát hành, nó thường trải qua nhiều bước phức tạp với sự tham gia của các bên liên quan.


Quy trình phát hành Carbon Credit. Nguồn: Climatepartner

Quy trình tạo lập và thu hồi tín chỉ carbon gồm các bước cơ bản như sau:

  1. Lập kế hoạch dự án: Ban đầu, các nhà phát triển sẽ lập kế hoạch và đánh giá dự án.

  2. Kiểm định: Trong giai đoạn này, các nhà kiểm định độc lập xem xét kế hoạch dự án và các thông tin liên quan. Các tổ chức kiểm định cần phải được chứng nhận và thông qua quá trình kiểm định và xác nhận của cơ quan tiêu chuẩn.

  3. Đăng ký: Sau khi kiểm định, dự án có thể được đăng ký với một tiêu chuẩn như Verified Carbon Standard hoặc Gold Standard.

  4. Theo dõi: Nhà phát triển dự án theo dõi và ghi chép dữ liệu về các hoạt động và tiến triển của dự án.

  5. Xác nhận: Cuối mỗi giai đoạn theo dõi, tổ chức kiểm tra và đánh giá và xác nhận về tính chính xác của các giá trị.

  6. Phát hành tín chỉ: Sau khi được xác nhận, lượng giảm phát khí thải có thể được phát hành dưới dạng carbon credit, đại diện cho lượng giảm khí thải thực tế đã xảy ra trong quãng thời gian trước đó.

  7. Lặp lại quá trình: Các bước theo dõi, kiểm định và phát hành carbon credit được lặp lại định kỳ, tạo thành một chu kỳ liên tục.

  8. Thu hồi: Khi một carbon credit đã được sử dụng, nó phải được thu hồi, điều này nhằm đảm bảo rằng mỗi giảm lượng khí thải xác nhận chỉ được sử dụng một lần.

Số lượng carbon credit được phát hành và thu hồi hàng năm. Nguồn: Climatefocus (07/12/2023)

Trong năm 2023, đã có khoảng 228 triệu carbon credit được phát hành và 129 triệu carbon credit được sử dụng.

Thị trường Carbon Credit

Thị trường carbon credit là nơi các tổ chức và cá nhân có thể mua và bán tín chỉ. Những tổ chức, quốc gia có lượng phát thải nhà kính lớn có thể mua carbon credit để bù đắp. Ngược lại các tổ chức bảo vệ môi trường có thể bán lượng carbon credit mà họ tạo ra được. Có hai thị trường carbon credit chính là thị trường tuân thủ và thị trường tự nguyện.

Compliance Market - Thị trường tuân thủ hay thị trường bắt buộc

Compliance Market là hệ thống thị trường carbon được vận hành bởi chính phủ để giám sát và kiểm soát lượng khí nhà kính thải ra từ các ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp nhận được một số lượng quyền phát thải, nếu vượt quá họ phải mua thêm carbon credit để đảm bảo tuân thủ các giới hạn quy định.

Voluntary Carbon Market - Thị trường tự nguyện

Voluntary Carbon Market là nơi tổ chức mua bán carbon credit một cách tự nguyện để giảm lượng khí thải nhà kính và hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường. Thị trường này không bị chính phủ kiểm soát.

Bên trên đây chúng ta đã nghiên cứu về carbon credit, cách nó được tạo ra cũng như vai trò của nó trong việc bảo vệ môi trường. Ở phần tiếp theo sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Token hoá carbon credit và tiềm năng của nó trong thị trường cryptocurrency.

Nhắc lại về Real World Asset (RWA)

Real World Asset (RWA) là các loại tài sàn đời thực được đưa lên blockchain thông qua hoạt động mã hóa chúng thành fungible token hoặc non-fungible token (NFT). Sau quá trình token hóa, các tài sản này được đưa vào lưu chuyển và sử dụng trong môi trường DeFi tương tự những tài sản on-chain khác.

RWA được chia thành 2 danh mục lớn là hữu hình và vô hình.



  • Bất động sản: Nhà cửa, đất đai, kho bãi…
  • Hàng hóa: Vàng, bạc, kim cương, đá quý, dầu mỏ, khoáng sản…
  • Đồ sưu tầm: Tranh ảnh, thẻ bài, cổ vật…
  • Tiền tệ: Loại RWA này chúng ta vẫn sử dụng lâu nay mà có thể chưa nhận ra, đó chính là tiền pháp định của các quốc gia. Ví dụ: USD (USDT, USDC)
  • Trái phiếu: Được phát hành bởi tổ chính phủ hoặc tư nhân
  • Chứng khoán: Các mã chứng khoán của doanh nghiệp
  • Tín chỉ: Bằng phát minh, sáng chế, chứng nhận, bản quyền tác giả…

Token hoá Carbon credit là gì?

Token hoá Carbon credit đề cập đến việc đưa các tín chỉ carbon từ đời thực lên on-chain thông qua mạng lưới blockchain. Các tín chỉ carbon sau khi token hoá này sẽ được đưa vào giao dịch trên các nền tảng DeFi như những token thông thường.

Quy trình token hoá carbon credit

Tương tự quy trình token hoá các tài sản đời thực khác, token hoá carbon credit cũng cần trải qua 2 bước là:

  • Off-chain Formalization

  • Information Bridging

Bạn có thể xem thêm về quy trình token hoá tài sản đời thực trong bài viết này: Real World Asset (RWA) - Game cuối của thị trường cryptocurrency.

Vòng đời của carbon credit tokenized. Nguồn: Toucan

Đối với các sản phẩm carbon credit việc token hoá thường được kiểm soát bởi các cơ quan phát hành tín chỉ carbon như đề cập trong phần đầu tiên. Các đơn vị này cũng đảm bảo rằng token được tiêu huỷ sau khi một đơn vị sử dụng số carbon credit đó.

Tiềm năng của token hóa tín dụng carbon

Theo Thỏa thuận chung Paris năm 2015, gần 200 quốc gia đã đặt ra mục tiêu là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2,0 độ C và lý tưởng nhất là chỉ tăng 1,5 độ C. Để đạt được mục tiêu này cần giảm 50% lượng khí nhà kính toàn cầu so với mức hiện tại vào năm 2030 và giảm xuống mức 0 vào năm 2050.

Theo đó, các công ty cần giảm lượng khí thải nhà kính của mình càng nhiều càng tốt, tuy nhiên, với một số công ty giảm lượng khí thải bằng cách thay đổi công nghệ có thể là một việc làm tốn kém. Bên cạnh đó, có một số ngành công nghiệp nhất định không thể loại bỏ hoàn toàn các nguồn phát thải khí nhà kính của mình.

Song song với việc cắt giảm lượng khí nhà kính tạo ra thì mua carbon credit là một cách để giải quyết vấn đề này. Trong khi tín chỉ carbon đã được sử dụng tại thị trường tuân thủ trong nhiều thập kỷ, những năm gần đây thị trường tự nguyện đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Theo công ty tư vấn toàn cầu McKinsey & Co., ước tính rằng nhu cầu carbon credit hàng năm trên toàn cầu có thể lên tới 1,5 - 2 tỷ tấn vào năm 2030 và lên tới 7-13 tỷ tấn vào năm 2050. Giá trị thị trường ước tính đạt 1,17 nghìn tỷ USD trong năm 2023 và khoảng 3 nghìn tỷ USD vào năm 2028.

Nhu cầu carbon credit tự nguyện toàn cầu. Nguồn: McKinsey & Company

Trong năm 2022, công ty xe điện Tesla của Elon Musk cũng đã kiếm được gần 1,8 tỷ USD từ việc bán carbon credit.

Doanh thu bán carbon credit của Tesla. Nguồn: Carboncredit

Cùng với sứ mệnh bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, carbon credit đang trở thành thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển nhanh chóng.

Việc đưa công nghệ blockchain vào thị trường carbon credit giúp nó được thừa hưởng nhiều tính chất tốt đẹp của công nghệ này. Như bạn đã biết blockchain giúp minh bạch hóa mọi thông tin, các dữ liệu về token carbon credit như giao dịch mua bán, người sở hữu, quá trình sử dụng sẽ được minh bạch hoá. Điều này cũng tạo thuận lợi cho những nhà theo dõi để đảm bảo rằng các tín chỉ carbon được sử dụng đúng cách.

Ngoài ra DeFi cũng giúp các doanh nghiệp xóa bỏ khoảng cách địa lý và các thủ tục phức tạp khi muốn mua hoặc sử dụng carbon credit. Từ đó tính thanh khoản của thị trường carbon cũng được cải thiện so với thông thường.

- Đọc thêm về Những lợi ích của Real World Asset mang lại

Tính thanh khoản được khơi thông, thị trường được mở rộng, các mô hình kinh tế mới được tạo ra, tất cả đều là chất xúc tác cho sự phát triển của ngành. Mà sự phát triển ngành carbon credit là công việc song hành với vấn đề bảo vệ môi trường. Hay nói các khác theo một nghĩa bắc cầu thì hoạt động token hoá carbon credit cũng chính là hoạt động bảo vệ môi trường.

Đến đây blockchain hoàn toàn có thể lý luận rằng nó cũng đang phần nào đó giúp bảo vệ môi trường chứ không phải là những hoạt động gây hại như các cáo buộc trước đây.

Nhìn chung trong tương lai những năm tới cùng với đà phát triển chung của thị trường cryptocurrency và mảnh ghép Real Worlds Asset, chúng ta sẽ được thấy thị trường carbon credit tokenized phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn.

Các dự án Carbon Credit Tokenization nổi bật

Dưới đây là danh sách các dự án blockchain nổi bật làm về mảng carbon credit.

Toucan Protocol

Toucan Protocol là dự án tập trung vào việc cung cấp giải pháp bền vững cho vấn đề về biến đổi đất và môi trường. Nền tảng này cung cấp các giải pháp giúp đơn giản hóa quá trình tạo và giao dịch carbon credit. Toucan Protocol cam kết thúc đẩy sự bền vững và tăng cường tính minh bạch trong quá trình giao dịch carbon credit, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Flowcarbon

Flowcarbon cung cấp các giải liên quan tới vấn đề chặt phá rừng và biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ blockchain, Flowcarbon tạo ra thị trường carbon credit tự nguyện, giàu tính thanh khoản và minh bạch. Từ đó giúp thu hút vốn tài trợ vào các dự án bảo tồn, tái lập rừng và khôi phục hệ sinh thái. Ngoài ra, Flowcarbon còn ủng hộ các dự án đổi mới như sạc xe điện, sản xuất biochar, và phân phối các thiết bị nấu ăn sạch tại các khu vực đang phát triển.

Nori

Nori là dự án với mục tiêu loại bỏ carbon dioxide từ không khí. Thông qua nền tảng của mình, Nori cho phép cá nhân, doanh nghiệp trực tiếp tài trợ vào các dự án loại bỏ carbon dioxide. Nori sử dụng blockchain để đảm bảo tính chính xác và khả năng lưu trữ vĩnh viễn của quá trình loại bỏ carbon, từ đó hỗ trợ những nỗ lực tích cực trong việc giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Moss

Moss tập trung vào các giải pháp hỗ trợ các dự án bảo vệ và phục hồi rừng, vùng ngập lụt, và các hệ sinh thái quan trọng khác. Bằng cách token hóa carbon credit, Moss tạo điều kiện cho việc khuyến khích các hành động hướng tới tính bền vững, góp phần tích cực vào việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

KlimaDAO

KlimaDAO là nền tảng giao dịch carbon credit được xây dựng từ những năm 2021 và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Dự án cung cấp một nền tảng cho phép cá nhân mua bán và giao dịch carbon credit thông qua token native của họ dựa trên blockchain Polygon.

Betacarbon

Betacarbon là nền tảng token hoá và giao dịch carbon credit đến từ Australia. Nó cũng cho phép các nhà đầu tư đầu tư trực tiếp vào các dự án tạo carbon credit để tìm kiếm lợi nhuận.

Regen Network

Regen Network là nền tảng được xây dựng trên Cosmos SDK giúp token hoá tín chỉ carbon. Regen cũng cung cấp một nền tảng giao dịch là Regen Marketplace giúp kết nối hoạt động mua bán.

Lời kết

Thị trường carbon credit nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung đều là xu hướng lớn trong tương lai. Token hoá carbon credit mang tới sự minh bạch và thuận tiện trong hoạt động mua bán, sử dụng từ đó mở ra nhiều ngữ cảnh và mô hình kinh tế mới. Đó là cũng là chất xúc tác cho sự phát triển chung của cả hai thị trường DeFi và carbon credit truyền thống.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có thêm góc nhìn về carbon credit, carbon credit tokenization và tiềm năng của nó.

Kudō

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
-07/12/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68