logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Tổ chức Đặc nhiệm Tài chính FATF: “Tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử phải chia sẻ dữ liệu người dùng”

-21/06/2019

Tổ chức Đặc nhiệm Tài chính (FATF), đơn vị chuyên chống nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố, vừa công bố quy định về quản lí các đồng tiền điện tử cho 37 nước thành viên.

Tổ chức đặc nhiệm tài chính FATF: "Tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử phải chia sẻ dữ liệu người dùng"
Tổ chức đặc nhiệm tài chính FATF: “Tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử phải chia sẻ dữ liệu người dùng”

Sàn giao dịch tiền điện tử sẽ phải nắm rõ và chuyển giao cho nhau thông tin khách hàng

Như đã đưa tin, tiêu chuẩn của tổ chức Đặc nhiệm Tài chính (FATF) vừa được công bố bao gồm nhiều yêu cầu gây tranh cãi rằng “các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP)”, bao gồm nhiều sàn giao dịch, phải chuyển giao thông tin khách hàng của họ cho phía sàn khác khi giao dịch diễn ra giữa các tổ chức này.

Đề xuất cuối cùng này đã hợp thức hóa một phần dự thảo của FATF trong tháng 2, cho biết các quốc gia cần phải đảm bảo rằng khi các sàn giao dịch tiền điện tử gửi tiền đi, thì chúng phải:

“…lấy được và nắm giữ thông tin tối thiểu và chính xác của người gửi và những thông tin tối thiểu của người nhận cũng như là chuyển giao thông tin đó cho tổ chức được thụ hưởng… nếu có. Hơn nữa, các quốc gia cần phải đảm bảo rằng các tổ chức hưởng lợi cần yêu cầu xác thực và giữ thông tin từ người gửi cũng như người nhận.”

Theo những quy định mới, các thông tin cần phải thu thập trong mỗi giao dịch tiền điện tử gồm:

(i) Tên người gửi;

(ii) Số tài khoản người gửi (tài khoản được sử dụng để thực hiện giao dịch);

(iii) Địa chỉ cư trú của người gửi, số chứng minh nhân dân hoặc ID của khách hàng, ngày và nơi sinh;

(iv) Tên người thụ hưởng;

(v) Số tài khoản của người được thụ hưởng (tài khoản được dùng thực hiện giao dịch);

Với việc đề cập đến nạn “dùng tiền điện tử cho hành vi phạm tội và khủng bố” như là một “vấn đề khẩn cấp”, FATF cho biết họ sẽ cho các quốc gia thành viên 12 tháng để thực thi chỉ thị, với vòng kiểm tra diễn ra vào tháng 6 năm 2020.

Quy định trên là một trong những yêu cầu vốn tồn tại đã lâu trong giới ngân hàng quốc tế khi họ chuyển giao tiền mặt trên danh nghĩa giúp các khách hàng. Tuy nhiên những người ủng hộ blockchain lại cho rằng sẽ thật khó chịu nếu không thể đưa tiền điện tử vào thực tiễn khiến ảnh hưởng xấu đến quyền riêng tư của người dùng và những điều luật giảm đi sự hiệu quả trong vận hành.

Các quy định khác đề xuất bởi FATF

Khi được áp dụng cho tài sản kĩ thuật số, FATF giải thích “trong trường hợp những nhà cung cấp dịch vụ tài sản kĩ thuật số là một cá nhân, họ cần xin cấp phép và đăng kí với thể chế quản lí luật tại nơi hoạt động kinh doanh diễn ra, điều này là để xác định một số yếu tố có thể phát sinh tại các quốc gia.”

FATF cũng cho các quốc gia quyền được yêu cầu các đơn vị cung cấp tài sản kĩ thuật số đăng kí với tổ chức quản lí phù hợp tại thể chế luật pháp đó.

“Các tổ chức quản lí cần có những điều luật cần thiết cũng như là định mức phù hợp để tránh các tổ chức tội phạm lưu trữ hoặc trở thành người hưởng lợi, kiểm soát một lượng lớn và có vai trò quản lí trong các đơn vị cung cấp tài sản kĩ thuật số”, theo khẳng định từ chỉ thị.

“Những quy chế định lượng này bao gồm yêu cầu các nhà cung cấp tài sản phải có được chấp thuận từ phía nhà quản lí cho những thay đổi về cổ đông, hoạt động kinh doanh và cấu trúc,” chỉ thị cho biết.

Với những mục đích của hoạt động triển khai lần này, FATF đề xuất các quốc gia cần cân nhắc sử dụng thông tin mã nguồn mở và các công cụ cào dữ liệu web để phát hiện các hoạt động chưa đăng kí hoặc chưa được cấp phép.

Các nhà quản lí cần cân nhắc phản hồi từ cộng đồng, các thông tin được báo cáo và các thông tin chưa được công bố ra cộng đồng như các báo cáo về tình báo và thi hành luật pháp.

Công ty phân tích dữ liệu Chainalysis, một ví dụ điển hình, vừa khuyến cáo thay vì sự minh bạch, quy định hiện tại đang yêu cầu các dịch vụ tắt hết công cụ thu thập và theo dõi hoạt động.

Dù cho cân nhắc những vấn đề liên quan trên ở hội nghị tại Vienna tháng trước, với hơn 300 người tham dự, FATF, dẫn đầu bởi Mỹ, vẫn kiên quyết giữ quan điểm của mình.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết “bằng việc thực hiện các quy chuẩn và chỉ thị được chấp thuận tuần này, FATF sẽ đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ tài sản kĩ thuật số sẽ không thể hoạt động trong bóng tối.”

Điều này sẽ giúp ngành fintech “vượt lên trên một bước trong cuộc đua với thế lực thù địch và giảm thiểu nguy cơ về hoạt động trái pháp luật”, ông cũng cho biết:

“Chúng tôi không cho phép tiền điện tử đồng nghĩa với những tài khoản bí mật. Chúng tôi sẽ cho phép các ứng dụng hợp lí nhưng không đồng nghĩa với việc dung túng cho các hoạt động trái pháp luật.”

Cụ thể hơn: đề xuất của FATF về quy định chống nạn rửa tiền là chưa có hiệu lực; các quốc gia thành viên ứng dụng chúng bằng cách thông qua các đạo luật hoặc soạn thảo quy định. Dù vậy, các quốc gia không tuân thủ quy định của FATF sẽ được đưa vào danh sách đen, khiến họ gặp khó trong quy trình đầu tư nước ngoài.

Chỉ thị về tiền điện tử đến một tuần trước khi cuộc gặp thường niên G20 diễn ra tại Osaka Nhật Bản vào ngày 28 đến 29 tháng 6. G20 bao gồm 19 quốc gia và liên minh châu âu, đã đẩy mạnh thỏa thuận quốc tế về quy định cho tiền điện tử.

Chỉ thị cũng đến vào thời điểm trước khi nhiệm kì chủ tịch của Mỹ tại FATF (vào ngày 30/6). Marshall Billingslea, chuyên viên của Bộ Tài chính Mỹ đã có bài đăng tải liệt kê những quy định về FATF cho tiền kĩ thuật số vào một trong những ưu tiên hàng đầu.

Theo CoinDesk

-21/06/2019
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68