logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Tìm hiểu về ssv.network (SSV) – Giải pháp liquid staking mới nhưng có ưu việt hơn?

-03/03/2023

Mảng Liquid Staking của Ethereum ngày càng nóng lên theo nhu cầu của người nắm giữ ETH hậu sự kiện nâng cấp Shanghai. Sau Lido và Rocket Pool, một dự án đang nhận được nhiều quan tâm là ssv.network (SSV).

Tìm hiểu về ssv.network (SSV) – Giải pháp liquid staking mới nhưng có ưu việt hơn?

Tổng quan về dự án

ssv.network (SSV) là một giao thức hỗ trợ quá trình staking ETH, hoạt động phi tập trung và dựa trên nền tảng công nghệ Secret Shared Validator (SSV).

- Xem thêm: Liquid Staking là gì? Tổng quan về giải pháp Liquid Staking

Công nghệ SSV, hay còn được biết đến dưới tên gọi là DVT (Distributed Validator Technology), sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng mở và đơn giản để tách và phân phối Validator Key thành nhiều Keyshares, nhờ đó giúp chạy Ethereum Validator trên nhiều “non-trusting” node.

Dự án đã gọi vốn thành công 10 triệu USD từ một số quỹ đầu tư như Digital Currency Group (DCG), Coinbase, OKX…

Tìm hiểu về công nghệ SSV

SSV có thể hiểu là một ví đa chữ ký kết hợp với một lớp đồng thuận (consensus layer). SSV là một tầng trung gian giữa Beacon Node và Validator Client.

SSV gồm các thành phần sau:

Distributed Key Generation: quá trình này sẽ tạo ra một bộ public key và private key được tính toán bởi những Operator đang chạy một phiên bản SSV. Mỗi một Operator sẽ sở hữu một phần duy nhất của private key và đảm bảo không một node Operator nào có thể kiểm soát toàn bộ private key, tác động đơn phương đến hoạt động staking.

Shamir Secret Sharing: đây là một trong những kỹ thuật được dùng phổ biến trong bảo mật, được tạo ra vào năm 1979 bởi hai chuyên gia Adi Shamir và George Blakely. Anh em có thể hiểu đơn giản kỹ thuật này qua ví dụ: Để phóng được tên lửa hạt nhân, thông thường cần có nhiều chìa khoá kích hoạt vali hạt nhân của nhiều lãnh đạo cao cấp. Tương tự như vậy, một bí mật sẽ được chia thành nhiều phần và để lấy được bí mật đó, cần tập hợp tất cả các phần đó lại.

SSV sẽ thiết lập ngưỡng KeyShares nhất định. Chỉ khi tập hợp tối thiểu đủ số lượng KeyShares đó, validator mới thực hiện tác vụ theo yêu cầu.

Multi-Party Computation: thuật toán tính toán đa bên, được hiểu là cách để giao thực thực hiện các tính toán chung liên quan đến nhiều bên (mỗi bên sẽ tính toán dựa trên phần dữ liệu đầu vào của họ) mà vẫn đảm bảo dữ liệu đó được bảo mật. Sau khi phân phát các private key, SSV sẽ sử dụng MPC để đảm bảo việc tính toán được thực hiện.

Cơ chế đồng thuận IBFT (Istanbul Byzantine Fault Tolerance): cơ chế này sẽ chọn ngẫu nhiên một trình xác thực (KeyShares) chịu trách nhiệm đề xuất block (khối) và chia sẻ thông tin với những người khác. Sau khi đủ chữ ký xác định KeyShares đó hợp lệ, khối sẽ được thêm vào chuỗi. Với cơ chế này, sự đồng thuận có thể đạt được ngay cả khi một vài Operators gặp vấn đề hoặc offline.

Nếu anh em thấy phần trên quá phức tạp, mình có thể tóm tắt lại như sau:

  • Distributed Key Generation + Shamir Secret Sharing: sẽ giúp tạo và chia nhỏ public, private key.
  • MPC: đảm bảo tính toán recover lại private key.
  • IBFT Consensus: là cơ chế đồng thuận, kết hợp toàn bộ lại để đảm bảo mạng lưới luôn hoạt động.

Các thành phần tham gia trong SSV

SSV Network sẽ gồm 3 thành phần chính: Staker, Operator và DAO.

Staker: là người dùng sở hữu ETH có nhu cầu staking/các bên dịch vụ staking tận dụng SSV để tăng tính linh hoạt, bảo mật và phân quyền khi tham gia staking.

Operator: là người cung cấp cơ sở hạ tầng, chạy giao thức SSV và chịu trách nhiệm duy trì trình xác thực cũng như tình trạng chung của SSV Network. Operator sẽ được hưởng một phần fee (trả bằng token SSV).

DAO: chịu trách nhiệm quản trị giao thức SSV Network, Treasury của dự án và các đề xuất liên quan đến dự án thông qua việc biểu quyết bằng token SSV.

Tokenomics

SSV là native token của dự án, có tổng tung 11.076.871 SSV, tổng cung lưu hành hiện tại là 7.085.672 token.

SSV hiện tại có các công dụng sau:

  • Thanh toán (Payment): SSV được dùng làm token thanh toán (các staker sẽ trả một phần fee cho các Operator và cho giao thức).
  • Quản trị (Governance): holder SSV sẽ được tham gia vào việc biểu quyết trong DAO.

Cơ chế fee trong SSV Network – Nguồn: ssv.network

Vào tháng 10/2021, dự án đã đổi tên từ Blox (CDT) thành ssv.network, sau đó tokenomics của dự án không được thông tin cụ thể về tỷ lệ phân bổ và lịch trình mở khoá.

Lộ trình phát triển

Sau thông báo chạy thử V1 vào năm 2021, ssv.network vẫn đang trong giai đoạn testnet. Giai đoạn mainnet sẽ được dự kiến thực hiện sớm trong thời gian tới.

Roadmap thời gian tới của dự án – Nguồn: ssv.network

Tình hình hoạt động của dự án

Như mình đã nhắc đến ở trên, dự án chỉ mới trong giai đoạn testnet, vì vậy chưa có quá nhiều số liệu phản ánh tình hình hoạt động.

Vào tháng 01/2023, SSV đã ra mắt quỹ trị giá 50 triệu USD cho hệ sinh thái, với mục tiêu hỗ trợ công nghệ staking Ethereum 2.0. Bên cạnh đó, dự án cũng có nhiều đối tác lớn, đặc biệt là các dịch vụ validator node:

Các dịch vụ node hỗ trợ ssv.network

Nhận xét

Sau khi Ethereum chính thức chuyển sang Proof-of-Stake, các dự án cung cấp giải pháp staking cho Ethereum chính là những dự án được hưởng lợi nhiều nhất khi thu hút được một lượng lớn dòng tiền đổ về, nhờ vậy tạo ra thêm doanh thu.

Hiện tại, các giải pháp Liquid Staking như Lido, Rocket Pool hay các bên staking tập trung (các CEX, các Validator lớn…) vẫn đang là những dự án nắm giữ thị phần lớn nhất. Tuy vậy, sẽ luôn còn cơ hội cho các dự án mới nếu giải quyết được vấn đề đang tồn tại.

Đầu tiên, việc staking ETH không hề đơn giản, đặc biệt với những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Anh em cần có lượng ETH đủ (tối thiểu 32 ETH – một khoản tiền khá lớn), đồng thời cũng cần có kiến thức nhất định để đảm bảo quá trình chạy node không gặp phải sự cố, không bị phạt. Chính những khó khăn này khiến nhiều người lựa chọn sử dụng dịch vụ của bên thứ ba. Tuy vậy, bản thân các dịch vụ này cũng còn hạn chế:

  1. Với các tổ chức tập trung: Anh em gần như sẽ chịu khá nhiều rủi ro khi đưa tài sản của mình (ETH) cho một bên thứ ba. Rủi ro này có thể đến từ bảo mật (bị tấn công), đến từ hoạt động quản lý của tổ chức (các khoản nợ khiến mất thanh khoản…). 

  2. Với các giải pháp Liquid Staking: Trên thực tế, hiện tại các dự án như Lido, Rocket Pool hay Frax đang giải quyết khá tốt vấn đề mà người dùng gặp phải. Tuy vậy, bản chất các dự án này cũng sẽ phối hợp với các Validator Node lớn để staking, vì vậy, trên thực tế, tính tập trung vẫn tồn tại và anh em vẫn phải chịu những rủi ro mà mình nói ở trên.

Ý tưởng của SSV cho phép việc staking trở nên an toàn hơn, khi phân quyền đối với các Operator và đảm bảo mạng lưới luôn hoạt động dù có sự cố (một trong số Operator gian lận, offline…). Vì vậy, nếu mainnet của dự án được triển khai, đây sẽ là một trong những dự án đáng mong đợi trong mảng Staking-as-a-Service.

Ý kiến của anh em về dự án ssv.network như thế nào? Để lại comment để cùng thảo luận với tụi mình nhé. Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo.

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-03/03/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68