logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Thực hư việc Solana tiếp tục bị “sập nguồn”

-14/12/2021

Vào tối qua (13/12), cộng đồng tiền mã hoá trên Twitter tiếp tục xôn xao trước thông tin Solana một lần nữa sập nguồn. Vậy thực hư vụ việc này ra sao? Lí do nào đằng sau sự cố lần này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thực hư việc Solana tiếp tục bị “sập nguồn”

Chuyện gì đã xảy ra?

“Solana down” (Solana sập nguồn) là từ khoá liên tục được đề cập vào tối qua. Thậm chí, rất nhiều meme lẫn lời chế giễu đã lan rộng trên twitter.

Điều đáng nói là đây là lần thứ 2 Solana nghẽn mạng trong vòng 1 tuần đổ lại đây. Mới vào tuần trước, việc bị tấn công DDOS đã khiến cộng đồng tiền mã hoá dậy sóng với nhiều ý kiến trái chiều.

> Xem thêm: Solana gặp sự cố nghẽn mạng, cộng đồng bày tỏ sự thất vọng

Tuy nhiên, sự cố lần này chỉ là nghẽn mạng, khiến các giao dịch không được xử lý nhanh, chứ không hoàn toàn là mạng lưới bị tê liệt và ngưng hoạt động. Cách đây 2 tháng, Solana cũng gặp sự cố sập nguồn khiến mạng lưới tê liệt hơn 16 tiếng đồng hồ.

>> Xem thêm: [Cập nhật] Mạng Solana gặp sự cố, toàn blockchain TVL 11 tỷ USD “đứng hình” 16 tiếng đồng hồ

Nguyên nhân của sự cố lần này

Thêm một lần nữa, lí do lại bắt nguồn từ Raydium, lần này không phải là một sự kiện IDO, mà là khi triển khai pool giao dịch trên nền tảng AMM này.

Dù vậy, trong dòng thông báo mới nhất từ Raydium, nguyên nhân của sự cố lần này được cho là tiếp tục đến từ bot spam.

“Vào 21 giờ tối qua, một dự án đang triển khai pool permissionless trên Raydium, tuy nhiên vào cùng thời điểm xuất hiện một lượt bot spam giao dịch khiến mạng lưới bị tắc nghẽn, TPS (tốc độ giao dịch) giảm mạnh trong nhiều giờ.

Số lượng giao dịch trên giây của Solana đã tăng trở lại, tuy nhiên nếu giao dịch của bạn bị chậm hoặc thất bại thì nhiều khả năng là do nguyên nhân trên.”

Vì sao Solana liên tục bị bot spam?

Như đã đề cập, sự cố DDOS cách đây vài ngày khiến cộng đồng Twitter nổ ra nhiều tranh cãi. Tài khoản Justin Bons cho biết, cơ chế đồng thuận PoH (Proof of History) là một phần lí do khiến Solana bị DDOS.

“Với Solana, mọi người có thể dự đoán được người xác thực cho block tiếp theo, từ đó có thể tập trung tấn công những validator này, thay vì phải tấn công toàn mạng lưới. Phương thức tấn công này không bị ảnh hưởng bởi quy mô độ lớn của mạng lưới, từ đó đặt Solana vào một vị trí nguy hiểm.”

Như để tát nước theo mưa, nhiều KOL đã tranh thủ nói về giải pháp của blockchain mình đang hỗ trợ xây dựng. Tài khoản 0xngmi cho biết, giải pháp cho vấn đề này có thể là hàm VRF, ngẫu nhiên hoá người được chọn để xác thực, đồng thời công khai danh tính người xử lý block cùng thời điểm block được xác thực.

“Vì bạn công bố người được chọn cùng lúc đính kèm block, không có cách nào để tấn công DDOS. Nếu họ DDOS bạn sau khi mọi thứ đã được công khai, điều đó là vô nghĩa vì bạn đã hoàn thành công việc xác thực của mình.”

Trong tuần qua, hai nhà sáng lập Solana là Anatoly và Raj Gokal cũng liên tục tung ra những dòng tweet đáp trả và đối tượng được hướng tới nhiều nhất chính là các Rollups trên Ethereum.

“Khi họ là một phần của cuộc cách mạng lớn trước đó, não bộ họ sẽ luôn lo lắng về ASIC (ám chỉ việc Ethereum không chấp nhận dạng máy đào loại mới là ASIC). Họ chỉ nhìn các ngành công nghiệp mới thông qua lăng kính đã mang lại cho họ chiến thắng trước đây.

Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp vòng xoay công nghệ trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn nhưng vẫn giữ cho mình một góc nhìn linh hoạt và công bằng.”

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-14/12/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68