Mặc dù cộng đồng tiền điện tử vẫn thống nhất với nhau về lý tưởng của Blockchain cùng tiềm năng thay đổi thế giới mà loại công nghệ này có thể mang lại, song việc chọn lựa những phương thức đồng thuận vẫn là một trong những chủ đề gây tranh cãi. Khi Proof of Stake (PoS) ra đời, nhiều người kì vọng nó sẽ lấp đầy được những khoảng trống mà Proof of Work để lại, tuy nhiên, sau nhiều scandal về lợi ích nhóm lợi dụng bản chất của thuật toán đồng thuận này, đỉnh điểm là những nghi vấn về Huobi và EOS, PoS rõ ràng cần phải được nâng cấp để có thể ở lại với cuộc chơi. Khi Umbala Network công bố DPoS, liệu chúng ta đã có được lời giải cho bài toán này?
1. Từ scandal Huobi – EOS…
Trong thế giới Blockchain, EOS được biết đến như một trong những Blockchain tiên phong giải quyết bài toán về scalability. Với thuật toán đồng thuận bằng chứng ủy quyền cổ phần (DPoS) có 21 người tạo khối, EOS thông báo đã đạt số giao dịch/giây (TPS) là 3.000 và đang hướng tới mức 10.000 -1.000.000.
Tuy nhiên, vì chỉ có 21 người tạo khối, EOS cũng dính đến nhiều tin đồn rằng hệ thống bị tập trung và bị chi phối bởi ‘cá mập’. Mới đây, tin đồn đã trở thành sự thật khi scandal với Huobi bị công bố. Không chỉ mua phiếu bầu của các token holders nhỏ bằng token HPT của mình, sàn giao dịch Huobi còn bị cáo buộc đã thông đồng với 20 đơn vị tạo khối khác để bầu chọn lẫn nhau.
Điều này có nghĩa là với mô hình hiện tại, hệ thống của EOS gặp phải những vấn đề sau:
- Càng có tiền, càng có quyền: đây cũng là một vấn đề cố hữu của thuật toán PoS, các bạn có thể xem thêm tại đây.
- Dễ bị thao túng: vì số lượng đơn vị tạo khối quá ít, các đơn vị này hoàn toàn có thể trao đổi “Uy tín” cho nhau để đảm bảo phần lợi của mình là tốt nhất.
Vậy, Umbala Network xử lý những vấn đề trên bằng cách nào?
2. …đến giải pháp của Umbala Network Blockchain
Đứng trước bài toán của EOS về tính tập trung và quyền lực trong hệ thống bị thu về một nhóm nhỏ, Umbala Network Blockchain (UN Blockchain) giải quyết thông qua 3 điểm mới so với những Blockchain hiện có: Hệ thống tính điểm uy tín, Phiếu bầu uy tín và thuật toán đồng thuận 108 bằng chứng ủy quyền uy tín (108 DPoR).
Ảnh mèo để giải tỏa căng thẳngĐược rồi, dừng lại hít thở một xíu nào, khúc sau sẽ hơi căng đấy.
UN Blockchain đề xuất một hệ thống tính điểm uy tín cho các tài khoản trong Blockchain. Thông qua hệ thống này, mỗi một tài khoản, hay một địa chỉ ví trong Blockchain, sẽ được gắn với một điểm uy tín (Reputation Score) nhất định.
Có 3 biến số hình thành nên công thức tính điểm uy tín cho mỗi tài khoản trong UN Blockchain:
Reputation Score = f (Power Score, Token Traffic Flow, Evaluation on The Usage of Allocated Resources)
1. Điểm sức mạnh (Power Score)
Nếu tại một thời điểm, một tài khoản được ghi nhận đang stake vào hệ thống với số lượng tối thiểu 1 triệu token thì vào thời điểm đó ngày hôm sau, 10% số token đang được stake sẽ được chuyển đổi thành điểm sức mạnh của tài khoản.
Cứ mỗi một ngày sau đó, 10% của số token đang stake chưa được chuyển đổi thành điểm sức mạnh sẽ được chuyển đổi thành điểm sức mạnh và cộng gộp vào điểm sức mạnh của tài khoản ở ngày trước đó để có điểm sức mạnh cập nhật nhất của tải khoản.
Ví dụ, một tài khoản trên UN Blockchain stake vào hệ thống 1.000.000 token. Vào ngày đầu tiên tính điểm, điểm sức mạnh của tài khoản là 1.000.000*10%=100.000. Số token đang stake chưa được chuyển thành điểm sức mạnh là 1.000.000–100.000=900.000.
Vào ngày thứ hai, điểm sức mạnh của tài khoản là 900.000*10%=90.000. Cộng gộp với điểm sức mạnh ngày thứ nhất, điêm sức mạnh hiện tại của tài khoản là 100.000+90.000=190.000. Số token đang stake chưa được chuyển thành điểm sức mạnh là 900.000–90.000=810.000.
Đây là một dãy số tăng dần và sẽ tiến đến 1.000.000 nếu như số token mà tài khoản stake vào hệ thống được giữ vững và thời gian stake là đủ lớn. Điều đó có nghĩa là không phải cứ tài khoản stake nhiều token thì sẽ ngay lập tức có điểm sức mạnh lớn.
Điểm sức mạnh sẽ được tăng dần như một cách ‘thử thách’ cấp độ đóng góp vào sự ổn định hệ thống của tài khoản. Với một tài khoản có sự đóng góp đủ lâu, toàn bộ số token mà nó stake sẽ được chuyển đổi thành điểm sức mạnh.
Những tài khoản có số token được stake vào hệ thống dưới 1 triệu sẽ có điểm sức mạnh bằng 0. Điểm sức mạnh tác động thuận chiều với điểm uy tín: Một tài khoản có điểm sức mạnh càng lớn thì có điểm uy tín càng lớn.
2. Lưu lượng chuyển token trong hệ thống (Token Traffic Flow)
Biến số này được xây dựng theo nguyên tắc những tài khoản có dòng lưu chuyển token dương (token vào nhiều hơn token ra) sẽ có giá trị lớn những tài khoản có dòng lưu chuyển token âm (token vào ít hơn token ra).
Điều này dựa trên lập luận rằng tài khoản có dòng lưu chuyển token dương và càng lớn là tài khoản được nhiều tài khoản khác trong hệ thống chuyển token cho, đồng nghĩa với uy tín của tài khoản ấy là cao trong hệ thống.
Lưu ý các chỉ số để tính ra biến số này là con số trung bình được cập nhật trong 30 ngày gần nhất. Điểm về lưu lượng chuyển token trong hệ thống tác động thuận chiều với điểm uy tín: Một tài khoản có lưu lượng chuyển token càng lớn thì có điểm uy tín càng lớn.
3. Đánh giá việc sử dụng nguồn lực hệ thống (Evaluation on The Usage of Allocated Resources)
Một tài khoản có stake token vào trong hệ thống sẽ được trao một lượng nguồn lực hệ thống để sử dụng và lưu trữ (Allocated Resources). Các nguồn lực này bao gồm RAM, Net Bandwith và CPU. Càng stake nhiều token, một tài khoản có thể càng sở hữu nhiều nguồn lực hệ thống.
Quan hệ giữa biến số đánh giá việc sử dụng nguồn lực hệ thống của một tài khoản với mức sử dụng và lưu trữ nguồn lực hệ thống của tài khoản ấy được mô tả bằng đường cong dưới đây:
Sử dụng 50–70% nguồn lực được trao được coi là lý tưởng. Ở mức này, các tài khoản vừa chứng minh được mình là người tham gia tích cực vào hệ thống, vừa tự đảm bảo với mình rằng họ luôn có sẵn những nguồn lực dự phòng, có thể mang dùng khi cần thiết.
Điểm về đánh giá việc sử dụng nguồn lực hệ thống sẽ tác động thuận chiều với điểm uy tín: Một tài khoản sử dụng nguồn lực hệ thống càng hiệu quả thì có điểm uy tín càng lớn. Lưu ý rằng trong 3 biến số, biến số này sẽ tác động mạnh nhất đến điểm uy tín của một tài khoản.
3. Vì sao lại là ‘uy tín’?
‘Linh hồn’ trong lời giải của UN Blockchain chính là hệ thống tính điểm uy tín. UN Blockchain nhìn nhận và đánh giá những người tham gia hệ thống (các token holders hay các tài khoản) dưới sự uy tín của họ chứ không phải việc họ sở hữu nhiều hay ít token trong hệ thống.
Điểm uy tín này đồng thời chính là cơ sở dẫn đến hệ thống phiếu bầu uy tín và thuật toán đồng thuận 108 bằng chứng ủy quyền uy tín.
1. Phiếu bầu uy tín (Reputation Voting)
Nói một cách ngắn gọi, chỉ các tài khoản có điểm uy tín lớn hơn 0 mới được tham gia phiếu bầu uy tín chứ không phải những ‘kẻ giàu có’. Mô hình này giúp cho những người có uy tín lớn , những tài khoản hoạt động tích cực, bảo vệ sự bền vững trong hệ thống và đóng góp giá trị thật cho toàn bộ hệ sinh thái.
2. Thuật toán đồng thuận 108 bằng chứng ủy quyền uy tín (108 DPoR)
Umbala Network sẽ chọn ra 108 Block Producers (BPs) có điểm uy tín cao nhất, sau đó lại tiếp tục chọn ra top 41 BPs cao nhất cùng 4 BPs ngẫu nhiên từ 67 BPs còn lại.
Với UN Blockchain, 1 khối sẽ được tạo ra trong 1s và chỉ có đúng 1 ABP làm nhiệm vụ tạo khối tại một thời điểm nhất định. Khi 135s trôi qua, mỗi ABP trong Top 45 ABPs đều đã thực hiện đủ nhiệm vụ tạo khối của mình.
Sau 135s, lá phiều bầu của các tài khoản cùng danh sách các BPs được cập nhật. Sau 270s, điểm uy tín của các tài khoản được cập nhật, bắt đầu xếp hạng lại từ đầu.
4. Bài toán của EOS được giải quyết như thế nào?
Với tất cả những điểm mới đã trình bày về UN Blockchain, bài toán về lợi ích nhóm trên EOS Blockchain được giải quyết nhờ 2 điểm sau:
- Danh sách người tạo khối được cập nhật ‘ít’ sau mỗi 135s và ‘nhiều’ sau mỗi 270s: Ở EOS Blockchain và scandal mới đây của Huobi, có thể thấy ‘game’ giữa 21 người tạo khối gần như không hề thay đổi. Hệ thống phiếu bầu cổ phần lấy số token stake làm trọng số cho phiếu bầu nên 21 người tạo khối sở hữu số token stake lớn nhất có thể thông đồng bầu lẫn nhau. Ngược lại, cơ chế bầu và chọn người trong thuật toán 108 DPoR buộc danh sách những người tạo khối (Top 45 ABPs) phải bị thay đổi. Thậm chí, nếu ‘tư cách’ của những người đi bầu bị thay đổi, danh sách những người đi bầu có thể được làm mới dẫn đến danh sách những người tạo khối cũng thay đổi lớn.
-
Những người được chọn ra từ phiếu bầu uy tín xứng đáng được điều khiển hệ thống: Thực tế là trong mọi hệ thống phân cấp ủy quyền (thuật toán đồng thuận Blockchain, bộ máy tổ chức, hệ thống chính trị…), vấn đề lợi ích nhóm khi một nhóm nhỏ tập trung quyền lực kiểm sát cả hệ thống vào tay mình là một điều không thể tránh khỏi và khó có thể được giải quyết trọn vẹn.
Tuy nhiên, đây lại không phải là vấn đề lớn đối với UN Blockchain. Theo lập luận ở phần trên, những tài khoản có điểm uy tín cao trong hệ thống sẽ là những ứng dụng, mô hình kinh doanh được xây dựng trên Blockchain. Cách Blockchain vận hành như các hoạt động xác thực giao dịch được thực hiện ra sao, việc tạo khối triển khai như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần này.
Họ là những đại diện cho giá trị của toàn bộ hệ sinh thái các ứng dụng, vì thế họ xứng đáng được trao quyền điều khiển hệ thống. Khi trở thành những người tạo khối, các tài khoản này sẽ hoạt động vì lợi ích của chính họ là đại diện lợi ích cho cả hệ sinh thái.