Thị trường dù lên hay xuống như thế nào thì vẫn có một sự thật mà chúng ta không thể chối bỏ, đó là nó luôn có những giai đoạn sideway (đi ngang). Đây là giai đoạn mà những trader tập sự hay mắc sai lầm nhất. Tôi dám chắc rằng bạn đã từng một lần trải nghiệm cảm giác thị trường chững lại và đi ngang ngay sau khi bạn thấy và FOMO xu hướng trước đó, và tất nhiên là bạn phải trả giá cho hành động thiếu kiên nhẫn này của mình.
- 5 rủi ro “không thể xem thường” khi đầu tư vào tiền điện tử ở thời điểm hiện tại
- 4 cách sở hữu tiền điện tử mà không cần tốn một cắc đầu tư
Không phải tất cả các thị trường sideway đều giống nhau; một số cho bạn những cơ hội giao dịch và một số thì không. Bài đọc hôm nay sẽ cung cấp cho bạn có những góc nhìn chuẩn xác hơn về thị trường sideway và nắm bắt được thời điểm và cơ hội giao dịch thực sự hiệu quả.
Một số phương pháp giao dịch hậu sideway:
- Series chiến lược giao dịch hiệu quả: “To the moon” với Dogecoin
- Bollinger Bands: 5 chiến lược giao dịch cơ bản mà bạn có thể dễ dàng “take profit”
- Phân tích giá Bitcoin đầu tuần 22/10: Vừa có dấu hiệu đảo chiều?
Thời điểm này có thích hợp giao dịch?
Thị trường Sideway sẽ cho bạn những cơ hội giao dịch khi thỏa mãn 2 điều kiện:
- Khoảng dao động/ biên trên, dưới được xác định rõ ràng
- Biên độ giao dịch đủ lớn để có một tỉ lệ lãi/lỗ (R&R) hợp lý
Để xác định được những điều kiện trên, trước hết hãy nhìn vào bức tranh tổng thể trước tiên. Thị trường đang có xu hướng tăng hay giảm? Nếu không xu hướng nào rõ ràng, thị trường đang sideway đấy. Sau đó, hãy xem xét rằng liệu rằng biên độ biến động có phù hợp để giao dịch hay không?
Dưới đây là một ví dụ:
Hãy chú ý ở đồ thị bên trên rằng, vùng hỗ trợ, kháng cự được xác định khá rõ ràng. Nó cho chúng ta thấy được biên an toàn và những khu vực có thể vào lệnh với tỉ lệ R&R hợp lí.
Nếu vùng biến động giá quá hẹp (choppy market), đừng giao dịch!
Cách tốt nhất để thấy được choppy market cũng tương tự như việc nhận định xu hướng thị trường. Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể, biên độ dao động, và tỉ lệ đòn bẩy (leverage rate) của bạn để đánh giá xem R&R có xứng đáng để giao dịch hay không.
Bên dưới là một ví dụ:
Trong đồ thị bên trên, khu vực được đánh dấu là choppy cho thấy đường giá đang giao dịch trong khung giá rất nhỏ. Hơn thế nữa, hai đường trung bình lũy thừa chu kì 8 (màu đỏ) và 21 ngày (màu xanh) đang đi ngang và tiến lại gần nhau hơn. Những điều này cho thấy dấu hiệu của choppy market mà bạn nên tránh giao dịch.
Thị trường “choppy” không xứng đáng để chúng ta dành thời gian, tiền bạc để giao dịch. Theo như kinh nghiệm giao dịch của riêng tôi, tôi thường thu được lợi nhuận từ những biến động lớn của thị trường và trả lại phần nào lợi nhuận này khi thị trường rơi vào vùng giá “choppy”.
Chúng tôi không hề khuyến khích bạn giao dịch trong thời điểm như vậy, nhưng nếu như bạn đang dự định nắm bắt những canh bạc theo kiểu này, lời khuyên mà tôi có thể gợi ý cho bạn đó là: hãy đặt những lệnh order tại những biên và kèm theo stop-loss thay vì mua bán ngay với giá market. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa tỉ lệ R&R cũng như giảm thiểu những yếu tố tâm lý tác động tiêu cực đến giao dịch của bạn.
Thời điểm tốt đã đến – Giao dịch trên thị trường sideway như thế nào?
Khi đường giá thỏa mãn cả 2 điều kiện: vùng kháng cự, hỗ trợ đã được xác định rõ ràng và biên độ dao động đủ lớn thì thời cơ đã đến với chúng ta.
Phương pháp tốt nhất để giao dịch trong thời điểm này đó là chờ đợi “False Breakout” diễn ra. Thông thường, trong những vùng giá biến động sideway, thường sẽ có 1 lần breakout giả với lực đẩy về rất mạnh, breakout giả sẽ nhanh chóng quay về vùng sideway chỉ sau 1 hoặc 2 nến sau đó.
Đa phần mọi người sẽ cố giao dịch bằng cách bắt breakout khỏi vùng sideway và khả năng cao là sẽ mất rất nhiều tiền, do đó bạn có thể lợi dùng cái “tâm lý đám đông” này và cố đi ngược lại thị trường bằng cách tìm kiếm những tín hiệu giả. Khi breakout thật diễn ra, giá sẽ đóng bên ngoài vùng sideway trong vài ngày và thường kiểm tra lại mức giá đó, và nếu vượt qua bài kiểm tra, giá sẽ tiếp tục xu hướng đi lên sau breakout. Những gì bạn nên làm khi đó, kiên nhẫn chờ đợi cho một False Breakout xảy ra và sau đó nhảy vào nó như “đúng rồi”. Và luôn nhớ đặt kèm stoploss bạn nhé.
Hình bên dưới là một ví dụ khá rõ ràng:
Trong ví dụ bên trên, 2 nến pinbar là một minh họa điển hình cho lực đẩy về mạnh mẽ trong những đợt breakout giả. Và đó chỉ là bước cơ bản của giao dịch, cao hơn là khi mà bạn có thể sớm nắm bắt false breakout bằng kỹ thuật quan sát khối lượng giao dịch và vào lệnh trước khi có tín hiệu nến.
Kết luận
Cuối cùng, khi chưa đầy đủ thông tin dữ liệu thì trường, hay chỉ đơn giản là bạn chưa tự tin để giao dịch, đừng giao dịch! Quan sát với một góc nhìn khách quan và cố gắng bảo toàn số vốn giao dịch luôn là lựa chọn tối ưu hơn cả.
Nếu đồng coin yêu thích của bạn đang trong vị thế bất lợi, hãy xem xét một số đồng khác thay vì cứ chăm chăm vào chỉ một. Cũng như đừng quan sát quá nhiều cặp coin một lúc, điều này chỉ làm bạn rối hơn thôi.
Thông thường, vị thế tốt nhất là không có vị thế nào cả !
Theo Learntotradethemarket.com