logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Sự thật đằng sau “thương vụ NFT kỷ lục” 69,3 triệu USD – Hóa ra cũng chỉ là để “pump giá token”?

-19/03/2021

NFT đang là chủ đề phủ sóng khắp cộng đồng tiền mã hóa từ Đông sang Tây, số lượt tìm kiếm từ khóa “NFT” trên Google chạm đỉnh. Kể cả báo chí truyền thống cũng muốn biết NFT là gì mà hot quá vậy?

Trong danh sách các NFT được bán với giá “khủng” nhất, kỷ lục đang thuộc về tác phẩm Everydays – The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple với mức giá 69,3 triệu USD. Và nhanh chóng, lộ diện người đã bỏ 69,3 triệu USD chỉ để mua một tác phẩm nghệ thuật NFT.

Tuy nhiên, Amy Castor, một nhà báo chuyên điều tra về crypto, mới đây đã phát hiện ra rằng người mua Metakovan có thể có quan hệ dây mơ rễ má với chính nghệ sĩ Beeple, với tác phẩm NFT và việc đấu giá này cũng là “có mục đích” hẳn hoi chứ không phải do sở thích sưu tầm nghệ thuật gì cả.

Vậy sự thật đằng sau kỷ lục giá NFT ấn tượng này là gì?

Bức tranh EVERYDAYS – THE FIRST 5000 DAYS của họa sĩ Beeple – tác phẩm NFT đắt giá nhất thế giới. Xem kích thước đầy đủ tại đây.

Metakovan có một danh tính khác?

Metakovan (với tài khoản Twitter @MetaKovan) được biết đến là nhà sáng lập quỹ NFT Metapurse.

Metakovan chưa từng lộ diện trước truyền thông, tuy nhiên đã có vài cuộc phỏng vấn bằng âm thanh. Đây cũng là điều dễ hiểu vì nhiều người trong cộng đồng crypto cũng thường ẩn danh và đề cao tính riêng tư.

Tuy nhiên, nếu so sánh những cuộc phỏng vấn đó với các cuộc phỏng vấn của Vignesh Sundaresan – danh tính này sẽ được giải thích ở phần sau của bài viết – thì gần như là giống nhau. Và cả hai người này đều kể về hành trình tiền điện tử không khác gì nhau.

Ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Good Time Show, Metakovan cho biết đã tham gia thị trường từ năm 2013, sống ở Canada trong vài năm và sau đó di chuyển đến Singapore vào năm 2017 vì các quy định tiền mã hóa ở Bắc Mỹ “không rõ ràng”. Về cơ bản, đó cũng là lý lịch của Sundaresan.

Vậy,…

Vignesh Sundaresan là ai? 

Vignesh Sundaresan (Twitter @vigsun) là nhà đồng sáng lập BitAccess, công ty máy ATM Bitcoin đầu tiên ở Canada. BitAccess cũng là bên sản xuất chiếc máy ATM Bitcoin xuất hiện trong một tiệm ăn ở ngay trung tâm Tp. Hồ Chí Minh.

Sau đó vào tháng 1/2017, Sundaresan thành lập Quỹ Lendroid có trụ sở tại Singapore. Công ty đã huy động được 47,5 triệu USD (50.000 ETH) trong đợt ICO kéo dài hai ngày vào tháng 2/2018, theo dữ liệu từ CryptoRank.

Sundaresan cũng thành lập công ty tư vấn Portkey Technologies và tuyên bố đã hỗ trợ một số dự án phổ biến như Ethereum, Polkadot, Dfinity, Omisego và Decentraland.

Trước đó vào năm 2013, Sundaresan thành lập sàn giao dịch Coins-e ở Ontario, Canada. Trùng hợp thay, cùng năm đó Gerald Cotten và Michael Patryn ra mắt sàn giao dịch QuadrigaCX và kết thúc với vụ lùm xùm: sàn QuadrigaCX chính thức tuyên bố phá sản, vẫn chưa khôi phục được số tiền điện tử mất tích.

Sự thật đằng sau "thương vụ NFT kỷ lục" 69,3 triệu USD - Hóa ra cũng chỉ là để "pump giá token"?
Chân dung Vignesh Sundaresan – người được cho là đã bỏ 69,3 triệu USD để mua tác phẩm nghệ thuật NFT đắt nhất thế giới

Bí ẩn Coins-e

Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu cái tên Coins-e không xuất hiện trong bài viết này. Theo đó, hàng loạt người dùng của sàn đã lên Reddit và BitcoinTalk cảnh báo về việc mất tiền trên Coins-e và thậm chí gọi sàn là “cam quýt”.

Đáng chú ý nhất là trong subreddit r/dogecoin, người dùng Coins-e cho biết ​​1,3 triệu DOGE của họ đã “không cánh mà bay” và không thể liên hệ với bộ phận hỗ trợ để giải quyết vấn đề.

Người dùng Xclusive2 bức xúc chia sẻ:

“Tài khoản của tôi đã bị mất hàng triệu đồng DOGE và chưa có câu trả lời nào từ bộ phận hỗ trợ! Lý do là vì sàn này chỉ có một người vận hành tất cả mọi thứ. Và vấn đề là gã hề này đang ăn cắp tiền của người dùng […]”

Dĩ nhiên, Sundaresan phủ nhận mọi cáo buộc trên. Theo ông, Coins-e đã được bán cho một công ty có tên là Casa Crypto ở Waterloo, Canada. Ông tuyên bố việc chuyển nhượng sàn được giám sát bởi công ty luật LaBarge Weinstein.

“Sau khi bán Coins-e, tôi đã không còn liên kết nào với sàn nữa. Các cáo buộc lừa đảo đều là FUD.”

Tuy nhiên, thông tin chuyển nhượng này không thể xác minh. Trang web Coins-e không còn tồn tại và trang “Giới thiệu” từ năm 2016 không hề cho biết ai vận hành sàn. Cũng không thể tìm thấy công ty nào có tên “Casa Crypto” ở Waterloo cả.

Mối “nghiệt duyên” với NFT

Quỹ Lendroid phát triển WhaleStreet, một nền tảng swap token ERC-20 trên Ethereum. WhaleStreet cũng phát hành yield-farming token với tên gọi là Shrimp.

1603-coin68-nft-2
Thông tin nhà sáng lập trên trang web của Lendroid, đơn vị vận hành WhaleStreet

Trong khi đó, như đã đề cập ở phần trên của bài viết, Metakovan là nhà sáng lập quỹ NFT Metapurse có trụ sở tại Singapore. Theo trang web chính thức, sứ mệnh của Metapurse là “dân chủ hóa quyền truy cập và quyền sở hữu đối với tác phẩm nghệ thuật”. Công ty này đang tích lũy rất nhiều NFT và đã mua bộ sưu tập Everdays: 20 Collection của Beeple với giá 2,2 triệu USD vào tháng 12/2020.

Metapurse gom chung những tác phẩm của Beeple mà công ty sở hữu, cùng với 3 bảo tàng ảo – kết hợp thành một “gói đầu tư lớn”.

Vậy gói này có tác dụng gì?

Đúng rồi! Mua token B20 mới ra mắt của Metapurse để đầu tư gói NFT này!

Theo bài đăng trên blog của Metapurse:

“B.20 là tên của một gói NFT khổng lồ mà chúng tôi đang phân chia để mọi người đều có quyền sở hữu đối với dự án nghệ thuật quy mô lớn đầu tiên trong metaverse. 

Cần lưu ý là chúng ta đang chia nhỏ quyền sở hữu chứ không phải tài sản hữu hình. Những phần quyền sở hữu được token hóa thành 10 triệu token B.20. Và có thể xem chúng là “chìa khóa” để mở kho lưu trữ NFT này.”

Ai “bắt tay” cùng ai?

Metakovan sở hữu 59% tổng số token B20.

Tại sao anh này sở hữu phần lớn các token như vậy? 

1603-coin68-nft-1
Chiếc tokenomics như một trò đùa…

Như Metakovan giải thích, lý do là để ngăn bất kỳ người nào sở hữu hơn một nửa số token B20 và giành lấy tất cả tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời này.

Vâng, để phân quyền và dân chủ hóa nghệ thuật nên chỉ mình Metakovan được quyền kiểm soát token B20 thôi nhé!

Và điều thú vị ở đây là: Beeple là đối tác kinh doanh của Metakovan. Beeple sở hữu 2% tổng số token B20. Như vậy, chẳng có xung đột lợi ích gì ở đây cả, mọi người chỉ cùng bắt tay hợp tác với nhau mà thôi.

Nhưng khoan, Sundaresan thì có liên quan gì ở câu chuyện này?

Vậy phải hỏi xem token B20 được mở bán ở đâu?

Đúng rồi! Và WhaleStreet lại xuất hiện! (Nếu bạn đã quên thì WhaleStreet là do Lendroid phát triển, mà Lendroid là quỹ do Vignesh Sundaresan sáng lập.)

WhaleStreet đã tổ chức đợt mở bán token B20 vào ngày 23/1 với mức giá 0.36 USD mỗi token.

Sau cuộc đấu giá của Christie’s, giá B20 tăng vọt lên 24.60 USD. Hiện giá đã giảm xuống còn khoảng 14.50 USD, theo CoinMarketCap. Ai mua được token trên WhaleStreet đã xxx khá nhiều tài khoản rồi.

Sự thật đằng sau "thương vụ NFT kỷ lục" 69,3 triệu USD - Hóa ra cũng chỉ là để "pump giá token"?
Token B20 đạt đỉnh $24.6 USD vào ngày 13/03 – chưa đầy 24h sau khi thông tin bức tranh NFT của Beeple được bán với giá 69,3 triệu USD được công bố. Nguồn: CoinMarketCap

Tạm kết về thuyết âm mưu

Đến đây thì tấm màn bí ẩn đã dần được vén ra.

Các nhà theo thuyết âm mưu có thể dễ dàng xâu chuỗi câu chuyện này như sau:

– Metakovan bỏ ra 69,3 triệu USD để mua tác phẩm NFT của Beeple là để pump giá cho token B20 của quỹ NFT Metapurse, vốn được anh ta nắm phần lớn quyền sở hữu.

– Beeple cũng sở hữu “cổ phần” B20 nên dĩ nhiên vui vẻ bán NFT của mình.

– B20 được mở bán trên nền tảng WhaleStreet do “một danh tính khác” của Metakovan phát triển.

Tóm lại, mục đích của thương vụ NFT siêu khủng mà cộng đồng ngưỡng mộ bấy lâu nay là:

Bán ICO token B20 xxx tài khoản > lấy ETH mua NFT giá cao > token tiếp tục pump, tiền tiếp tục chảy vào túi của ai đó…

Sau khi bài viết gốc của cây bút Amy Castor được đăng tải, Vignesh Sundaresan đã liên hệ trực tiếp với cô và yêu cầu gỡ bỏ bài viết vì theo ông, nó chứa đựng nhiều thông tin sai sự thật liên quan đến Coins-e/Casa Crypto. Castor đã từ chối gỡ bỏ bài viết, song chấp nhận sửa đổi các chi tiết trong đó nếu Sundaresan cung cấp được những bằng chứng làm rõ mối quan hệ Coins-e/Casa Crypto. Vignesh Sundaresan đến nay vẫn chưa hồi đáp yêu cầu của Amy Castor.

Về những câu hỏi liên quan đến Metapurse/Metakovan, Sundaresan dường như đang cố tách biệt mình với hai cái tên này khi trả lời rằng cô Castor có thể trực tiếp liên hệ đến tài khoản Twitter của Metapurse cũng như quản trị viên của nền tảng này để được giải đáp.

Khi được một độc giả hỏi về liệu nhà sáng lập TRON (TRX) Justin Sun – người đã “mua hụt” bức tranh 69,3 triệu USD của Beeple – có liên hệ gì với “âm mưu” ở trên không, Castor cho biết cô cũng đã xin bình luận từ phía Sun, song chưa nhận được hồi âm.

Xem bài viết gốc của Amy Castor tại đây.

Jane

Có thể bạn quan tâm:

-19/03/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68