logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Sự cố trên Ethereum, Solana và tầm quan trọng của Blockspace đối với blockchain

-05/05/2022

Trong ngày 01/05/2022, hai trong số các blockchain được sử dụng phổ biến nhất là Ethereum và Solana đã “không thể sử dụng được trong một thời gian”. Cả 2 blockchain này đều gặp sự cố, và nó đều liên quan đến NFT và một khái niệm quan trọng gọi là “blockspace”.

Tìm hiểu về sự cố của Ethereum và Solana

Ethereum đã không thể hoạt động được với việc chi phí gas tăng quá cao (có lúc lên đến 1.5 ETH/giao dịch) khi mà dự án game metaverse Otherside có liên hệ đến bộ sưu tập NFT Bored Ape Yacht Club (BAYC) và đồng ApeCoin (APE) tổ chức hoạt động mint NFT Otherdeed Land.

Độ hot của sự kiện này, cộng hưởng với sức hút của các dự án NFT khác của một loạt dự án NFT trong thời gian qua như Ethereum Name Service (ENS) hay Moonbirds, khiến ta không khó để dự đoán phí gas Ethereum sẽ bị đẩy lên rất nhiều trong quãng thời gian mở bán.

Biến động phí gas trung bình trên mạng Ethereum trong ngày 01/05/2022 cho thấy phí gas đã có lúc chạm mốc hơn 4.800 USD/giao dịch. Nguồn: Glassnode

Trong khi đó, Solana bị các bot NFT spam khiến mạng bị nghẽn, các validator node phải biểu quyết tắt mạng và khởi động lại. Cụ thể, tại một thời điểm, đã có một lượng giao dịch lớn lên tới 4 triệu giao dịch/giây đẩy lên mạng lưới khiến cho mạng lưới của Solana bị quá tải. Hầu hết đều nhận định rằng đây là lượng giao dịch do các bit được tạo ra nhằm tham gia mint thành công NFT (trong thời gian gần đây, NFT trên Solana đang khá bùng nổ, tạo ra lớn nhuận khiến nhiều người muốn tham gia).

Blockspace là gì?

Blockspace là kích thước dữ liệu có thể được đính kèm vào một block giao dịch, dữ liệu này chính là giao dịch mà người dùng thực hiện.

Có thể hiểu, blockspace là một loại hàng hóa cung cấp năng lượng cho các mạng lưới tiền mã hóa. Trong thị trường blockspace, các miner (thợ đào) là những người đóng vai trò sản xuất, các nhóm khai thác sẽ là bên đấu giá và những người dùng là bên đặt giá thầu.

Blockspace được sử dụng như thế nào?

Khi người dùng muốn thực hiện 1 tác vụ (giao dịch/transaction) trên blockchain, transaction sẽ được truyền đi ngang hàng trên các node, kèm theo đó là một khoản phí (fee). Phí này chính là khoản tiền mà user bỏ ra để mua blockspace nhằm cho phép giao dịch được xử lý và đưa vào một khối (block) trên blockchain.

Mỗi một thời điểm, sẽ có rất nhiều block được đề xuất nằm ở cả trạng thái chưa được xác nhận hoặc đã được xác nhận. Các block này đều có xác suất để trở thành block tiếp theo trên chuỗi. Các thợ đào sẽ dùng công cụ để giải phép tính, từ đó tìm ra được block tiếp theo trên chuỗi đổi lại họ sẽ nhận về phần thưởng đào block.

Vì mỗi block sẽ có kích thước giới hạn, trong khi nhu cầu của các giao dịch có thể rất nhiều, do đó tại một thời điểm sẽ chỉ có một lượng giao dịch nhất định được thực hiện. Các giao dịch bị delay sẽ phải chịu sự biến động của thị trường hoặc bị các chương trình chênh lệch giá tất công (arbitrage). Vì vậy, người dùng để đảm bảo giao dịch của mình được ưu tiên, sẽ phải trả một lượng phí nhất định.

Hình ảnh minh họa cho cách mà blockchain hoạt động. Nguồn: Paradigm

Các tiêu chí ảnh hưởng đến Blockspace

Là một loại hàng hóa trừu tượng, không bị kiểm soát và hoàn toàn dựa trên các quy tắc giữa cung và cầu, về cơ bản, chúng ta rất khó để tìm ra các tiêu chí chung ảnh hưởng đến sự thành công của một blockspace.

Tuy nhiên, vì bản chất nó là một loại hàng hóa, được trao đổi dựa trên quy luật cung – cầu, do đó, blockspace cũng sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản sau:

Market Depth (độ sâu của thị trường): để một blockspace thành công, nó cần một số lượng đủ lớn cả người mua (users) và người bán (các miner khai thác). Khi nhu cầu của user tăng lên, các block sẽ xuất hiện đều đặn, liên tục, làm miner được khuyến khích nhiều phần thưởng hơn để khai thác và duy trì mạng, dẫn đến nhiều miners tham gia, khiến mạng ổn định và an toàn hơn, từ đó thu hút nhiều hơn các user mới.

Sự an toàn: Đây là một trong những yêu cầu cơ bản, bất kể là anh em đang giao dịch trong thị trường nào: cổ phiếu, crypto, bất động sản… hay thậm chí là blockspace. Khi người dùng bỏ tiền ra để thực hiện các giao dịch, điều đầu tiên họ cần là giữ cho tài sản của mình an toàn. 

Hạn chế tắc nghẽn: Điều này có 2 ý nghĩa, là giao dịch được thực hiện kịp thời, hoặc nếu trong trường hợp gặp sự cố, giao dịch phải được hủy kịp thời. 

Tại sao không thể có blockspace lớn hơn với chi phí rẻ hơn?

Có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tựu chung lại, lý do chính dẫn tới việc chúng ta không thể có blockspace lớn hơn với chi phí rẻ hơn nằm ở “bộ ba bất khả thi” (trilemma) của các giao dịch blockchain.

Tương tự như blockchain, blockspace cũng có bộ ba bất khả thi của mình gồm:

Một giả thuyết lý tưởng cho blockchain gồm:

  • Censorship Resistance – Bất kỳ ai cũng có thể gửi giao dịch của mình (không bị kiểm duyệt).
  • Spam – Không có các giao dịch spam rác.
  • Low fees – Chi phí thấp.

Rõ ràng, thực tế chúng ta chưa có một blockchain nào làm được cả 3 điều này. Nguyên nhân cũng khá đơn giản:

  • Nếu anh em có một blockchain chi phí rẻ như Solana, lẽ dĩ nhiên có thể rất nhiều bots được tạo ra nhằm spam giao dịch (vì chi phí rẻ).
  • Ngược lại, trên Ethereum, rất ít giao dịch rác, nhưng đổi lại, chi phí cực kỳ cao.
  • Tương tự, nếu chúng ta cho phép bất kỳ ai cũng có thể gửi giao dịch, thì rất khó để đòi hỏi các bot đừng gửi giao dịch spam.

Thông thường, chúng ta chỉ đạt 2/3 tiêu chí nói trên và phải thỏa hiệp tiêu chí còn lại.

Hiện tại, để khắc phục điều này, Solana đã đề xuất việc hạn chế các giao dịch spam bot khi mint các NFT. Đây có thể là cách khắc phục sự cố hữu hiệu nhất hiện tại, tuy nhiên, điều này cũng đã hạn chế tính phi tập trung của Solana khi giới hạn những cá thể được tham gia giao dịch.

Mình tin rằng việc giải quyết vấn để Blockspace sẽ còn cần rất nhiều thời gian, đặc biệt là khi trilemma của blockchain hay trilemma của các Transaction đều là những vấn đề cực kỳ khó giải quyết, cho dù là đối với các Layer-1 nào đi chăng nữa. Tuy vậy, đây cũng là cơ hội cho nhiều dự án mới (ví dụ như Mina – một dự án blockchain với dung lượng siêu nhẹ, có thể phần nào khắc phục điểm hạn chế của blockspace). Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? Đừng quên để lại comment để thảo luận cùng tụi mình nhé.

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-05/05/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68