logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Những điều quan trọng cần biết về Optimism Collective

-27/04/2022

Gần đây, dự án mở rộng quy mô layer-2 cho Ethereum là Optimism đã ra thông báo về việc retroactive token OP cho những người dùng đủ điều kiện, cùng với đó là giới thiệu về Optimism Collective, một bước phát triển mới cho dự án. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Optimism Collective và đánh giá ảnh hưởng của nó tới dự án trong tương lai nhé.

Những điều quan trọng cần biết về Optimism Collective

Để xem thêm chi tiết về sự kiện airdrop token OP của Optimism, anh em có thể đọc bài viết chi tiết của Coin68 tại đây.

Optimism Collective là gì?

Optimism Collective là một thử nghiệm quy mô lớn về “quản trị dân chủ dựa trên kỹ thuật số”, nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng, bền vững của hệ sinh thái phi tập trung trên Optimism.

Optimism Collective sẽ được quản lý bởi tổ chức Optimism Foundation.

Optimism Collective bao gồm các cộng đồng, các dự án và các công dân (dự án gọi là citizen – ám chỉ người dùng), hoạt động dựa trên một hiệp ước mà các bên cùng có lợi ích, với nền tảng là “impact = profit”, có nghĩa là càng tham gia tương tác, xây dựng, chúng ta sẽ càng nhận được lợi ích lớn từ hệ sinh thái.

“Lưỡng viện” Token House và Citizens’ House

Cấu trúc quản lý cốt lõi của Optimism Collective sẽ gồm 2 bộ phận ngang hàng là Token House và Citizens’ House. Hai bộ phận này có nhiệm vụ cân bằng ưu đãi ngắn hạn với tầm nhìn dài hạn.

Hiện, Token House đã được thiết lập ngay sau sự kiện airdrop. Người nắm giữ token OP có thể tham gia vào việc bỏ phiếu quản trị đối với các vấn đề như nâng cấp giao thức, khuyến khích cho một dự án khác trên Optimism…

Song song với Token House chính là Citizens’ House. Citizens’ House sẽ tham gia quản trị về các vấn đề như phân bổ vốn cho giao thức, retroactive,…

Ngoài ra, cả 2 bộ phận đều có thể tham gia bỏ phiểu quyết định các về đề chung như thông số mạng (network parameters), quyền của Citizen…

Mô hình “Lưỡng viện Quốc hội” gồm Token House và Citizens’ House của Optimism Collective

Điểm khác biệt nổi bật là nếu như Token House dựa trên token OP và có thể chuyển nhượng, thì Citizens’ House dựa trên các NFT gọi là Citizenship và không thể chuyển nhượng.

Citizens’ House sẽ gồm những người sở hữu các “soulbound token” – NFT không thể chuyển nhượng, đại diện cho quyền quản trị. Ý tưởng này dựa trên sự lo ngại về việc “quyền lực có thể bị chuyển giao không chính thống”. Hiểu một cách đơn giản, nếu quyền quản trị trên Optimism là một NFT dễ dàng bị chuyển nhượng, khi đó, một hoặc một số cá nhân có thể dễ dàng thâu tóm quyền quản trị để phục vụ cho lợi ích của mình. Để tránh điều này, Citizens’ House tạo ra các NFT không thể chuyển nhượng phục vụ cho việc đại diện quyền quản trị. 

Token House sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho việc khuyến khích, phân bổ token không ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn trong tương lai của Optimism. Dự kiến Citizen sẽ ra mắt vào nửa sau 2022.

Tóm lại, anh em có thể hình dung cơ chế quản trị trên Optimism giống như một “lưỡng viện” gồm thượng viện và hạ viện, có quyền quyết định những vấn đề nhất định và cùng hướng tới một mục đích chung.

“Bull case” cho Optimism

Về cơ bản, khi nhu cầu sử dụng blockspace của Optimism tăng lên => lợi nhuận tạo ra sẽ tăng lên => một phần sẽ được thưởng lại cho builders và users thông qua các chương trình retroactive => thu hút đông đảo user và builder đến với Optimism => lặp lại như vậy.

Đây là một mô hình flywheel khá cơ bản đối với một hệ sinh thái. Tuy nhiên, cá nhân mình thấy mô hình này chưa nhắc nhiều đến việc sử dụng OP – native token của dự án và lợi ích đối với người nắm giữ OP. Đây sẽ là một vấn đề mà chúng ta còn cần phải theo dõi trong tương lai nếu muốn đầu tư token OP dài hạn.

Mô hình kinh tế khép kín của Optimism

Tạm kết

Optimism đã thử nghiệm một mô hình quản trị rất mới trong thị trường. Theo mình, đây là một cú hích mới cho dự án nếu mô hình được vận hành thành công. Tuy vậy, Optimism sẽ còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác trong tương lai, ví dụ như:

  • OP token sẽ đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế của hệ sinh thái, nhất là khi Optimism vẫn đang sử dụng ETH làm đơn vị gas fee?
  • Các Citizenship sẽ được tạo ra và sử dụng như thế nào? Điều kiện để nhận Citizenship là gì?
  • Nếu có những bất đồng giữa Token House và Citizens’ House, đâu sẽ là cách giải quyết để phù hợp với mục đích chung mà Optimism hướng tới?

Ý kiến của anh em về Optimism Collective như thế nào? Đừng quên để lại bình luận để cùng Coin68 thảo luận nhé!

Poseidon

Có thể bạn quan tâm:

-27/04/2022
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68