logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Solana sẽ cho phép người dùng trả thêm phí để giao dịch được ưu tiên

-03/05/2022

Cho phép người dùng trả thêm phí để được ưu tiên giao dịch là một trong những phương án được Solana đề xuất sau vụ việc sập blockchain vào sáng 01/05.

Solana sẽ cho phép người dùng trả thêm phí để giao dịch được ưu tiên

Ethereum và Solana đều “khổ sở” vì NFT

Như đã được Coin68 đưa tin, mạng Solana vào sáng ngày 01/05 đã gặp phải trục trặc kỹ thuật, khiến tất cả hoạt động trên blockchain bị gián đoạn trong hơn 8,5 tiếng.

Nguyên nhân của sự cố xuất phát từ việc các bot trên Solana đã tạo ra một lượng yêu cầu giao dịch khổng lồ để tham gia các đợt mở bán NFT, có lúc lên đến 4 triệu giao dịch/s, khiến các node bị quá tải và mất kết nối.

Solana sau đó đã phải chỉ đạo các validator tạm thời chặn các giao dịch NFT trong quá trình khởi động lại mạng lưới, điều mà đã vấp phải không ít chỉ trích.

Tương tự như Solana, Ethereum trong buổi sáng ngày 01/05 cũng gặp muôn vàn khó khăn vì đợt mở bán NFT của Otherside, vốn đã có lúc đẩy phí giao dịch lên mức hơn 8.400 gwei, tức hơn 2.400 USD. Tuy nhiên, Ethereum vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không ảnh hưởng đến blockchain vì mạng lưới này có kích thước block cố định và sẽ sử dụng phí gas để xác định mức độ ưu tiên thực hiện giao dịch. Ai muốn giao dịch của mình được thực hiện trước thì phải trả phí cao hơn.

Vào những lúc blockchain tắc nghẽn, người dùng ETH thậm chí có thể gây nên những cuộc “gas war” với nhau, đua xem ví tiền của ai dày hơn để được xử lý giao dịch trước – đây chính xác là điều đã xảy ra tại sự kiện mở bán NFT Otherside vừa qua.

Trong khi đó, Solana thì lại muốn giữ cho blockchain của mình luôn ở mức phí thấp, do đó họ không giới hạn kích thước block. Chính vì vậy, một khi nhu cầu sử dụng tăng mạnh, Solana sẽ bị vấn đề quá tải khi hàng triệu giao dịch có phí tương tự nhau được đẩy lên blockchain vào cùng một lúc và yêu cầu hệ thống phải xử lý ngay, trong khi Ethereum thì vẫn tuần tự xử lý khối lượng giao dịch của mình theo cách chọn các giao dịch có phí cao trước.

Hai hướng giải quyết trên đều vì một mục tiêu là tối ưu tài nguyên kích thước block (block space) và phí giao dịch, song đều có ưu và nhược điểm thể hiện rõ trong buổi sáng ngày 01/05. Giữa lúc Solana sập vì không xử lý nổi khối lượng giao dịch lớn đột ngột, Ethereum thì vẫn hoạt động, song ở mức phí cao ngất ngưỡng và không phải người dùng nào cũng sẵn lòng bỏ ra lượng gas gấp 4-5 lần giá trị giao dịch để đưa nó lên blockchain.

Giải pháp của Solana

Vào sáng ngày 03/05, Solana đã đăng tải tuyên bố chính thức của dự án về vụ việc ngày 01/05.

Dự án thừa nhận blockchain Solana đã bị sập vì phải tải đến 6 triệu giao dịch mỗi giây từ các bot mua NFT, khiến các validator bị cạn bộ nhớ RAM trong quá trình tạo block và mất kết nối đến blockchain.

Để tránh điều tương tự lặp lại trong tương lai, Solana đang trong quá trình triển khai 3 nâng cấp mới, gồm;

– QUIC: một cơ chế được xây dựng bởi Google giúp các node và validator trao đổi dữ liệu hiệu quả hơn.

– Ưu tiên cho giao dịch dựa trên tỷ trọng của node: các node có tỷ lệ staking cao hơn sẽ được quyền gửi nhiều giao dịch hơn để xử lý, thay vì việc tự do gửi không phân biệt node như hiện tại.

– Ưu tiên cho giao dịch dựa trên phí: người dùng sẽ được phép trả thêm phí để giao dịch của mình được xử lý trước.

Solana khẳng định việc để người dùng trả thêm phí nhằm ưu tiên giao dịch sẽ không khiến phí chung của toàn mạng lưới đi lên và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh là phí thấp so với cách blockchain khác, bởi sẽ có một mức giới hạn cho mỗi tài khoản về lượng giao dịch được ưu tiên trong mỗi block.

Các thay đổi trên đều đang được Solana bắt tay xây dựng và dự kiến sẽ được tung ra vào phiên bản v1.11.

Một điều được nhiều người chỉ ra trong cách sử dụng ngôn từ của Solana là khi mạng lưới này hoạt động ổn thỏa, họ luôn tự gọi mình là blockchain Solana, còn khi gặp sự cố thì cách gọi lại chuyển về Mainnet Beta – ám chỉ mạng Solana hiện mới đang ở phiên bản thử nghiệm beta chứ chưa phải là phiên bản chính thức.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-03/05/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68