logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

So sánh Uniswap V3, Kyber DMM và Trident – Bài toán “tối ưu thanh khoản” sẽ được giải theo cách nào?

-15/09/2021

Vào hôm nay (15/09), dự án Sushi đã công bố mã nguồn cho sàn Trident (một nền tảng AMM sinh ra  để giúp “tối ưu hoá nguồn thanh khoản”). Vậy tại sao nhiều AMM cần tối ưu nguồn thanh khoản và các dự án lựa chọn giải pháp này như Uniswap V3, Kyber DMM hay Trident có những điểm giống, khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!!!

So sánh Uniswap V3, Kyber DMM và Trident - Bài toán "tối ưu thanh khoản" sẽ được giải theo cách nào?
So sánh Uniswap V3, Kyber DMM và Trident – Bài toán “tối ưu thanh khoản” sẽ được giải theo cách nào?

Sơ nét về mô hình pool AMM truyền thống

Với các anh em nào lần đầu tiếp xúc với khác niệm AMM, thì có thể hiểu nôm na rằng đây là sàn giao dịch phi tập trung. Thanh khoản trong nền tảng sẽ được cung cấp bởi chính user và nếu bất cứ ai muốn mua token X, thì có thể thả token Y vào pool và lấy ra token X.

Công thức chung cho mô hình AMM truyền thống này là x*y=k và anh em nào quan tâm có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:  Một ví dụ về biến động khi tham gia cung cấp thanh khoản và farming

Lý do phải “Tối ưu hoá Thanh khoản”

Mô hình x*y=k có một yếu điểm, đó chính là độ trượt giá (price slippage). Tức khi người dùng giao dịch với một lệnh có kích thước lớn, họ có thể chịu tổn thất về tỷ giá. Ví dụ swap (chuyển đổi) 100.000 USDC sang USDT thì chỉ còn thu được 99800 USDT.

Có thể với các cặp giao dịch stablecoin-stablecoin, biến động này là không đáng kể, tuy nhiên với các cặp giao dịch thiếu thanh khoản (tức lượng token trong pool không đủ dày), vấn đề trượt giá sẽ trở nên cực kì trầm trọng cho người dùng.

Đó là lí do vì sao các giải pháp thanh khoản cho AMM ra đời. Hiểu nôm na, tỷ giá giao dịch của các pool AMM sẽ được tinh chỉnh linh hoạt tuỳ thuộc vào tình huống mà user cần, nhằm giảm thiểu trượt giá xuống mức thấp nhất có thể.

Các dự án đang đi theo mô hình này

Uniswap V3 – Thanh khoản tập trung

Whitepaper của Uniswap V3 được công bố vào giai đoạn tháng 03/2021, giới thiệu cơ chế “Thanh khoản Tập trung”.

Thông tin chi tiết của sản phẩm Uniswap V3, bọn mình đã đề cập trong bài giải thích dưới đây:

> Xem thêm: Uniswap v3 – Đường dài mới biết ngựa hay?

Chú thích: Khuyến nghị anh em đọc bài dưới đây để hiểu khái quát mô hình “Thanh khoản Tập trung” ở trên trước khi đọc tiếp phần còn lại của bài viết này.

Nguồn: Whitepaper Uniswap V3
Nguồn: Whitepaper Uniswap V3

Ý tưởng chung đó là đương đường cong màu xanh – virtual reserves tiến sát hơn về trục gốc (tức thành đường màu cam – real reserves). Điều này giúp biến động tỷ giá được giảm xuống khi có sự thay đổi lượng token X,Y trong pool. Nói đi cũng phải nói lại, Uniswap v3 vẫn có một vài yếu điểm như sau:

  • Phí giao dịch không tự tái đầu tư: Với các phiên bản v1, v2, phí giao dịch thu được sẽ tiếp tục được deposit ngược vào pool thanh khoản, giúp làm dày thanh khoản trong pool, đồng thời giúp người cung cấp thanh khoản (LP – Liquidity Provider) hưởng được lãi kép. Tuy nhiên, do đặc thù của V3 là các price range (khung giá mà LP cung cấp thanh khoản), phí giao dịch thu được sẽ không thể tiếp tục được deposit ngược lại vào pool cho LP.
  • Nếu giá thị trường rời khỏi vùng price range mà LP đã cung cấp thanh khoản, LP sẽ không được chia lợi tức từ phí giao dịch pool thu được. Chính vì vậy, có rất nhiều giải pháp như Gelato đã “phải” ra đời để bù lắp vào khoảng trống này của Uniswap v3.

Kyber DMM – Hệ số biến động Amplitude

Kyber DMM (hay Dynamic Market Making – tạm dịch: Cơ chế Tạo lập Thị trường Linh hoạt) là sản phẩm mới của KyberSwap. Cho anh em nào đã quen với KyberSwap từ những năm đầu sơ khởi của DeFi, thì hiện nền tảng này đã dịch chuyển sản phẩm sang Krystal (với định vị là một DeFi Hub – nơi tổng hợp toàn bộ các thao tác một user cần trong lĩnh vực DeFi). Mình cũng đã thử trải nghiệm sản phẩm của Krystal và có một vài nhận định cá nhân trong clip dưới đây, anh em nào quan tâm có thể xem qua nhé:

>> Xem thêm: DeFi Use: Review Krystal – Giải pháp DeFi all-in-one

Bây giờ chúng ta sẽ quay về giải pháp “Hệ số Amplitude” của Kyber DMM nhé. Ý tưởng này được đội ngũ Kyber công bố vào tháng 02/2021 – trước cả khi Uniswap V3 cung cấp whitepaper của mình. Về cơ bản Kyber cũng hướng đến việc tập trung thanh khoản ở một vùng nhất định. Kyber cũng có cách tiếp cận đưa đường cong tỷ giá về sát với trục gốc hơn (tức đường màu xanh dương đứt nét trong hình dưới đây).

Đỏ: Uniswap, Xanh lá: Curve, Xanh dương: Kyber DMM
Đỏ: Uniswap, Xanh lá: Curve, Xanh dương: Kyber DMM

Điểm khác biệt với Uniswap V3:

  • Dynamic fee: Khi cung cấp thanh khoản trên V3 của Uniswap, người dùng chỉ có thể bó buộc trong 3 lựa chọn phí giao dịch là 0.05, 0.3 và 1%. Tuy nhiên, pool của Kyber DMM sẽ cho phí giao dịch dao động tuỳ theo biến động của thị trường. Ví dụ, khi thị trường giao dịch nhiều, phí giao dịch được điều chỉnh cao lên, từ đó giúp giảm Impermanent Loss (tổn thất ước lượng) cho các LP.
  • Chỉ số Amplitude: Thay vì yêu cầu người dùng chọn Price Range như V3, Kyber sẽ tinh gọn khâu lựa chọn ban đầu cho user, với việc ứng dụng chỉ số Amplitude cho từng pool. Chỉ số này càng thấp thì biến động tỷ giá trong pool càng thấp, từ đó giúp lượng vốn trong pool được sử dụng tối ưu hơn. Hướng tiếp cận này giúp LP vẫn được hưởng phần chia phí giao dịch dù tỷ giá có biến động ra khỏi một Price Range nhất định như Uniswap v3.

Trident (nhánh sản phẩm của Sushi)

Vào thời điểm bài viết, phía Sushi cũng vừa giới thiệu mã nguồn cho sản phẩm Trident.

Hiện vẫn chưa có nhiều tài liệu mô tả cách hoạt động của sản phẩm mới này. Tuy nhiên, theo những giới thiệu trước đó, cách tiếp cận của Trident sẽ là tổng hợp các dạng pool phổ biến nhất hiện nay là Curve, Balancer, Uniswap.

Thông tin về Trident thì anh em nào quan tâm có thể đọc trong bài dưới đây nhé:

> Xem thêm: SushiSwap ra mắt AMM mới: Trident

Điểm khác biệt của Trident đó là được xây dựng trên nền tảng thanh khoản của BentoBox, thay vì phải tự thu hút thanh khoản theo cách truyền thống của 2 cái tên nói trên. Đây được kì vọng là một trong những mảnh ghép giúp hệ sinh thái Sushi trở nên khép kín để lưu giữ dòng tiền.

Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua các giải pháp giúp sử dụng vốn hiệu quả của các AMM phổ biến hiện nay. Hi vọng bài viết trên đây mang lại được nhiều giá trị cho anh em.

Nếu quan tâm và muốn thảo luận chuyên sâu về thị trường DeFi, anh em có thể tham gia ngay cộng đồng Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-15/09/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68