logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

So sánh “mạng con” Subnet của Avalanche và Supernet của Polygon

-20/03/2023

Việc phát triển các sidechain (chuỗi phụ) đang là mô hình ưa chuộng của các blockchain lớn đang tìm cách giải quyết vấn đề quá tải lưu lượng cũng như mở rộng mạng lưới của mình. Đích đến là vậy nhưng mỗi blockchain sẽ có một cách triển khai khác nhau, bài viết này sẽ làm rõ sự khác nhau giữa sidechain “Subnet” của Avalanche và “Supernet” của Polygon và so sánh ưu nhược của hai mạng con này. 

So sánh “mạng con” Subnet của Avalanche và Supernet của Polygon

So sánh Avalanche Subnet và Polygon Supernet

Về mục đích

Subnet hoạt động như một “lát cắt” nhỏ hơn của Avalanche. Thay vì tự xây thêm blockchain đơn lẻ, nhà phát triển sẽ tạo ra nhiều blockchain song song mà vẫn thừa hưởng những đặc tính như bảo mật, tốc độ và cộng đồng của Avalanche.

Cấu trúc P,C và X chain của Avalanche – Nguồn: Avalanche

Trong khi đó, Supernet của Polygon lại có mục đích hoàn toàn khác. Một Supernet được tạo ra để kết nối các ứng dụng crypto – từ DeFi, GameFi và cả Web3 – có sẵn lại với nhau và hỗ trợ cho việc tương tác qua lại giữa các mạng, trong khi blockchain gốc sẽ trở thành nơi xử lý giao dịch là chính.

Mô phỏng các mạng Supernet của Polygon

Về quy mô

Như đã đề cập ở trên, Subnet sẽ là một chuỗi nhỏ hơn được nhân bản và nằm trong khuôn khổ Avalanche. Muốn xây dựng Subnet, các nhà phát triển sẽ sử dụng địa chỉ mạng riêng biệt của Avalanche.

Mặt khác, Supernet lại được gọi là “mạng của mạng”, tức nó có thể bao gồm cả subnet và nhiều mạng lưới khác, mọi Supernet đều có thể trao đổi giá trị và thông điệp với các Supernet khác và với mainnet của Ethereum.

Về khả năng bảo mật

Cũng từ mục đích và quy mô của hai kiểu mạng con, khả năng bảo mật của chúng cũng có những ưu nhược tương ứng, cụ thể:

– Subnet được đánh giá cao hơn ở khả năng bảo mật vì nó được quản lý riêng biệt, trường hợp xảy ra sự cố sẽ không gây ra tác động lên toàn bộ chuỗi lớn. 

– Ngược lại, Supernet thì sẽ có khả năng bị tấn công cao hơn do mô hình kết nối đa mạng của nó, làm tăng những thách thức trong việc bảo trì hệ thống.

Về công nghệ 

Tuy cùng được phát triển để hỗ trợ mở rộng, Subnet và Supernet được lập trình với những quy tắc rất khác biệt, từ giao thức consensus, khả năng xử lý, cho đến số lượng validator… Một vài so sánh được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Avalanche Subnet sử dụng cơ chế đồng thuận Snowman Proof-of-Stake cho phép các hợp đồng thông minh có thông lượng cao, khả năng mở rộng vô hạn mà vẫn có được tính phi tập trung.

Mặt khác, Polygon Supernet sử dụng giao thức đồng thuận IBFT (Istanbul Byzantine Fault Tolerance). Cơ chế này sẽ chọn ngẫu nhiên một trình xác thực và sự đồng thuận có thể đạt được ngay cả khi một vài trình xác thực gặp vấn đề hoặc offline, lượng validator lại được giới hạn ở con số 100. Chính vì vậy, cơ chế này vô tình hy sinh tính phi tập trung của chuỗi. 

Có thể thấy Avalanche cũng vượt trội hơn về tốc độ xử lý lượng giao dịch, gấp 3 lần so với Polygon. 

Ngoài ra, cả Avalanche và Polygon đều mong muốn tăng nhu cầu nắm giữ AVAX và MATIC thông qua việc chỉ định số lượng staking tối thiểu để bảo đảm mạng lưới của mình. 

Cập nhật Avalanche Subnet và Polygon Supernet ở hiện tại

Avalanche Subnet

Theo thống kê của ví Core của Avalanche, mạng lưới này hiện có 16 subnet đã được xây dựng và phát triển đến từ đa dạng lĩnh vực bao gồm: 

  • GameFi: Crabada, DeFi Kingdom, MetaDOS, Pulsar, DOS, Loco Legends. 
  • DeFi: sàn DEX Dexalot, Intain Market.
  • NFT/Metaverse: WrapTag, XANA, Step Network, Numbers Protocol, XPLUS.
  • Cơ sở hạ tầng: D-chain, WAGMI, Green Dot.

Ngoài ra, một số dự án game dự kiến ​​sẽ ra mắt trên Avalanche Subnet bao gồm Shrapnel, Ascenders, Castle Crush, Wild Life và Ragnarok. 

Tuy nhiên, mô hình Subnet trong năm 2022 bị đánh giá là chưa hiệu quả vì sự suy sụp của thị trường crypto, cũng như việc không mang đến những phát minh đột phá hay sản phẩm mới.

Polygon Supernet 

Trong thông báo ra mắt Supernet hồi tháng 04/2022, Polygon đã cung cấp một quỹ hỗ trợ 100 triệu USD cho các dự án mong muốn xây dựng Supernet.

Hiện có 9 dự án đã tích hợp Supernet trên Polygon đến từ lĩnh vực fintech truyền thống cũng như blockchain, bao gồm: Ankr, AE Studio, Gateway, Stardust, Blockgen Studio, Nethermind, Ethernal, SettleMint và MVP Workshop.

Tham khảo CoinTelegraph

Có thể bạn quan tâm:

-20/03/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68