Một đề xuất mới của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) nhằm xác định lại ý nghĩa của việc trở thành một nhà kinh doanh chứng khoán đang mang lại khá nhiều tín hiệu tiêu cực cho lĩnh vực DeFi.
Đề xuất sẽ mở rộng định nghĩa “đại lý môi giới” bao gồm những cá nhân và doanh nghiệp sử dụng công nghệ giao dịch tự động và thuật toán để thực hiện các giao dịch cũng như cung cấp tính thanh khoản trên thị trường.
Đáng lưu ý hơn, SEC dường như nhắm hoàn toàn vào các nhà giao dịch tiền mã hóa, vấn đề mà cơ quan quản lý đã phải “vật lộn” giám sát kể từ năm 2014 cho đến nay. Bằng chứng là một chú thích được nêu rõ trong văn bản 200 trang cho biết quy tắc cũng sẽ áp dụng cho các tài sản mã hóa đã được coi là chứng khoán.
This comes shortly after the SEC proposed a different rule that would expand the definition of regulated “alternative trading systems” to include operators of “communication protocol systems.”
That rule was ~600 pages but didn’t say DeFi even once either. https://t.co/DiobKEEY6M
— Jake Chervinsky (@jchervinsky) March 28, 2022
Theo đó, nhiều chuyên gia phân tích kỳ trên thị trường đã ngay lập túc gióng lên hồi chuông cảnh báo, gọi đây là “cuộc tấn công” toàn diện vào lĩnh vực DeFi của SEC. Gabriel Shapiro, cố vấn chung tại công ty nghiên cứu crypto Delphi Digital, cho biết nếu đề xuất được chấp nhận và quy tắc được thực thi, chẳng khác nào SEC đang “giết chết” nền công nghệ tương lai.
it’s an all-out shadow attack on decentralized finance https://t.co/MSfwDYftgU
— _gabrielShapir0 (@lex_node) March 28, 2022
Thông qua đề xuất mới, tất cả nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) và các nhà cung cấp thanh khoản có tổng tài sản hơn 50 triệu USD phải chịu quản lý dưới sự bàn tay của SEC và do đó họ bắt buộc tuân theo các yêu cầu đăng ký từ SEC.
Hơn nữa, Shapiro lập luận bất kỳ sàn giao dịch phi tập trung nào (DEX) phù hợp với các tiêu chí mới theo đề xuất như không thực hiện đăng ký với SEC sau đó đều có thể bị tuyên bố là một đại lý môi giới chưa đăng ký. Về cơ bản, đây được xem là một trọng tội theo Luật chứng khoán Hoa Kỳ.
Song, có thể nhận thấy SEC đang làm đúng với những gì mà Chủ tịch Gary Gensler đã tuyên bố thông qua ý chí “răn đe” thị trường quyết liệt sau lệnh hành pháp của Tổng thống Biden, bất chấp những lời kêu gọi nhẹ tay từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ.
Riêng về thị trường DeFi, SEC từng có những cảnh báo nhất định về lĩnh vực trong 2021. Cụ thể, sau khi có đến hai lần khẳng định muốn “thanh lọc” các công ty tiền mã hóa, SEC ngay lập tức “sờ gáy” lĩnh vực DeFi cùng đề xuất yêu cầu các sàn giao dịch tiền mã hoá lớn phải đăng ký với SEC. Nặng nề hơn, cơ quan quản lý đã tiến hành điều tra sàn DEX lớn nhất thế giới Uniswap và thẳng thừng từ chối Coinbase trong quá trình ra mắt sản phẩm cho vay crypto, mặc dù Coinbase nhiều lần muốn cởi mở làm việc với SEC.
Song, điều bất ngờ hiện tại là SEC đã hành động rất âm thầm trong thời gian qua trước khi công bố thông tin. Thậm chí, Shapiro còn cho rằng SEC không quan tâm đến những người tham gia không gian DeFi thông qua đề xuất lần này. Tất cả chỉ đơn thuần là cái cớ cho một lệnh cấm toàn diện, không phải yêu cầu đăng ký gì cả.
I think also shows that the SEC has 0 interest in DeFi participants “coming in & registering”
Can you imagine FINRA processing 100,00 dealer applications from individual DeFi liquidity providers?
NFW–it’s a ban, not a registration requirement
— _gabrielShapir0 (@lex_node) March 28, 2022
Xét trên diễn biến thị trường, DeFi lại đang cực kỳ bất ổn trong thời gian qua, phần lớn bị ảnh hưởng bởi tuyên bố ra đi bất ngờ của “bố già” DeFi Andre Cronje và sự gián đoạn của thị trường chung. Hàng loạt các vụ tấn công flash loan DeFi, diễn ra chỉ trong một tuần trở lại đây. Đỉnh điểm là vụ hack của nhà sáng lập quỹ đầu tư DeFiance cũng như dự án stablecoin trên Solana – Cashio Dollar (CASH), gây thiệt hại lên đến 52,8 triệu USD, đã khiến nhà đầu tư trở nên rất e dè với lĩnh vực này.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: