bitflyer đã cho ngưng các hoạt động gửi và rút tiền trong quá trình xác minh KYC đang được diễn ra.
bitFlyer thắt chặt an ninh
Sàn trước đó đã nhận được lệnh yêu cầu cải thiện hoạt động kinh doanh từ Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản FSA) vào tháng 6 do không đủ biện pháp chống rửa tiền. bitflyer cũng báo cáo rằng đã trì hoãn việc tiếp tục kinh doanh vì đang muốn kiểm tra danh tính của khách hàng một cách kỹ lưỡng hơn, đồng thời tạm cho ngừng đăng ký thêm tài khoản mới vào tháng trước và điều này có thể kéo dài một thời gian do thiếu nhân lực.
- Xem thêm: Bị FSA “quở trách”, hai phó chủ tịch hiệp hội sàn giao dịch tự quản Nhật Bản rút lui
Trong giao dịch tiền điện tử, việc gửi và rút tiền là các giai đoạn chính của hành vi phạm pháp rửa tiền. Theo FSA, bitFlyer đã bỏ qua các bước xác nhận danh tính của người dùng và vô tình tạo điều kiện thuận lợi để xã hội đen và mafia Nhật Bản dùng tiền điện tử làm công cụ để rửa tiền. Vì lý do này, công ty hiện đang “rà soát” lại danh sách khách hàng của mình cùng tất cả các khoản tiền gửi và rút tiền đang được “quét”.
Yakuza – Mafia của Nhật Bản như “hổ mọc cánh” nhờ tiền điện tử
Một khách hàng cho biết mặc dù yêu cầu rút tiền của ông là vào ngày 25 tháng 6 nhưng ông đã không thể xác nhận giao dịch vào tận sáng ngày 2 tháng 7.
Tháng 5 năm ngoái, tờ báo Mainichi tiết lộ rằng một số bộ phận của tổ chức tội phạm chuyên nghiệp của Nhật Bản – thường được gọi là Yakuza – đang sử dụng các giao dịch tiền điện tử để rửa tiền. Các băng đảng Yakuza đã bị cáo buộc chuyển hơn 270 triệu USD tiền của họ ra nước ngoài.
FSA nói với news.Bitcoin.com:
Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị (6 sàn giao dịch tiền điện tử của Nhật Bản) cắt đứt tất cả các mối quan hệ với các lực lượng chống đối xã hội.
Khi ngành công nghiệp tiền điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản, FSA đã chỉ ra sự cần thiết cho các sàn giao dịch cùng với chính quyền địa phương để có thể tạo ra một môi trường an toàn cùng các hệ thống giám sát bao gồm cả việc kiểm tra ID của người dùng.
Mặc dù Nhật Bản được biết đến với sự hợp tác của lực lượng cảnh sát với Yakuza, các luật miễn trừ tổ chức tội phạm gần đây có hiệu lực vào năm 2011 đã hình sự hóa cá nhân hoặc công ty sử dụng chúng nhằm tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh của họ. Các nhà chức trách gửi một cảnh báo giống như việc FSA đã làm vào ngày 22 tháng 6, cảnh báo nếu vẫn “cố chấp” kinh doanh với Yakuza thì người phạm luật sẽ bị công khai tên tuổi, bị phạt hành chính hoặc nặng nhất là đi tù.
Theo news.Bitcoin.com