logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Royalties Fee (Phí bản quyền) - Nguồn thu nhập thụ động dành cho những nhà sáng tạo và nghệ sĩ NFT 

-23/05/2023

Royalties Fee (Phí bản quyền) là khoản phí mà những nhà sáng tạo, nghệ sĩ NFT nhận được mỗi khi tác phẩm của họ được bán trên các NFT Marketplace. Royalties fee không chỉ là nguồn thu nhập thụ động mà còn là động lực giúp cho những nhà sáng tạo hay nghệ sĩ NFT tạo ra những tác phẩm độc đáo khác trong tương lai. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Royalties Fee thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Royalties Fee (Phí bản quyền) - Nguồn thu nhập thụ động dành cho những nhà sáng tạo và nghệ sĩ NFT 

Royalties Fee (Phí bản quyền) NFT là gì?

Royalties fee (Phí bản quyền) là khoản phí mà những nhà sáng tạo hay nghệ sĩ NFT nhận được mỗi khi tác phẩm của họ được bán trên các NFT Marketplace. Tỷ lệ phần trăm phí bản quyền được thiết lập bởi người tạo ra bộ sưu tập NFT và thường dao động trong mức từ 2% đến 10%.


Royalties Fee (Phí bản quyền) NFT 

Bạn có thể quan tâm:

Phí bản quyền của NFT hoạt động như thế nào?

Khi một NFT được mint, người tạo ra NFT có quyền tùy chỉnh tỷ lệ phần trăm phí bản quyền mà họ sẽ nhận được bất cứ khi nào NFT của họ được bán trong tương lai. Tỷ lệ phần trăm thường nằm trong khoảng từ 2% đến 10% nhưng nó có thể được tùy chỉnh theo ý muốn của người tạo NFT. 

Khi một NFT được bán lại trên NFT Marketplace, tỷ lệ phần trăm tiền bản quyền sẽ tự động được khấu trừ khỏi giá bán và được thanh toán cho người tạo ra NFT. Tính năng này cho phép những người sáng tạo, nghệ sĩ NFT kiếm được nguồn thu nhập thụ động từ tác phẩm của họ ngay cả sau khi nó đã được bán.

Phí bản quyền được thêm vào NFT bằng cách nào?

Để thêm phí bản quyền vào NFT, những nhà sáng tạo có thể sử dụng một smart contract để quản lý việc này trên blockchain. Smart contract sẽ đảm bảo rằng khi một NFT được bán hoặc chuyển nhượng, phí bản quyền sẽ được chuyển đến chủ sở hữu bản quyền của NFT.

Để thực hiện điều này, những nhà sáng tạo có thể sử dụng các dịch vụ và công cụ từ OpenSea hoặc SuperRare để tạo NFT và thiết lập smart contract cho phép thu phí bản quyền. Coin68 sẽ lấy ví dụ cách thiết lập tiền bản quyền cho NFT trên OpenSea như sau:

Bước 1: Nhà sáng tạo nhấp vào NFT đã được mint trên OpenSea sau đó nhấn vào “My Custom Contract”.

Sau khi vào giao diện trong “My Custom Contract", nhấp vào biểu tượng hình bút chì để thiết lập phí bản quyền.

Bước 2: Nhà sáng tạo có thể thiết lập phần trăm phí bản quyền theo ý muốn của họ với tối đa là 10%. Ngoài ra, nhà sáng tạo cũng sẽ điền địa chỉ ví để nhận phí bản quyền của họ tại đây.

Bước 3: Để lưu những thiết lập về phí bản quyền, nhà sáng tạo sẽ thực hiện một giao dịch on-chain để hoàn thành thiết lập.

Khi một NFT được bán hoặc chuyển nhượng, smart contract sẽ trích phần phí bản quyền đã được tính từ giá bán NFT và chuyển đến tài khoản của những nhà sáng tạo. Quá trình này được thực hiện tự động và minh bạch trên blockchain.

Cách tính phí bản quyền NFT

Lấy ví dụ khi người dùng A muốn mua NFT BAYC trên OpenSea từ người dùng B đang sở hữu NFT đó với giá 47 ETH. Yuga Labs thiết lập mức phí bản quyền là 2.5% cho mỗi giá bán thành công NFT BAYC trên OpenSea.


Yuga Labs thiết lập phí bản quyền 2.5% cho bộ sưu tập NFT BAYC

Khi người dùng B bán thành công NFT BAYC cho người dùng A với giá 47 ETH, OpenSea sẽ chuyển NFT cho người dùng A và chuyển phí bản quyền đến Yuga Labs là 47 x 2.5% = 1.17 ETH. Ngoài ra, OpenSea cũng thu 2.5% phí giao dịch từ số tiền bán NFT và người dùng B sẽ chịu tổng cộng 5% phí khi bán lại NFT BAYC. 

Lợi ích của phí bản quyền mang lại cho những nhà sáng tạo và nghệ sĩ NFT

Một số lợi ích của phí bản quyền cho nghệ sĩ, nhà sáng tạo NFT bao gồm:

  • Tạo ra nguồn thu nhập bền vững: Phí bản quyền đảm bảo cho những nghệ sĩ, nhà sáng tạo NFT có thể tiếp tục nhận được thu nhập từ các tác phẩm của họ trong những lần bán tiếp theo.

  • Đảm bảo tính công bằng: Phí bản quyền giúp đảm bảo tính công bằng cho nghệ sĩ, nhà sáng tạo NFT đặc biệt trong trường hợp NFT của họ trở nên phổ biến và có giá trị lớn hơn. Việc thu phí bản quyền đảm bảo rằng họ sẽ nhận được một phần lợi nhuận giá trị tăng lên từ tác phẩm của mình.

  • Tạo động lực cho việc sáng tạo: Khi những nghệ sĩ, nhà sáng tạo NFT biết rằng họ sẽ nhận được một phần giá trị khi tác phẩm của họ được bán hoặc chuyển nhượng, họ sẽ có động lực để tiếp tục sáng tạo và phát triển những tác phẩm khác.

Tại sao các NFT Marketplace muốn “loại bỏ” phí bản quyền NFT?

Một số NFT Marketplace như Sudoswap, LooksRare, X2Y2 đã từng có những động thái điều chỉnh đến phí bản quyền của những bộ sưu tập NFT. Cụ thể, những NFT Marketplace được kể trên cho phép người mua NFT có thể tùy chọn tỷ lệ phần trăm phí bản quyền mà họ muốn trả thay vì tỷ lệ phần trăm tiền bản quyền đã được nhà sáng tạo thiết lập trước đó. Tỷ lệ phần trăm đó có thể là 0% trên hầu hết các giao dịch liên quan đến NFT đó.

Việc điều chỉnh thậm chí có thể nói là “loại bỏ” phí bản quyền từ những NFT Marketplace trên giúp tạo ra giá cạnh tranh hơn cho các NFT. Nếu một NFT có phí bản quyền, giá của nó sẽ cao hơn so với một NFT không có phí bản quyền. Việc loại bỏ phí bản quyền có thể giúp các NFT Marketplace thu hút nhiều người dùng hơn từ đó kiếm được nhiều doanh thu hơn. Tuy nhiên, điều này đã gây ra những tranh cãi “nảy lửa” xoay quanh vấn đề phí bản quyền từ những nhà sáng tạo và nghệ sĩ trong cộng đồng NFT. 

Tác động của việc “loại bỏ” phí bản quyền NFT đối với cộng đồng những nhà sáng tạo và nghệ sĩ NFT

Nhiều nhà sáng tạo và nghệ sĩ đã “tẩy chay” những NFT Marketplace không hỗ trợ phí bản quyền cho những bộ sưu tập NFT. Chính vì phản ứng dữ dội đó, một số NFT Marketplace đã phải khôi phục lại phí bản quyền cho các bộ sưu tập NFT.

Ví dụ như Magic Eden đã khôi phục lại phí bản quyền là 3.33% chỉ sau vài tuần thiết lập chúng ở mức 0%. Ngoài ra, X2Y2 cũng đã khôi phục phí bản quyền cho tất cả các bộ sưu tập NFT được niêm yết trên nền tảng của họ sau hơn 2 tháng “loại bỏ” nguồn thu nhập thu động của những nhà sáng tạo NFT.

Ưu và nhược điểm của phí bản quyền NFT

Ưu điểm

Phí bản quyền NFT có những ưu điểm sau:

  • Phí bản quyền giúp cho những nhà sáng tạo, nghệ sĩ NFT có được nguồn thu nhập thụ động mỗi khi tác phẩm được bán cho chủ sở hữu mới.

  • Phí bản quyền tạo động lực cho những nhà sáng tạo, nghệ sĩ có thể tạo ra những tác phẩm độc đáo trong tương lai.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì phí bản quyền NFT cũng có những nhược điểm sau:

  • Những kẻ lừa đảo sẽ sao chép những bộ sưu tập NFT Bluechip như BAYC, DeGods,... và tạo ra những tác phẩm giả mạo để trục lợi phí bản quyền đáng lẽ nên thuộc về Yuga Labs hay Dust Labs.

  • Khi phí bản quyền được thêm vào thì giá trị của NFT sẽ tăng và khiến cho nhiều người không muốn mua vì giá cao hơn so với những NFT khác. Điều này có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường NFT.

  • Nếu mức phí bản quyền quá cao, nó có thể làm giảm khả năng bán NFT từ chủ sở hữu vì họ sẽ phải chịu phí bản quyền. Điều này có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường NFT.

Tổng kết

Royalties fee (Phí bản quyền) là khoản phí mà những nhà sáng tạo hay nghệ sĩ NFT nhận được mỗi khi tác phẩm của họ được giao dịch trên các NFT Marketplace. Phí bản quyền dành cho NFT có ưu lẫn nhược điểm khác nhau nhưng chung quy đây vẫn là nguồn thu nhập thu động dành cho những nhà sáng tạo, nghệ sĩ NFT mà còn là động lực cho họ có thể tạo ra những tác phẩm độc đáo khác trong tương lai.

Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Royalties Fee (Phí bản quyền) của NFT.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.
-23/05/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68