logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

“Người nói có, kẻ bảo không” – Rốt cuộc thì Ethereum có phải là chứng khoán hay không?

-06/05/2018
Người nói đúng, kẻ bảo sai - Rốt cuộc thì Ethereum có phải là chứng khoán hay không?
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Ethereum (ETH), đồng tiền điện tử có vốn hoá thị trường lớn thứ 2 thế giới, đang nằm dưới con mắt soi xét kỹ càng của các nhà chức trách Hoa Kỳ trong tháng 5 này.

[button color=”” size=”” type=”round” target=”” link=”https://coin68.com/product/vi-cung-trezor-trezor-hardware-wallet”]Đặt mua ví cứng TREZOR ngay[/button]

Như Coin68 đã cập nhật trong các bài viết trước, Ethereum đang bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cùng với Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) âm thầm điều tra đợt mở bán token hồi năm 2014. Cụ thể, tờ Wall Street Journal hồi đầu tuần đưa tin là các cơ quan giám sát thị trường đang xem xét kỹ càng đồng tiền số này để quyết định xem liệu Ethereum có nên được xếp vào hạng mục chứng khoán tham chiếu theo Luật Chứng khoán năm 1933 hay không.

Ethereum đang bị giới chức Mỹ điều tra, nhiều khả năng đợt ICO năm 2014 là “chào bán chứng khoán trái phép” – Coin68 – Tin tức bitcoin, blockchain, tiền điện tử mỗi ngày

Các nhà quản lý chứng khoán cấp liên bang của Mỹ đang âm thầm điều tra xem thử Ethereum (ETH), đồng tiền điện tử có vốn hoá thị trường lớn thứ hai thế giới, có nên được xếp loại là một dạng chứng khoán hay không.


Tâm điểm chính của các nhà lập pháp là các token ETH chào bán trong đợt presale hồi năm 2014. Theo báo cáo tổng kết thì 31.000 BTC đã được thu về bởi Ethereum Foundation (tổ chức điều hành hoạt động của ETH) và sẽ được sử dụng để phát triển đồng điện tử này. Chỗ 31.000 BTC trên trị giá khoảng 18,3 triệu đô la vào thời điểm mở bán (và khoảng 300 triệu đô vào thời điểm bài viết được thực hiện).
Các nhà quản lý tài chính quan ngại rằng chính đợt presale cũng có thể bị liệt vào dạng chào bán chứng khoán vì các nhà đầu tư khi mua token đều kỳ vọng là giá trị của những đồng token ấy sẽ tăng trưởng trong tương lai. Nếu trường hợp này được cho là đúng thì nhà sáng lập Ethereum buộc phải đăng ký ETH như là một chứng khoán trước khi tổ chức đợt chào bán nói trên.
Các nhà quản lý SEC và CFTC đã lên kế hoạch hợp với nhau vào ngày 7 tháng 5 tới đây để bàn về những hành động thích hợp cho vấn đề này. Một trọng tâm khác trong cuộc họp là về những ảnh hướng của Ethereum Foundation có đối với đồng điện tử của họ.

Đồng sáng lập Ethereum lên tiếng bác bỏ

Hồi đầu tháng 5, đồng sáng lập của Ethereum Foundation, ông Joseph Lubin, đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên tại một hội thảo công nghệ tổ chức tại bang New Orleans. Lubin tự tin rằng không có lý do gì mà có thể khiến tiền điện tử bị liệt vào dạng chứng khoán, nói:

“Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để trao đổi với các luật sư ở Mỹ và những quốc gia khác, và cực kỳ thoải mái khi nói rằng Ethereum không phải là một loại chứng khoán; thực tế nó chưa bao giờ là một chứng khoán cả … không hề giống như cách mà các nhà quản lý đang nhìn nhận nó.”

 

Ngoài ra, Lubin tin rằng Ethereum không cần bị chính quyề giám sát vì đồng này không hề có một đặc điểm nào có liên hệ đến chứng khoán.

Phép thử Howey

Vào năm 1946, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tổ chức phiên tòa giữa SEC và WJ Howey Co. Theo Investopedia, vụ kiện này đã tạo ra nền tảng cho một phép thử chứng khoán phổ biến hiện nay, được biết đến với tên gọi “phép thử Howey”.
Câu chuyện là vào thời đó, công ty Howey đã bán một phần trang trại trồng cam của mình cho các nhà đầu tư, những người mà mong chờ được nhận lại một phần lợi nhuận từ hoạt động của trang trại. Và cuối cùng thương vụ này đã bị Tòa án Tối cao liệt vào loại hợp đồng chứng khoán theo định nghĩa sau của Thẩm phán Murphy:

Thương vụ này bao gồm việc đầu tư tiền vào một doanh nghiệp đại chúng mà lợi nhuận chỉ sinh ra từ nỗ lực của những người khác.

Nói một cách nôm na thì phép thử Howey được dùng để xác định giá trị sinh ra của một giao dịch giữa hai bên có phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của một trong hai bên. Phép thử này đồng thời cũng là mọt chủ đề gây nhiều tranh cãi khi được mang áp dụng cho tiền điện tử, đặc biệt là các dự án ICO.

Những lập luận chống lại việc phân loại ETH là chứng khoán

Tuy nhiên, trong trường hợp của Ethereum, Lubin cho rằng đồng tiền này không phải là chứng khoán vì hai lý do:
Thứ nhất, Blockchain của Ethereum sẽ chỉ có thể hoạt động khi có sự tham gia của các thợ đào, những người giúp tạo ra block mới và mở ra token ETH. Lubin tin rằng việc nhiều bên tham gia vào việc tạo ra giá trị cho token sẽ loại trừ khả năng nó bị liệt vào chứng khoán.

“Tôi nghĩ chúng ta đã có một hệ thống quy phạm, luật chứng khoán trong nước. Và nếu bạn không đáp ứng được các yêu cầu của phép thử Howey thì bạn không phải là chứng khoán. Còn đây chỉ là một cách truy cập tài nguyên tính toán đã được chia sẻ rộng rãi, vì vậy tôi không nghĩ là ETH cần phải bị quản lý theo bất kì cách nào.”

 

Thứ hai, Ethereum Foundation bác bỏ nhận định của cựu chủ tịch CFTC Gary Gensler vào tuần trước khi cho rằng cả Ethereum và Ripple đều là những chứng khoán chưa đăng ký.
Lãnh đạo Ethereum Foundation Aya Miyaguchi phủ định sức ảnh hưởng của tổ chức này lên đồng điện tử Ether trong một lá thư gửi tới tòa soạn của New York Times. Miyaguchi khẳng định rằng Ethereum Foundation không hề kiểm soát nguồn cung hay là việc phát hành của ETH, và báo cáo rằng họ chỉ giữ chưa tới 1% trong tổng lượng cung, và thực tế thấp hơn tất cả những người dùng khác trong mạng lưới.

“Ethereum và Ripple là chứng khoán trá hình” – cựu Chủ tịch CFTC – Coin68 – Tin tức bitcoin, blockchain, tiền điện tử mỗi ngày

Hai đồng tiền điện tử có giá trị hàng đầu thế giới là Ethereum và Ripple đang có nguy cơ bị xếp vào dạng “chứng khoán trá hình” theo luật pháp Mỹ, theo nhận định của một cựu quan chức cấp cao trong ngành tài chính.

Những hệ luỵ pháp lý tiềm tàng

Nếu SEC quyết định sẽ gắn mác Ethereum là một loại chứng khoán, thì Ethereum Foundation có thể kháng nghị bằng cách vụ việc này ra tòa. Khi ấy thì một cuộc chiến pháp lý có thể nổ ra và kéo dài suốt hàng năm trời.
CoinTelegraph đã hỏi xin ý kiến cố vấn từ luật sư ngành Luật Doanh nghiệp của Mỹ là Dean Steinbeck nhằm tìm hiểu về những hệ luỵ pháp lý khả thi xoay quanh những tranh luận về bản chất của Ethereum. Như Steinbeck giải thích, hiện SEC đang xem mọi đợt ICO tiến hành từ trước đến giờ là chào bán chứng khoán – đồng nghĩa là tiền điện tử bị nhìn nhận một cách tương tự.

“Tuy nhiên, SEC chọn một cách tiếp cận khá là thực dụng. Theo tôi thì SEC đã phạm sai lầm khi chọn soi xét Ethereum, vì các lý do sau. Trước tiên, Ethereum không phải là nhân tố xấu. Có nhiều kẻ lừa đảo và tội phạm tài chính ngoài kia cần SEC để tâm đến. Tại sao lại dùng thời gian và nguồn lực để đeo đuổi một gã tử tế? Thứ hai, có nhiều đặc điểm trong cách nền tảng Ethereum sử dụng token của mình không phù hợp với phép thử Howey. Do đó, tôi không nghĩ SEC cần phải làm quá lên như vậy.”

 

Steinbeck tin là sẽ không sớm có một quyết định dứt khoát hoặc một kết luận cuối cùng nào được đưa ra trong thời gian tới đâu. Ông cũng đồng tình rằng cách hoạt động của giao thức Ethereum là một luận điệm vững chắc chống lại các luận điểm mà nhà chức trách đưa ra.

“Các token được đào, so với những cái được phát hành thông qua dự án ICO, sẽ có ít khả năng bị so sánh với chứng khoán hơn. Thực tế, tôi nghĩ CFTC sẽ coi các token được đào giống với một dạng hàng hóa hơn.”

 

Nhưng nếu Ethereum bị liệt vào chứng khoán, vậy chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu Ethereum được cho là một loại chứng khoán thì một vài kịch bản sau đây có thể xuất hiện.
Trước hết, và cũng là quan trọng nhất, giá của ETH sẽ bị giáng một đòn mạnh vì khi đó các sàn giao dịch tiền số sẽ bị coi là đang giao dịch chứng khoán bất hợp pháp – và để tiếp tục họ phải đăng ký chứng khoán với SEC. Tất cả các hoạt động giao dịch sẽ bị buộc phải tạm dừng để thực hiện các thủ tục.
Thứ hai, như Steinbeck đã chỉ ra, “việc bất tuân thủ luật chứng khoán có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm các hình phạt, bồi thường và xấu hơn là bị kéo vào các quá trình tố tụng dân sự bởi các bên “bị thiệt hại” trong quá trình mua bán chứng khoán”.
Theo diễn đàn của Trường Luật Havard, SEC có thể áp đặt mức phạt tiền với những bên vi phạm luật chứng khoán. Hình phạt cá nhân nằm ở khoảng 7.500 đô đến 160.000 đô trong khi các công ty và pháp nhân khác chịu mức phạt từ 80.000 đô đến 775.000 đô.

Người nói có, kẻ bảo không - Rốt cuộc thì Ethereum có phải là chứng khoán hay không?
Các mức phạt tiền cho những hành vi vi phạm Luật Chứng khoán Mỹ đối với các cá nhân riêng lẻ lẫn tổ chức, theo diễn đàn Luật Harvard

Những cá nhân hay doanh nghiệp bị buộc tội bán các chứng khoán chưa đăng ký thậm chí còn có thể chịu mức án tù, nhưng chuyện đó khó xảy ra, theo như luật sư Jason Somensatto nói với Quartz. Về bản chất, nếu Ethereum bị xem xét là vi phạm quy định của SEC, thì các tổ chức, sàn giao dịch và những dự án ICO khác được xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain Ethereum cùng lắm sẽ chỉ phải chịu các mức phạt hành chính.
Mặc dù vậy, có vẻ như các nhà quản lý từ SEC và CFTC vẫn chưa vội đưa ra kết luận cho trường hợp của Ethereum. Đồng tiền điện tử này đã hoạt động rất thành công trong vòng 3 năm qua và mức vốn hóa thị trường hiện tại của nó còn cho thấy giá trị của Ethereum như là một đầu tàu cho cuộc cách mạng công nghệ mang tên Blockchain.

Theo CoinTelegraph

-06/05/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68