logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Robert Shiller ví Bitcoin với các hình thái tiền tệ thất bại khác trong quá khứ

-23/05/2018
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Robert Shiller ví Bitcoin với các hình thái tiền tệ thất bại khác trong quá khứ
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày.

Trong một bài viết đăng tải hôm thứ Hai (23/05) mang tiêu đề “Sức hấp dẫn cũ mèm của tiền tệ cách tân”, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2013 đã gọi tiền tệ kỹ thuật số là ví dụ mới nhất cho các ý tưởng tiền tệ mà cuối cùng cũng sẽ đi vào “vết xe đổ” của lịch sử.

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Robert Shiller ví Bitcoin với các hình thái tiền tệ thất bại khác trong quá khứ
Chân dung Robert Shiller – nhà kinh tế học đoạt giải Nobel 2013

Shiller sau đó đã đề cập lại hàng loạt các loại tiền tệ thay thế mà đã tồn tại xuyên suốt lịch sử, cho rằng: “Các ý tưởng tiền tệ mới thường xuất hiện cùng các cuộc cách mạng, đi kèm bởi các câu chuyện hấp dẫn, dễ hiểu”. Shiller kể về “giấy bạc sức lao động” của Cửa hàng thời gian Cincinnati vào năm 1827, vốn bán hàng hoá dựa theo số giờ lao động. Hình thái tiền tệ này chẳng tồn tại được lâu, bởi cửa hàng này đã bị đóng cửa vào năm 1830.
Vị giáo sư Đại học Yale còn đề cập đến Karl Marx và Friedrich Engels, hai nhà triết học mà đã đề xuất loại bỏ hoàn toàn tư hữu về tư liệu sản xuất, điều mà sẽ giúp “xoá sạch quan hệ mua bán nhờ cộng sản”.
Tiến gần hơn đến thời kỳ hiện đại, Shiller nêu lên ví dụ về phong trào “Chế độ kỹ trị” (Technocracy) trong những năm Đại Suy thoái 1929 – 1933, vốn đã đề xuất thay thế đồng USD neo giá vào vàng của thời đấy bằng đơn vị tiền tệ dựa trên năng lượng.
Và quay trở lại ngày nay, Shiller cho rằng tiền điện tử, cũng như các “tiền bối” trước đó, thường xuất hiện kèm với “một khát khao cách mạng hoá trong xã hội”. Ông cũng nhấn mạnh sự thiếu hiểu biết của công chúng đối với cách thức hoạt động của tiền số đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tiến bộ công nghệ này:

“Gần như không một ai, trừ những người hoạt động trong mảng công nghệ máy tính, có thể giải thích cách mà tiền điện tử hoạt động, và sự kì bí ấy đã tạo nên một hào quang độc nhất cho loại tiền tệ mới này, và lấp đầy những người ủng hộ bằng lòng nhiệt thành dành cho cuộc cách mạng ấy.”

 

Shiller cho rằng bản chất phi tập trung của tiền thuật toán là yếu tố chính lôi kéo những người mà xem chính quyền “là nguồn cơn của mọi bất công và tranh chiến”. Ông kết luận là: “Tất cả chẳng có gì mới hết, bởi trong những cải tiến tiền tệ của quá khứ, một câu chuyện hay đôi khi vẫn là chưa đủ”.

Để có thể hiểu Bitcoin, tôi tìm đến Karl Marx – Coin68 – Tin tức bitcoin, blockchain, tiền điện tử mỗi ngày

Có rất nhiều bài học ta có thể rút ra từ lịch sử – tương tự như những gì con người có thể khám phá thông qua tiến bộ công nghệ. Đó chính là lí do vì sao tôi tìm đến Chủ nghĩa Mác để có thể hiểu rõ hơn bản chất và ý nghĩa thật sự đằng sau những gì mà Bitcoin đại diện.

Theo CoinTelegraph

-23/05/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68