logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Bộ khung pháp lý mới của Hong Kong có thật sự “thân thiện” với crypto?

-22/02/2023

Bộ khung pháp lý mới của Hong Kong có thật sự “thân thiện” với crypto?

Đặt vấn đề

Những ngày gần đây cộng đồng tiền mã hóa xôn xao với tin tức Hong Kong “xoay trục”, cho phép người dân tiếp cận đến crypto. Rộng hơn, theo các nhà phân tích, ẩn đằng sau việc này chính là khả năng Trung Quốc mở cửa lại với crypto sau lệnh cấm đã làm toàn bộ thị trường chao đảo hồi 2021.

Diễn biến này vẽ nên một viễn cảnh tươi đẹp rằng dòng tiền từ Trung Quốc, Hong Kong và cả châu Á sẽ nhanh chóng chảy vào thị trường tiền mã hóa, đưa thị trường tiến vào một mùa tăng trưởng mới. Đó là lý do mà cộng đồng FOMO, trực tiếp đẩy giá các đồng “coin Trung Quốc” bay mạnh.

Cũng dễ hiểu tại sao cộng đồng phản ứng mạnh đến vậy, vì người dùng châu Á hay cụ thể hơn là Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với độ “chịu chơi, chịu chi” và dễ FOMO.

Tuy nhiên, tạm gác lại bức tranh màu hồng, chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu những quy định đang được đề xuất của Hong Kong có thật sự “cởi mở” và trở thành miền đất hứa cho crypto không nhé!

Chi tiết về bản dự thảo chính sách của Hong Kong

Bản dự thảo về những quy định mới liên quan đến crypto của Hong Kong mới được công bố trong tuần này.

Bản dự thảo được công khai để thảo luận, nhận ý kiến đóng góp cho đến ngày 31/03. Và sau đó sẽ được hoàn thiện lần cuối cùng để được giới chức Hong Kong quyết định là có thông qua hay không.

Tiếp đến, nếu được thông qua, những quy định đó sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/06 năm nay.

Bản dự thảo dài hơn 300 trang đã được nhà phân tích luật có tiếng trong cộng đồng crypto là Adam Cochran phân tích và tóm tắt lại với các ý chính như sau:

Về đối tượng

Sàn

Nếu được thông qua, quy định sẽ được áp dụng với:

  • những thực thể cung cấp dịch vụ ở thị trường Hong Kong;
  • những thực thể có quảng bá, quảng cáo đến người dùng Hong Kong.

Như vậy về cơ bản, quy định này bao quát tất cả những sàn giao dịch, nền tảng muốn cung cấp dịch vụ crypto có cấp phép ở Hong Kong và với những sàn nước ngoài nhắm đến người dùng Hong Kong.

Token

Quy định cũng bao quát tất cả các token, chứ không chỉ nhắm đến các “token được phân loại là chứng khoán” như trước đây.

Do đó, quy định mới hoàn toàn bao quát toàn bộ thị trường crypto chứ không giới hạn ở một nhóm token nào.

Về yêu cầu đối với sàn giao dịch

Để được cấp phép hoạt động tại thị trường Hong Kong, một sàn giao dịch phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

– Có 2% tài sản trữ trong ví nóng. Số tài sản còn lại phải trữ trong ví lạnh.

– Không được cung cấp dịch vụ Yield Farming, Earning (kiếm tiền), Staking,… >> Như vậy, các tính năng chính mà người dùng sử dụng trên một sàn giao dịch hiện tại đều không được phép hoạt động tại Hong Kong.

– Phải có bảo hiểm cover cho toàn bộ số tài sản đang lưu trữ trên sàn >> Trong khi đó, có rất ít các công ty bảo hiểm có cung cấp bảo hiểm cho mảng tiền mã hóa.

– Sàn phải yêu cầu người dùng KYC chi tiết như ID, tình trạng tài chính, kinh nghiệm đầu tư, phải thông qua được bài test kiến thức về rủi ro,… trước khi nạp tiền và thực hiện giao dịch.

– Không được kiêm nhiệm nhiều vai trò làm dẫn đến xung đột lợi ích như OTC hay market maker (MM, lái giá, tạo lập thị trường).

– Không được cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai (futures).

Với những yêu cầu kể trên thì có thể thấy một sàn giao dịch crypto hiện tại khó có thể thông qua quy định của Hong Kong. Để được cấp giấy phép hoạt động, sàn phải KYC người dùng vô cùng khắc khe, chỉ được cung cấp một số tính năng cực kỳ hạn chế. OTC, staking, yield farming futures trading,.., những hoạt động mang lại lợi nhuận cao đều không được phép.

Về yêu cầu đối với token để được niêm yết trên sàn

Giả sử là có sàn giao dịch đáp ứng được các yêu cầu trên để được cấp phép hoạt động ở Hong Kong. Thì dưới đây là yêu cầu để một đồng token được niêm yết trên sàn:

– Đội ngũ dự án công khai danh tính toàn bộ, có background “uy tín” >>Trái ngược với tình trạng hiện nay khi các dự án crypto có đội ngũ ẩn danh, chỉ dùng danh tính ảo.

– Nếu list cho nhà đầu tư cá nhân, đồng coin phải có trong ít nhất 2 chỉ số được các nhà cung cấp dữ liệu có uy tín chấp nhận >> Trên thị trường chỉ có BTC và ETH đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, nhà đầu tư cá nhân ở Hong Kong chỉ có thể trade BTC và ETH mà thôi.

– Token đó phải không được xem là chứng khoán >> Với luật Hong Kong hiện nay thì stablecoin có thể bị phân loại là chứng khoán -> không được niêm yết trên sàn -> sàn chỉ có thể chấp nhận các đồng tiền pháp định với hệ thống thanh toán truyền thống.

SFC sau đó đã công bố danh sách các token hợp lệ, gồm: Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Bitcoin Cash, Polkadot, Solana, Cardano, Avalanhe, Polygon và Chainlink.

Tạm kết

Như các bạn có thể thấy, quy định sắp tới của Hong Kong không hề “thân thiện” với các sàn giao dịch và dự án crypto hiện nay. Bộ quy định này chỉ có lợi đối với người dùng, giúp bảo vệ nhà đầu tư.

Sàn giao dịch bị yêu cầu KYC hà khắc, bị quản lý chặt chẽ hơn cả sàn chứng khoán truyền thống và không được cung cấp các tính năng vốn có như staking, giao dịch phái sinh, OTC, farming,… Dẫn đến chi phí vận hành cao hơn mà doanh thu thấp hơn nhiều ở các nước khác nên khó mà hoạt động lâu dài được.

Vì thế, nhà phân tích luật Adam Cochran sau cùng đã đi đến kết luận rằng:

– Các sàn nên đăng ký hoạt động ở nước khác chứ không nên đến Hong Kong.

– Dòng tiền châu Á khó mà được “mở van” mạnh mà chỉ như “nhỏ giọt” chảy vào thị trường vì những quy định quá hà khắc.

Jane

Có thể bạn quan tâm: 

-22/02/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68