Giá Bitcoin (BTC) có thể sẽ giảm xuống dưới ngưỡng $8,000 trong thời gian tới, khi một chỉ báo dài hạn đã lần đầu tiên trong năm nay trả về tín hiệu giảm.
- Bitfinex dự định hỗ trợ Lightning Network cho đồng USDT của Tether
- Chi nhánh thanh toán OKLink của OKEx sẽ phát hành stablecoin USDK vào hôm nay
Đồng tiền điện tử có vốn hoá thị trường lớn nhất thế giới trong tuần vừa rồi đã biến động theo hai hướng hết sức rõ ràng. Đầu tiên, giá tăng mạnh lên đỉnh cao nhất trong 12 tháng qua ở $9,100, để rồi gần như ngay lập tức bị bán tháo về $8,000 trước khi phục hồi lên lại $8,735 trong 24 giờ sau đó.
Biến động trong tuần rồi xảy ra sau một quãng thời gian tăng trưởng vượt bậc của BTC. Trong 4 tuần rồi, Bitcoin đã tăng đến $3,800 và hiện đang dâng trào hơn 125% trong năm 2019 này. Chưa hết, đồng tiền điện tử số 1 thế giới đã đóng nến tháng 5 với mức tăng 62% – cao nhất kể từ tháng 08/2017.
Chình vì vậy, tuần vừa rồi có thể được xem là một dấu hiệu cho thấy đà tăng đã đạt đến giới hạn. Lập luận này sẽ càng có cơ sở nếu giá BTC trong tuần này lại giảm xuống dưới $3,000.
Do đó, $8,000 sẽ là ngưỡng tâm lý quan trọng đà tăng cần bảo vệ. Ở thời điểm thực hiện bài viết, Bitcoin chỉ còn được giao dịch ở mức $8,465, giảm 1,2% so với cách đây 24 giờ.
Đồ thị tuần của giá Bitcoin
Nến tuần của Bitcoin vừa rồi là một nến doji, báo hiệu sự thiếu xu hướng rõ ràng trên thị trường.
Song, nến này lại xuất hiện sau 4 tuần tăng liên tiếp, trong đó có cả mức đỉnh của cả 1 năm. Do vậy, đây còn có khả năng sẽ là tín hiệu đảo chiều xu hướng giá dài hạn.
Cần lưu ý là BTC cũng lập một nến doji tương tự trong tuần dẫn đến ngày 14/04. Tuy nhiên, kiểu hình này đã không đủ sức để xoay chuyển thị trường và dẫn đến đỉnh $5,600 vào cuối tháng đó, với nguyên nhân lớn xuất phát từ việc chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) vẫn còn chỗ để tăng.
Trong khi đó, nến doji vừa rồi lại đi kèm với việc RSI tăng lên trên 70. Do đó, xác suất đây chính là điểm điều chỉnh càng trở nên có cơ sở.
Mặc dù vậy, hai đường trung bình động (MA) 5 tuần và 10 tuần, hiện đang ở $8,220 và $6,762, lúc này vẫn đang hướng lên, ủng hộ xu hướng đi lên và có thể đóng vai trò làm hỗ trợ trong trường hợp BTC giảm.
Đồ thị ngày của giá Bitcoin
Trên đồ thị ngày, RSI còn đang lập các đỉnh thấp dần, trái ngược với đỉnh cao dần của nến giá.
Xu hướng phân kỳ đỉnh này, cộng với nến outside day màu đỏ của hôm 30/05, cho thấy BTC đang có nguy cơ rất lớn sẽ bị điều chỉnh, rất có thể là về đường MA 30 ngày, hiện đang ở $7,648.
Đây chính là mức hỗ trợ đã bảo vệ thành công xu hướng tăng của BTC kể từ đáy $3,700 của ngày 08/02 cho đến nay.
Do vậy, nếu có thể tăng bật thành công từ mức MA này, đà tăng trưởng sẽ được khôi phục, còn trong trường hợp tủng hỗ trợ thì áp lực bán tháo sẽ càng có động lực để vùng dậy, đẩy BTC về các mức thấp nhất.
Đồ thị tháng của giá Bitcoin
BTC đã đóng nến tháng rồi với mức tăng 62%, cho thấy tín hiệu tiếp nối mạnh mẽ lần phá cản kênh đi xuống của nến tháng 4.
Cú tăng này đang càng có nến tảng vững chắc hơn khi đường MA 5 tháng vừa giao với đường MA 10 tháng từ dưới lên – giao cắt tăng đầu tiên kể từ tháng 09/2015.
Hai đường trung bình động này lần lượt đang ở $6,032 và $5,414, và cũng sẽ đứng ra bảo vệ BTC trong trường hợp để thủng MA 30 ngày.
Triển vọng tăng giá dài hạn sẽ chỉ bị đe doạ nếu giá giảm xuống thấp hơn đáy tháng 5 ở $5,263.
Nhận định
• Giá Bitcoin đứng trước nguy cơ giảm về $8,000 trong thời gian tới, sau khi đã lập nến doji trong tuần rồi.
• Nếu vậy thì mọi ánh mắt sẽ đổ dồn về đường trung bình động 30 ngày, hiện đang ở $7,643, mức hỗ trợ đã nhiều lần giải nguy cho BTC trong suốt năm 2019 này.
• Xu hướng trên đồ thị ngày sẽ hoá tiêu cực nếu BTC giảm xuống dưới dường MA 30 ngày. Tuy nhiên, triển vọng tăng giá dài hạn vẫn sẽ giữ nguyên nếu giá tiếp tục ở trên đáy tháng 5 ở $5,268.
• Kịch bản điều chỉnh sẽ suy yếu nếu giá tăng bật trở lại từ đường MA 5 tuần ở $8,220 trong những giờ tới.
Theo CoinDesk
Bitcoin (gọi tắt là BTC) là đồng tiền điện tử sử dụng công nghệ mạng ngang hàng (peer-to-peer) được hoạt động qua mạng Internet mà không cần thông qua đơn vị trung gian. Bitcoin là mã nguồn mở có thiết kế công khai, không ai sở hữu hoặc kiểm soát nó, và tất cả mọi người đều có thể tham gia. Xem thêm…