logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 15) – Phá vỡ và phá vỡ giả

-30/08/2022

Việc nghiên cứu hành động giá vốn dĩ là điều cốt lõi của Price Action. Hành động giá diễn ra liên tục, tuy nhiên không phải mọi hành động giá đều có giá trị để sử dụng. Trong bài viết hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về 2 hành động giá điển hình: Phá vỡ (breakout) và phá vỡ giả (false breakout).

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 15) – Phá vỡ và phá vỡ giả

Xem thêm các bài viết trong chuỗi Price Action Trading:

Phá vỡ và phá vỡ giả là gì?

Phá vỡ (hay còn gọi là breakout) là thuật ngữ chỉ hành động giá khi giá phá vỡ khỏi một mức hỗ trợ/kháng cự quan trọng và đồng thời giá tôn trọng vùng vừa được phá vỡ.

Anh em có thể hiểu đơn giản hơn, phá vỡ được xác định khi giá vượt qua vùng kháng cự, sau đó tôn trọng chính vùng kháng cự đó (lúc này đã chuyển thành vùng hỗ trợ) hoặc ngược lại, rơi qua vùng hỗ trợ và sau đó tôn trọng chính vùng hỗ trợ đó.

Ví dụ về hành động giá phá vỡ trên chart OP/USDT khung 15 phút – Nguồn: TradingView

Ngược lại, phá vỡ giả (hay còn gọi là false breakout) là thuật ngữ chỉ hành động giá khi phá vỡ khỏi một mức hỗ trợ/kháng cự quan trọng nhưng sau đó không tôn trọng vùng vừa được phá vỡ.

Như vậy, phá vỡ giả là trường hợp ngược lại với phá vỡ, khi giá vượt qua nhưng không tôn trọng vùng bị phá vỡ.

Ví dụ về hành động giá phá vỡ giả trên chart OPUSDT khung 1 giờ – Nguồn: TradingView

Ý nghĩa của phá vỡ và phá vỡ giả

Để hiểu rõ bản chất của 2 hành động giá này, chúng ta cần quay lại những thứ cơ bản nhất. Đầu tiên, hỗ trợ và kháng cự quan trọng chính là những vùng giá có ý nghĩa, nơi quyết định phe mua hoặc phe bán đang thắng thế trên thị trường. Nếu như anh em chưa quên, một hỗ trợ khi bị phá vỡ sẽ trở thành kháng cự, ngược lại, một kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ.

Chính vì vậy, việc xác định chính xác 2 hành động giá này có ý nghĩa quan trọng để hiểu được:

  1. Xác định vùng giá quan trọng có giá trị sử dụng hay không
  2. Xác định phe mua và phe bán ai đang chiến thắng trên thị trường
  3. Xác định vùng vào lệnh, cắt lỗ.

Đối với trường hợp phá vỡ (breakout)

Ví dụ về sử dụng breakout trong trading trên chart STGUSDT khung thời gian 1 giờ

Đầu tiên, khung thời gian 1 giờ, STG đang trong một xu hướng giảm. Giá sau khi phá vỡ hỗ trợ (vùng màu xanh) thì quay lại kiểm tra (re-test) và đã tôn trọng. Ngoài ra, anh em có thể thấy mẫu hình nến còn là bearish engulfing (nhấn chìm giảm).

Từ 3 yếu tố nói trên, chúng ta dễ dàng xác định phe bán vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường và đưa ra quyết định short, stoploss ở trên mẫu hình nến nhấn-chìm. Lệnh đã chốt lời chỉ sau đó 1 cây nến.

Đối với trường hợp phá vỡ giả (false breakout)

Ví dụ về false breakout với OPUSDT

Để xem xét tính hiệu lực của phá vỡ giả, chúng ta cùng quay lại ví dụ của OPUSDT. Đầu tiên, khung thời gian lớn OPUSDT đang trong một xu hướng giảm, vì vậy, chúng ta có thể xác định là canh short (bán khống).

Giá sau một đợt phục hồi đã tạo ra một vùng phá vỡ giả. Nếu như giá phá vỡ kháng cự cho thấy lực mua lớn hơn lực bán thì ngược lại, giá phá vỡ giả kháng cự cho thấy lực bán vẫn áp đảo lực mua.

Đồng thời, khi giá phá vỡ giả sẽ có 2 hành động xảy ra:

  1. Stoploss của những người đang short trước đó đã bị quét.
  2. Lệnh kích hoạt mua khi giá breakout (đối với các trader đang canh long) cũng đồng thời kích hoạt.

Như vậy, chỉ với cây nến phá vỡ giả, thị trường đã quét được stoploss của những người đang short và “dụ” thành công những người muốn long. Một công đôi việc.

Sau đó, giá đã “quay trở lại” và hoàn toàn không tôn trọng vùng kháng cự bị phá => Canh short. Anh em có thể thấy ngay lập tức xuất hiện cụm nến bearish engulfing. Tổng hợp rất nhiều yếu tố nói trên, chúng ta có thể short và stoploss trên cụm nến (nếu cẩn thận thì stoploss ở râu nến phá vỡ giả).

Lưu ý: Anh em có thể thấy trường hợp phá vỡ giả này đã “thuận” với xu hướng chính, vì vậy hiệu lực rất mạnh.

Kinh nghiệm để tránh false breakout

Về cơ bản, false breakout có thể hiểu như một “cú lừa” đến từ market, khi giá phá vỡ và anh em tự tin vào lệnh thì… giá chạy ngược lại và cắn stoploss.

Để xác định chính xác break-out, tránh gặp phải các tình huống false break-out, anh em có thể áp dụng một số kinh nghiệm sau:

1/ Giá phá vỡ cần kết hợp với khối lượng giao dịch lớn, thể hiện sự vượt trội so với khối lượng giao dịch trước đó.

Ví dụ về phá vỡ kèm khối lượng giao dịch vượt trội trên biểu đồ DOTUSDT

Khối lượng có thể được xem là điều kiện xác nhận phá vỡ. Bản chất của sự phá vỡ chính là giá vượt ra khỏi một vùng quan trọng và thể hiện được áp lực mua hoặc bán => khối lượng giao dịch tại thời điểm phá vỡ cần vượt trội so với trước đó.

2/ Có thể đợi giá re-test rồi mới vào lệnh (một số trường hợp vì xu hướng quá mạnh nên sẽ không re-test).

Như ví dụ về STG mà mình đã lấy ở trên, anh em hoàn toàn có thể kiên nhẫn đợi giá kiểm tra lại vùng vừa phá vỡ và tôn trọng thì mới vào lệnh.

3/ Nếu trade breakout, anh em nên thuận theo xu hướng chính.

Như mình đã luôn nhắc với anh em, xu hướng là điều quan trọng nhất. Việc trade breakout khi giá phá vỡ vùng kháng cự trong một xu hướng tăng sẽ có tỉ lệ win tốt hơn rất nhiều so với khi anh em trade trong xu hướng giảm và ngược lại. Đừng quên xác định xu hướng trước khi vào lệnh.

Qua bài viết trên, mình hy vọng đã giúp anh em nắm được phần nào đó về hai hành vi giá điển hình là phá vỡ và phá vỡ giả. Anh em đừng quên để lại comment để cùng thảo luận và theo dõi Coin68 để nhận thêm các bài viết tiếp theo nhé!

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-30/08/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68