Orion Protocol (ORN) là gì?
Orion là một nền tảng DeFi có chức năng kết hợp các tính năng tốt nhất của sàn giao dịch, công ty môi giới và các ứng dụng giao dịch tức thì.
Nền tảng được xây dựng dựa trên một công cụ tổng hợp thanh khoản được kết nối với tất cả các sàn giao dịch tiền mã hoá lớn và các sàn giao dịch (tập trung và phi tập trung), cho phép người dùng đạt được mức giá tốt nhất cho các giao dịch của họ từ một cổng thông tin duy nhất.
Cùng với các công cụ quản lý danh mục đầu tư, Orion cung cấp khả năng bảo mật, tiện lợi và linh hoạt vượt trội. Nền tảng này phù hợp với các nhà giao dịch có kinh nghiệm, các nhà giao dịch tổ chức và cả những người mới.
Khách hàng của Orion Protocol là ai?
Orion sẽ tập trung vào các nhóm khách hàng chính sau đây
- Quỹ đầu tư tiền mã hoá
- Nhà đầu tư nhỏ
- Nhà đầu tư chuyên nghiệp
- Các dự án có nhu cầu tăng tính thanh khoản
- Các dự án muốn tạo DEX riêng
- Các công ty muốn cung cấp token của họ cho khách hàng
- Nhà phát triển ứng dụng giao dịch
Orion được ra đời nhằm giải quyết những vấn đề gì?
Vấn đề an ninh
- Vấn đề lớn nhất trong thị trường tiền mã hoá hiện tại là thiếu bảo mật. Vào năm 2019, tổng tài sản tiền mã hoá liên quan đến các vụ gian lận và trộm cắp đã dẫn đến thiệt hại lên đến 4,4 tỷ USD cho đến thời điểm này, theo báo cáo của CipherTrace5. Điều quan trọng cần nhớ là khi công nghệ ngày càng trở nên tinh vi và trưởng thành, các hacker sẽ đồng thời cải tiến các phương pháp gian lận của họ.
- Phần dễ bị tổn thương nhất của cơ sở hạ tầng hiện đại ngày nay là các sàn giao dịch tiền mã hoá tập trung. Các đơn đặt hàng, gửi tiền, rút tiền và giao dịch đều được định tuyến trong cùng một hệ thống khép kín. Các sàn giao dịch lớn như Binance hoặc Bitfinex lưu / định tuyến tất cả các đơn đặt hàng trong máy chủ của riêng họ – và do đó chúng được gọi là sàn giao dịch tập trung.
- Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tiền mã hoá tin rằng các DEX (sàn giao dịch phi tập trung) sẽ là trở thành hình thức giao dịch hàng đầu khi công nghệ và khả năng của chúng ngang bằng với các sàn giao dịch tập trung. Sự hấp dẫn của tiền mã hoá nằm ở tính ‘phân quyền’. Do đó, việc có các DEX phát triển mạnh với tính thanh khoản cao là rất quan trọng đối với tương lai của tiền mã hoá.
Thiếu thanh khoản
- Thanh khoản là yếu tố sống còn đối với bất kỳ thị trường nào. Sự thiếu hụt nó tạo ra một môi trường mất cân bằng và mọi thứ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Do tính thanh khoản giảm, các lệnh không được đặt / thực hiện đúng thời hạn. Ngoài ra, với việc thiếu thanh khoản, thị trường trở nên biến động hơn và trượt giá nhiều hơn.
- Một vấn đề thứ yếu của việc giảm tính thanh khoản là nó đặt quyền lực vào tay các sàn giao dịch tiền mã hoá có tính thanh khoản lớn. Một số sàn giao dịch lớn hiện tính phí lên đến 1.000.000 USD để niêm yết token lên sàn giao dịch của họ.
Thiếu sự đồng nhất về giá, phí giao dịch cao
- Biểu đồ giá là một phần thiết yếu của giao dịch tài sản / hàng hóa. Thông thường cần phải phát triển các biểu đồ giá để thực hiện phân tích giao dịch và phát triển các chiến lược giao dịch. Vấn đề ở đây là giá của tiền mã hoá có thể thay đổi đáng kể trên các nền tảng giao dịch khác nhau. Với sự chênh lệch giá quá lớn đối với cùng một loại tiền mã hoá, việc lập biểu đồ giá trở thành một nỗ lực khó khăn. Ngoài ra, mức độ biến động hoàn toàn trên thị trường làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Thao túng giá, rửa tiền
- Hiện tại, phần lớn các sàn giao dịch tiền mã hoá chỉ được quản lý bởi các quy định lỏng lẻo, điều này tạo cơ hội cho một số người thao túng thị trường. Có thông tin cho rằng các sàn giao dịch tiền mã hoá sử dụng bot để thao túng giá của các đồng coin. Vào tháng 5 năm 2019, các nhà phân tích của BitWise đã xuất bản một báo cáo về khối lượng giao dịch, giao dịch chênh lệch giá và các sàn giao dịch diễn ra các giao dịch BTC giả mạo. Tài liệu này chứng minh rằng khoảng 95% khối lượng giao dịch BTC được công bố là không đúng sự thật và cho thấy lý do tại sao khối lượng giao dịch ảo không ảnh hưởng đến báo giá trên thị trường giao ngay BTC thực. Nó cũng cho thấy rằng thị trường giao ngay BTC thực sự nhỏ hơn nhiều so với những gì đã nêu.
Giao dịch chậm trễ
- Mặc dù các giao dịch tiền mã hoá được biết đến là nhanh chóng, nhưng sự chậm trễ có thể xảy ra và có thể là một cách để bảo vệ người dùng khỏi bị hack hoặc các giao dịch gian lận. Các sàn giao dịch đôi khi trì hoãn các giao dịch nếu họ nghi ngờ người dùng có các hành vi trái với quy định.
Orion Protocol hoạt động như thế nào?
Giao thức Orion sử dụng kiến trúc mô-đun của các dịch vụ phân tán để thực hiện tất cả các giao dịch của họ trên nền tảng Ethereum.
Các mô-đun có thể được cập nhật và thay thế mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của giao thức, do đó, không cần thời gian chết khi thực hiện nâng cấp.
Orion Foundation sẽ có quyền tiếp cận mã nguồn các thành phần cốt lõi của dự án Orion để phục vụ cho hai mục đích chính:
- Thứ nhất, Giao thức Orion sẽ chuẩn hóa API cho các thành phần khác nhau của bộ tổng hợp thanh khoản, cung cấp một “ngôn ngữ” chung để kết nối với bất kỳ sàn giao dịch nào.
- Thứ hai, Orion sẽ tạo ra một thị trường cho các dApp được xây dựng dựa trên giao thức của nó. Một số ví dụ về dApp có thể được xây dựng bao gồm:
- Ứng dụng chênh lệch giá
- Các bot giao dịch thuật toán
- Quỹ đầu tư
- Hệ thống tích hợp thanh toán
Orion Protocol đưa ra các sản phẩm gì cho người dùng để giải quyết những vấn đề trên?
- Orion trading terminal (Trạm giao dịch Orion): Thực hiện các giao dịch trên các nền tảng trao đổi khác nhau cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư.
- Portfolio management application (Ứng dụng quản lý danh mục đầu tư): Giám sát tài sản trên các sàn giao dịch, đặt báo động cho các cơ hội chênh lệch giá và tự động hóa các quy trình theo cách không giám sát.
- App Store: Mua các ứng dụng phi tập trung như ứng dụng chênh lệch giá, bot giao dịch theo thuật toán và hệ thống tích hợp thanh toán.
- Liquidity plugins for exchanges (Các plugin thanh khoản cho các sàn giao dịch): Các plugin cho cả sàn giao dịch tập trung và phi tập trung góp phần tăng tính thanh khoản tổng hợp của Orion.
- DEX Launcher (Trình khởi chạy DEX): Cho phép người dùng khởi chạy sàn giao dịch phi tập trung của riêng họ với quyền truy cập vào tính thanh khoản của Orion.
Thông tin cơ bản về ORN token
- Token Name: Orion Protocol
- Ticker: ORN
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Contract: 0x0258f474786ddfd37abce6df6bbb1dd5dfc4434a
- Token Type: Utility
- Total Supply: 100.000.000 ORN
- Circulating Supply: 25.389.000 ORN
Token Allocation
- Orion Foundation : 15%
- Team phát triển dự án : 12%
- Cố vấn và đối tác : 10%
- Marketing : 13%
- Token Sale : 50%
ORN token dùng để làm gì?
- Giảm phí giao dịch
- Staking
- Phần thưởng Staking
- Phí cấp phép
Ví lưu trữ ORN token
ORN là một token ERC20 nên các bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn ví để lưu trữ token này. Các bạn có thể chọn các loại ví sau:
- Ví sàn
- Các ví ETH thông dụng: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Coin98 wallet
- Ví lạnh: Ledger, Trezor
Cách kiếm và sở hữu ORN token
Mua trực tiếp trên sàn giao dịch.
Mua bán ORN token ở đâu?
Hiện tại ORN được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày khoảng 13.4 triệu USD. Các sàn giao dịch niêm yết token này bao gồm: Uniswap, Binance, Gate.io, Kucoin, MXC, BKEX, Hotbit …
Tương lai của dự án Orion Protocol thế nào, có nên đầu tư vào ORN token hay không?
Orion là dự án DeFi được ra đời với chức năng tổng hợp thanh khoản từ các sàn giao dịch tập trung và phi tập. Với sự ra đời của Orion Protocol có thể có được trải nghiệm giao dịch một cách mượt mà với mức giá tốt nhất.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.