Có khá nhiều người so sánh dự án Open Campus và token EDU với những dự án bùng nổ mạnh trong thời gian trước như StepN hay Axie Infinity. Liệu những dự án này có tương đồng và EDU có phải là món hời? Anh em cùng mình tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Tokenomics Research #10: Open Campus (EDU) liệu có thể bùng nổ bằng mô hình “ponzi”?
- Tokenomics Research #9: Synapse (SYN) và những cơ hội tăng trưởng sắp tới
- Tokenomics Research #8: Optimism (OP) – Ngắn hạn tích cực, dài hạn cần nhiều hơn
- Tokenomics Research #7: Chainlink (LINK) – Tokenomics 2.0 với những thay đổi tích cực hơn
- Tokenomics Research #6: Avalanche (AVAX) có còn đủ hấp dẫn?
1. Open Campus là gì?
Về cơ bản, anh em có thể hiểu Open Campus (EDU) là một giao thức phi tập trung dành cho những nhà giáo dục, người sáng tạo nội dung và những người học tập. Bằng cách phi tập trung hóa việc tạo và phân phối nội dung giáo dục, Open Campus giúp người học có thể truy cập nội dung giáo dục đa dạng hơn đồng thời cung cấp cho các nhà giáo dục cơ hội mới để kiếm doanh thu và được công nhận cho những đóng góp của họ.
2. Mô hình hoạt động của dự án
Mô hình hoạt động của Open Campus chủ yếu xoay quanh ba nhân tố:
-
Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung);
-
Co-Publisher (Nhà đồng xuất bản);
-
Educational platform (Nền tảng giáo dục).
Content Creator sẽ tạo khoá học sau đó mã hoá những nội dung này dưới dạng NFT thông qua giao thức Open Campus. Sau đó họ sẽ bán những NFT này trên Thị trường giao dịch của Open Campus. Những người mua NFT được gọi là Co-Publisher, những Co-Publisher sẽ có vai trò marketing cho các khoá học của Content Creator. Các khóa học này sẽ được tải lên các Education Platform để phát hành cho người học, doanh thu từ việc bán khoá học sẽ được chia sẻ cho Content Creator, Co-Publisher, và Education Platform tuỳ theo đóng góp của họ.
3. Ưu điểm của Open Campus so với các mô hình hiện tại
Giải quyết vấn đề về bản quyền: Các nhà sáng tạo nội dung có thể thông qua NFT để giải quyết câu chuyện muôn thuở về “bản quyền” đối với những nội dung giáo dụng của mình.
Tạo ra hồ sơ giáo dục minh bạch: với công nghệ blockchain, các chứng chỉ và bằng cấp của người học có thể được dễ dàng xác minh.
4. Các sản phẩm của dự án
TinyTap là dự án đầu tiên áp dụng công nghệ của Open Campus. Đây là ứng dụng có thư viện game giáo dục lớn nhất thế giới. TinyTap đã hợp tác với các thương hiệu và nhà xuất bản nổi tiếng bao gồm Sesame Street, Nhà xuất bản Đại học Oxford và tiếp tục cung cấp nội dung giáo dục chất lượng cao cho hơn 9 triệu gia đình trên khắp thế giới.
Hiện tại, TinyTap vẫn đang là ứng dụng thuộc top 10 ứng dụng dành cho trẻ em có doanh thu cao nhất thế giới và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng ổn định.
5. Tokenomics của token EDU
EDU là native token của dự án, có tổng cung là 1 tỷ token, lưu hành hiện tại rơi vào khoảng hơn 166,2 triệu token (theo dữ liệu tại Coinmarketcap, ngày 17/6/2023).
Phân bổ token
Danh mục phân bổ |
Phần trăm phân bổ |
Thời gian khoá |
Thời gian vesting |
Binance Launchpad |
5% |
0 |
0 |
Chi phí hoạt động |
4% |
0 |
24 tháng |
Thanh khoản |
10% |
0 |
12 tháng |
Thanh viên đóng góp sớm |
7.5% |
0 |
6 tháng |
Quỹ phát triển hệ sinh thái |
25% |
0 |
48 tháng |
Kho bạc |
10% |
12 tháng |
24 tháng |
Strategic Sale |
13% |
18 tháng |
30 tháng |
Cố vấn |
15.5% |
18 tháng |
30 tháng |
Đội ngũ phát triển |
10% |
24 tháng |
36 tháng |
Tổng |
100% |
Nhìn vào phân bổ token, anh em có thể thấy token EDU hoàn toàn không “phi tập trung” mà rơi vào một số nhóm nhất định, bao gồm:
-
Team (10%) kèm them hai khoản họ có thể quyết định sử dụng là Quỹ phát triển hệ sinh thái (25%) và Kho bạc (10%).
-
Cố vấn (Advisor) với khoảng 15,5%.
-
Các nhà đầu tư sớm với khoảng 13%.
Có thể thấy đây sẽ là nhóm tác động chính đến giá EDU trong dài hạn.
Một điểm tích cực là hầu như các nhóm nói trên đều bị khoá trong khoảng thời gian khá dài từ 12 tháng - 24 tháng. Chỉ có quỹ phát triển hệ sinh thái (25%) là được unlock ngay kể từ khi mở listing token. Chính vì vậy, ban đầu, áp lực xả từ nhóm này sẽ không quá nhiều.
Công dụng của EDU
EDU sẽ được sử dụng xuyên suốt trong giao thức Open Campus như sau:
-
Đầu tiên, Content Creator sẽ tạo ra các content, sau đó trả phí (thông qua EDU) để đưa nội dung mình tạo ra vào kiểm duyệt.
-
Sau khi nội dung được thông qua, họ sẽ tiếp tục trả phí (thông qua EDU) để mint content thành một NFT.
-
NFT sẽ được bán lại cho các Co-Publisher theo dạng bán bản quyền hoặc đưa trực tiếp đến Content Platform để bán cho người dùng cuối.
-
Người dùng cuối sẽ sử dụng EDU để mua khoá học.
Như vậy, đối với từng vai trò trong giao thức, EDU sẽ được dùng như sau:
-
Content Creator: mua EDU để mint NFT, sau đó thu về doanh thu từ việc bán bản quyền hoặc bán sản phẩm thông qua các Publisher.
-
Co-Publisher: sử dụng EDU để mua quyền sở hữu NFT từ các Publisher, sau đó được chia sẻ doanh thu từ việc bán sản phẩm.
-
Education Platform: được chia sẻ một phần doanh thu, phí giao dịch và phí đăng ký, sau đó sẽ trích lại một phần phục vụ cho việc sử dụng hạ tầng và công nghệ của Open Campus.
-
Treasury: là quỹ của giao thức. Tiền trong quỹ sẽ được tích lũy thông qua phí minting NFT, phí từ các giao dịch sử dụng EDU và một phần doanh thu từ việc bán các sản phẩm. Số tiền này sẽ được dùng để phát triển dự án, tạo phần thưởng và khuyến khích người dùng.
-
User: Dùng EDU để mua các sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, EDU cũng có chức năng biểu quyết để quản trị giao thức.
Từ use-case của EDU, anh em có thể rút ra kết luận sau:
-
Hiện tại, EDU chủ yếu được sử dụng như một phương tiện thanh toán trong giao thức. Tất cả các khâu đều cần sử dụng EDU. Như vậy, nếu trong tương lai, giao thức được nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng hơn, thì nhu cầu của EDU tăng lên và dẫn đến thanh khoản dồi dào hơn. Đây là một ưu điểm, tuy nhiên là chưa đủ.
-
Token EDU chưa có nhiều lợi ích cho những người nắm giữ dài hạn. Nếu anh em là một người dùng trực tiếp của giao thức, việc sử dụng EDU chỉ giúp anh em được chiết khấu một phần nhất định khi mua hàng. Còn lại, việc hold EDU không mang lại thêm bất kỳ lợi ích nào ngoài việc chờ EDU tăng giá và bán giá cao hơn.
-
Gần đây, Open Campus đã thông báo về việc ra mắt DAO. Tuy nhiên cá nhân mình nghĩ ở giai đoạn đầu và khi dự án chưa thực sự có nhiều doanh thu, các vấn đề quản trị sẽ không đủ hấp dẫn để hold token.
Attention everyone?
— Open Campus (@opencampus_xyz) June 15, 2023
Open Campus DAO is launching today to revolutionize Education!
Join us now to shape the future of community-led learning together.
EDU tokenholders - it's time for you to take the driver's seat and guide the future direction of the Open Campus Protocol. pic.twitter.com/30KpNx4VVy
6. Nhận xét
Về mặt ý tưởng và sản phẩm, mình cho rằng Open Campus cũng đang có một sự khởi đầu tốt khi gần như là dự án được đầu tư, xây dựng bài bản nhất trong mảng giáo dục, học tập phi tập trung.
Tuy vậy, tokenomics hiện tại của dự án chưa cho thấy một bull case nào trong trung và dài hạn khi hầu như người dùng chỉ có thể dùng EDU để thanh toán chứ không được thêm bất kỳ lợi ích nào từ việc hold token. Có nhiều người cho rằng mô hình của Open Campus có thể giúp token EDU tăng trưởng theo kiểu “ponzi”. Cá nhân mình cho rằng điều này chưa thể xảy ra.
Để có thể tăng trưởng theo mô hình giống như AXS của Axie hay GMT của StepN, mô hình của giao thức nên vận hành như sau:
Người dùng được trả thưởng token ABC thông qua việc học (hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình học, thi đạt điểm cao hay giới thiệu đủ số lượng bạn bè cùng học…). Token ABC có thể được dùng để tích lũy, nâng cấp hạng của người dùng (thông qua việc mua các NFT hoặc staking) để nhận thêm bonus phần thưởng. EDU sẽ đóng vai trò là một token quản trị và việc hold EDU sẽ giúp nhận thêm phần thưởng khi học…
Để trở nên hấp dẫn hơn, ngoài việc xây dựng một tokenomic dạng “ponzi”, OpenCampus cũng có thể tham khảo các hướng đi khác như:
-
Tăng quyền quản trị cho token holder.
-
Chia sẻ một phần giao thức.
-
Yêu cầu các tổ chức giáo dục mua và staking một lượng EDU nhất định để tham gia vào giao thức (nhằm cam kết trách nhiệm của tổ chức khi triển khai các sản phẩm của mình)
-
Hưởng thêm bonus từ các chương trình affiliate…
Flywheel theo hướng này sẽ là:
Dự án thu hút được nhiều tổ chức giáo dục phát hành sản phẩm và dịch vụ, nhờ vậy thu hút người dùng bằng những ưu điểm so với nền tảng giáo dục truyền thống, để tiếp tục tạo ra lợi nhuận lớn cho các tổ chức giáo dục và Treasury DAO, rồi thu hút các tổ chức giáo dục và người dùng mới…
Khi đó, lượng EDU sẽ được để staking (đối với các tổ chức giáo dục, người phát hành nội dụng…) nhiều hơn, đồng thời Treasury DAO cũng tích luỹ được doanh thu và khiến cho việc quản trị giao thức trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, token holder cũng được hưởng thêm lợi nhuận thông qua các hoạt động học tập, affiliate… Đây sẽ là một mô hình bền vững hơn cho Open Campus.
Từ những phân tích nói trên, cá nhân mình cho rằng Open Campus và cả EDU cần thêm thời gian để hoàn thiện về sản phẩm, thu hút người dùng cũng như cải thiện tokenomics mới có thể bùng nổ trong dài hạn.
Poseidon