Ông lớn công nghệ Trung Quốc Tencent đã tiếp tục lấn sân mạnh mẽ sang thị trường metaverse sau khi nộp bằng sáng chế cho các buổi hòa nhạc ảo, bỏ qua mọi cảnh báo từ các ngân hàng và cơ quan quản lý Trung Quốc.
Theo công ty theo dõi dữ liệu kinh doanh Qichacha, tập đoàn Tencent đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế về buổi hòa nhạc ảo lên Cục Sở hữu trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (CNIPA). Đơn đăng ký được đưa ra khi hàng nghìn công ty Trung Quốc thi nhau “đổ xô” vào metaverse bất chấp Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) từng rất nhiều lần đưa ra các biện pháp đàn áp lĩnh vực này trong thời gian gần đây.
Chinese tech giant @TencentGlobal is applying for a virtual concerts patent, as conglomerates race for the first-mover advantage in the metaverse industry https://t.co/OqEuF0KHkM
— Forkast News (@Forkast_News) March 3, 2022
Để chuẩn bị cho bước đi đột phá trên, vào ngày 31 tháng 12 năm ngoái, Tencent đã tổ chức buổi hòa nhạc ảo đầu tiên của Trung Quốc trong thế giới metaverse bằng một lễ kỷ niệm chào đón Năm mới có tên TMELAND đã chứng kiến hơn 1,1 triệu người hâm mộ tham gia trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Hơn nữa, Tencent cũng đã mua lại công ty Wave có trụ sở tại Los Angeles, để nâng cao hệ thống công nghệ phục vụ cho tham vọng này.
Ring in 2022 in #TMELAND, China’s first virtual #MusicFestival. Groove to the music on #NYE from your couch while your #avatar meets world-renowned DJs and artists with other partygoers. Dive in via #QQMusic, #WeSing and other Tencent Music apps. Happy #NYE2022 pic.twitter.com/hLrqvjX1Yn
— Tencent 腾讯 (@TencentGlobal) December 31, 2021
Bởi lẽ các sự kiện giả lập của Wave vốn cực kỳ thành công trong quá khứ và ngày càng phổ biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, tạo ra một hình thức mới để giới nghệ sĩ giao lưu với người hâm mộ. Nổi bật là ca sĩ đình đám hạng A của Mỹ + The Weeknd sử dụng dịch vụ của Wave để phát sóng một buổi biểu diễn trực tiếp trên TikTok vào tháng 8 năm ngoái,thu hút khoảng 2 triệu người xem trên toàn cầu và quyên góp được 350.000 USD ủng hộ cho Tổ chức Công lý Bình đẳng (EJI).
Song, vẫn còn phải xem liệu chặng đường sắp tới của Tencent có bị ảnh hưởng bởi áp lực pháp lý từ chính quyền địa phương hay không. Tuy nhiên, với vị thế cơ bản, khả năng cao Tencent sẽ rất khó bị ngăn cản trên hành trình chinh phục metaverse, vì công ty đang là niềm tự hào công nghệ số một của Trung Quốc, đứng ở vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng những tài sản có giá trị nhất thế giới hiện tại.
Do đó, đây không chỉ là điều kiện thuận lợi cho Tencent tiếp tục mở rộng chiến lược của mình mà còn là tiền đề giúp metaverse trở thành cầu nối “thân thiện” hơn với chính phủ, mở ra góc nhìn cởi mở hơn cho đôi bên.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: