Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa chính thức phát thông báo tổ chức một Diễn đàn Chính sách Blockchain trên website của mình vào ngày 28/08.
- Bắc Triều Tiên dự định tổ chức hội nghị tiền điện tử quốc tế đầu tiên
- Khảo sát Deloitte 2018: Công nghệ Blockchain đang “mỗi ngày gần hơn với việc chạm mốc đột phá”
OECD sẽ tổ chức “hội nghị quốc tế lớn đầu tiên” về chủ đề Blockchain OECD cho biết sự kiện này sẽ được tổ chức tại thủ đô Paris của Pháp trong hai ngày 4 và 5 tháng 9 và đánh dấu lần đầu tiên một hội nghị như vậy được dành riêng cho công nghệ Blockchain. Các nhà tổ chức mong muốn chú trọng đến sử dụng Blockchain trong hoạt động chính phủ cũng như là các lĩnh vực công và khía cạnh pháp lý.
Diễn đàn Chính sách Blockchain cũng có kế hoạch thảo luận về tác động của loại công nghệ mới này lên kinh tế toàn cầu, quyền riêng tư và an ninh mạng, tính bao hàm, thúc đẩy tăng trưởng lành mạnh và bền vững, cùng những tập quán quản lý và hành pháp.
What are the benefits and risks of #blockchain for our economies and societies? The first @OECD Blockchain Policy Forum takes place on 4-5 September 2018
? Join us https://t.co/UgH10lDMRH#GoingDigital #OECDdigital pic.twitter.com/TWVgomcteX
— OECD BusinessFinance (@OECD_BizFin) 21 tháng 8, 2018
Theo OECD khẳng định thì sẽ có đến 400 “nhà lập pháp cấp cao” sẽ đến tham dự diễn đàn. Chưa hết, lịch trình của sự kiện còn cho thấy các quan chức hàng đầu của Slovenia, Israel, Nga, Phần Lan, Italy, Serbia cùng một số nước khác sẽ trực tiếp góp mặt vào các cuộc thảo luận.
Giám đốc quản lý từ Hyperledger, Ripple, IOTA và nhiều công ty Blockchain khác cũng sẽ chia sẻ về những công dụng của Blockchain trong hàng loạt các lĩnh vực.
Như là tiền đề cho sự kiện trên, Uỷ ban Giám đốc về Tài chính và Cạnh tranh Doanh nghiệp của OECD đã đăng tải một thông báo mang tên “Công nghệ Blockchain và Chính sách Cạnh tranh”, trong đó diễn giải ngắn gọn loại tiến bộ này cùng công dụng tiềm năng của nó trong giải quyết những nhu cầu của chính quyền và công chúng. Vấn đề thuế và khung pháp lý giám sát trên toàn thế giới cũng đã được đề cập đến trong tài liệu trên.
OECD được thành lập vào năm 1961 để “thúc đẩy các chính sách cải thiện kinh tế và điều kiện vật chất tinh thần xã hội cho tất cả mọi người trên thế giới”. Hiện đang có 36 quốc gia là thành viên của tổ chức này, bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Mexico, Anh, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo CoinTelegraph