logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Nick Leeson là ai? Tiểu sử về người từng đánh sập ngân hàng giàu lịch sử nhất nước Anh Barings

-27/07/2023

Thông thường, để một ngân hàng có thể phá sản thì cần rất nhiều yếu tố mang tính vĩ mô mà trong đó suy thoái kinh tế hoặc lạm phát đóng vai trò vô cùng lớn. Thế nhưng, trong trường hợp của Barings, ngân hàng có lịch sử hơn 227 năm thì câu chuyện phá sản của họ chỉ cần một Nick Leeson là đủ. Vậy Nick Leeson là ai và ông đã đóng vai trò gì trong câu chuyện phá sản của Barings? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


Nick Leeson là ai? Tiểu sử về người từng đánh sập ngân hàng giàu lịch sử nhất nước Anh Barings

Nick Leeson là ai?

Để nói về Leeson, trước tiên chúng ta phải đi qua lịch sử của Ngân hàng thương mại Barings, một trong những thực thể tài chính lâu đời nhất của Anh. Ngân hàng này được thành lập vào năm 1762 bởi Francis Baring. Trong xuyên suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển, nhà băng này không những ghi dấu ấn với những thành công trên thị trường tài chính, mà nó còn ghi đậm dấu ấn trong lịch sử nước Pháp khi Barings là nhà tài trợ chính cho Napoleon trong các cuộc chiến của thế kỷ 19.


Chân dung Nick Leeson hiện tại

Và như mọi ngân hàng khác, vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, khi ấy những sản phẩm tài chính phái sinh lên ngôi mạnh mẽ với tiêu chí “High Risk, High Reward". Và thế, ngân hàng Barings đã bắt đầu hành trình kinh doanh đầy thành công cùng tài chính phái sinh. Thoạt đầu, hoạt động của bộ phận này sinh lời tuy không cao nhưng ổn định và bền vững, đó là chỉ đến khi Nick Leeson xuất hiện. 

Trước khi đến với Barings, Nick Leeson đã có một khoản thời gian thực sự khó khăn, gia cảnh của Nick có thể nói là không có gì nổi bật thậm chí là nghèo túng. Cha ông là một người lao động chân tay với đồng lương ít ỏi và luôn phải sống tiết kiệm để Nick được học hành tử tế nhất. Vì thế, ngay từ những năm học trung học, Nick đã bắt đầu công việc đầu tiên của mình ở Coutts & Company, sau đó ông chuyển đến Morgan Stanley và làm việc tại đây trong hầu hết thời gian học đại học. 

Sau khi tốt nghiệp, Leeson ngay lập tức đầu quân cho Baring và được cử đến Jakarta chỉ một năm sau đó. Mục đích của chuyến đi không đơn thuần chỉ là xử lý công việc mà các cấp trên của ông đang muốn biết thực lực của Nick đến đâu. Và quả thực là ông có tài khi những hợp đồng chưa đáo hạn lên đến 100 triệu bảng Anh tại đây được cho là khó nhằn nhất được Nick Leeson xử lý vô cùng gọn gàng. 

Bước ngoặt khiến Barings phá sản

Vào năm 1992, bằng những nỗ lực của mình, Nick Leeson đã lấy được lòng tin của các lãnh đạo ngân hàng và được cân nhắc lên vị trí trưởng chi nhánh Barings tại Singapore. Với vị trí này, Leeson hoàn toàn có thể sử dụng dòng tiền một cách tuỳ ý để đầu tư. Từ đó, chỉ riêng những giao dịch của Nick Leeson đã mang lại số tiền 10 triệu USD cho Barings (16 triệu USD với thời giá hiện tại), chỉ riêng khoản tiền này đã chiếm đến 10% doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng chính vì tài năng này mà cả Nick Leeson và ngân hàng Barings đã phải cùng nhau “ngã ngựa". 

Vào lúc đó, trong hệ thống kế toán của Barings luôn tồn tại một tài khoản mang tên tài khoản kế toán lỗi 88888 do Nick tạo ra. Mục đích ban đầu của nó là dùng để những người mới thực tập những kỹ năng của mình sao cho nhuần nhuyễn nhất. Và vì đây là một tài khoản thực tập nên nó dễ dàng lọt qua những kỳ kiểm toán của ngân hàng. Cho nên nếu Nick cần một nơi có thể che giấu các khoản lỗ của mình thì tài khoản 88888 là nơi không thể hoàn hảo hơn.

Và với chiến lược là bán các quyền chọn cả mua và bán dựa trên hợp đồng tương lai của chỉ số Nikkei 225, Leeson đã “gây dựng" một khoản lỗ kỷ lục lên đến hơn 200 triệu bảng Anh, trong khi số vốn của Barings chưa bao giờ vượt quá con số 500 triệu bảng Anh.

Đầu năm 1995, Nick đã mở gần 90.000 quyền chọn Nikkei 225 (bao gồm cả lệnh mua và bán) với hy vọng chỉ số Nikkei 225 sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên chỉ sau đó 16 ngày, trận động đất tại Kobe ập đến khiến chỉ số Nikkei 225 sập hơn 1.500 điểm, tất cả các vị thế của Leeson bị thanh lý và khoản lỗ của ông tăng thêm 68 triệu bảng Anh. 

Đến cuối cùng, khoản lỗ của Nick Leeson đã lên đến hơn 800 triệu bảng Anh, gần gấp đôi số vốn chủ sở hữu mà ngân hàng Barings đang nắm giữ. Kết quả, Leeson nhận mức án 6,5 năm tù và ngân hàng Barings đã phải bán mình cho Internationale Nederlanden Groep (IGN) với giá chỉ 1 bảng. 

Bài học rút ra từ thất bại của Nick Leeson

Hiểu được thế nào là cờ bạc và đầu tư: theo câu chuyện của Nick Leeson, chúng ta có thể thấy, Nick hoàn toàn đã có thể dừng lại khi các khoản lỗ chỉ đang ở mức vài triệu USD. Tuy nhiên, thay vào đó, Nick lại liên tục đặt cược vào việc chỉ số Nikkei 225 tăng từ đó dẫn đến thua lỗ nặng nề. Hơn thế nữa, Nick Leeson còn là một ví dụ điển hình của một con bạc đội lốt nhà đầu tư tài chính khi liên tục gian dối các báo cáo tài chính hòng có thêm tiền để đặt cược. Khoảng cách giữa đầu tư và đánh bạc là vô cùng mong manh đặc biệt là trong thị trường tiền mã hoá, vì thế, nhà đầu tư hãy tự cảnh giác với bản thân mình để kiểm soát những khoản lỗ không đáng có.


Nick Leeson bị cảnh sát áp tải ngay sau khi đáp chuyến bay đến Singapore

Quá tin vào cái tôi của chính mình: khi nhìn vào câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, Nick nhờ tài năng của mình nên đã thành công từ sớm. Và chính việc này đã đã khiến ông không thể kiểm soát được cái tôi của mình. Kèm theo đó, việc thành công ở độ tuổi trẻ còn khiến ông không tự chủ được sự tự tin của mình dẫn đến việc không kiểm soát rủi ro và thất bại. Trong thị trường crypto cũng vậy, sẽ không hiếm khi bắt gặp những nhà đầu tư ở độ tuổi 18 - 22 nhưng đã kiếm được hàng triệu USD. Và sau đó, họ mất trắng vì nghĩ bản thân đã nhìn thấu được thị trường. Vì thế, trước khi quyết định đầu tư bất kỳ dự án nào, hãy bình tâm và nhìn lại liệu bản thân có đang bị chính cái tôi của mình che mắt hay không.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những thông tin thú vị về Nick Leeson cũng như những bài học rút ra từ thất bại của ông. Thành công khi còn quá trẻ tuy không xấu nhưng nếu con người không biết kiểm soát được cái tôi cũng như tự tin quá mức vào bản thân có thể dẫn đến những thất bại năng nề và khó khắc phục.

-27/07/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68