logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Ngân hàng Fed St. Louis: Bitcoin và tiền mặt giống nhau đến tận 3 đặc điểm

-29/04/2018
Ngân hàng Fed St. Louis: Bitcoin và tiền mặt giống nhau đến tận 3 đặc điểm
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis vừa chia sẻ quan điểm của mình về Bitcoin, bày tỏ nhận định về 3 đặc tính mà Bitcoin có chung với những tờ giấy bạc mà ai trong chúng ta cũng đang sử dụng mỗi ngày.

[button color=”” size=”” type=”round” target=”” link=”https://coin68.com/product/vi-cung-trezor-trezor-hardware-wallet”]Đặt mua ví cứng TREZOR ngay[/button]

Hồi đầu năm nay, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đã “nhắc khéo” công dân nước này rằng giao dịch tiền điện tử cũng sẽ bị đánh thuế giống như những giao dịch mua bán tài sản thông thường. Tuy nhiên, thông báo này lại dẫn đến một vài tranh cãi mới, khi cơ quan chức năng giải thích là tiền kỹ thuật số (bao gồm cả Bitcoin) hoạt động với cách thức tương tụ như là tiền tệ truyền thống, nhưng lại đánh thuế nó với tư cách tài sản.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, chính vì vậy, có vẻ như đã cố làm rõ vấn đề này thông qua một bài viết đăng tải trên website của mình, đặt tiêu đề là “Ba khía cạnh mà Bitcoin giống với tiền tệ thông thường”.

1. Không có giá trị nội tại

Bài viết mở đầu bằng cách nhấn mạnh rằng cả Bitcoin lẫn tiền giấy đều không có giá trị nội tại.

“Tiền tệ kỹ thuật số tồn tại dưới dạng dữ liệu. Còn những tờ giấy bạc trong túi của bạn là 75% cotton và 25% linen. Cả hai đều không có giá trị nội tại.”

 

Hãy so sánh với các loại tiền hàng hoá khác như là vàng và bạc. Hoặc là với các hình thức tiền đại diện, đương cử như là những chứng chỉ hay tín phiếu dùng để đổi lấy các loại tài sản gốc như vàng. Nhưng bởi Mỹ đã từ bỏ chế độ bản vị vàng, những tờ tiền giấy trong ví của bạn không còn đại diện cho vàng nữa, ấy vậy mà bạn vẫn có thể dùng chúng để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ.

Chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố đồng đô la là phương tiện thanh toán hợp pháp. Do vậy, các tờ tiền đô la – hay đúng hơn là Giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve note) – là tiền tệ pháp định.

Hiện đang có một cuộc tranh luận nổ ra về cách tốt nhất để xếp loại Bitcoin: Nó là Tiền tệ? Là tài sản? Hay chỉ đơn thuần là một khoản đầu tư?

Phản biện: Có người đã nhanh chóng chỉ ra lỗi lập luận trong khẳng định trên, nhất là ở khúc dữ liệu không có giá trị nội tại. Thật lòng mà nói thì vấn đề bảo mật thông tin đang trở thành một chủ để nóng trong mấy năm gần đây, nhất là các dữ liệu cá nhân chia sẻ trên Internet. Nếu chúng không có giá trị nội tại, thế sao ta phải tốn công sức bảo vệ không để chúng lọt vào tay kẻ xấu?

2. Nguồn cung giới hạn

Hiện đang có bao nhiêu đô la Mỹ ở ngoài kia? Theo thống kê của Ban quản trị Cục Dự trữ Liên bang thì tính đến ngày 21/03, đang có tổng cộng 1,63 nghìn tỉ USD được lưu hành khắp năm châu.

Ngân hàng St. Louis nhấn mạnh là họ không có in tiền. Công việc này là trách nhiệm của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của Fed chỉ là tăng hoặc giảm nguồn cung tiền tệ đang trong lưu hành, từ đó ổn định giá cả và tối đa hoá công ăn việc làm.

Tương tự, cũng không có ngân hàng trung ương nào quản lý nguồn cung Bitcoin. Đôi khi giá Bitcoin biến động rất mạnh, lên xuống thất thường. Người ta lí giải đó là do nguồn cung Bitcoin cố định, không những thế còn được chốt cứng tại mức 21 triệu đồng.

Phản biện: Để bất kì đơn vị tiền tệ nào có thể duy trì giá trị của mình, thì tổng cung của nó bằng một cách nào đó phải được giới hạn lại. Đặc tính đấy gọi là độ khan hiếm. Hãy mường tượng như thế này, nếu bạn có 1 đô la và trên thế giới chỉ có 10 đô la được lưu hành, bạn sẽ nắm giữ 1/10 tổng cung USD trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu có đến 10 nghìn tỉ đô đang trong lưu hành, thì bạn chắc cũng hiểu chuyện gì sẽ xảy ra rồi đó.

Còn Bitcoin thì sao? Lưu lượng Bitcoin đang trong sử dụng vừa chạm mốc 17 triệu đơn vị, và mã nguồn của đồng tiền bảo đảm sẽ chỉ tồn tại đúng 21 triệu đồng mà thôi. Theo các bạn thì ai có độ khan hiếm tốt hơn đây?

Đồng Bitcoin thứ 17 triệu sắp được đào lên: Ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng – Thị trường coins – Coin68

Nguồn tổng cung có hạn của Bitcoin sắp sửa trở nên “có hạn” thêm chút nữa. Vâng, sự kiện đồng Bitcoin thứ 17 triệu được đào lên sẽ đến chỉ trong ít phút tới, theo các dữ liệu từ Blockchain.info cho thấy, đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử hình thành và phát triển của đồng tiền điện tử số 1 thế giới.

3. Không có trung gian

Tầm nhìn về Bitcoin trong whitepaper viết bởi Satoshi Nakamoto có đoạn:

“Một phiên bản tiền điện tử thuần peer-to-peer mà cho phép các giao dịch online được chuyển trực tiếp giữa hai bên mà không cần phải thông qua một thể chế tài chính nào cả.”

 

Nếu xét như vậy thì Bitcoin được thiết kế rất giống với tiền mặt.

Tiền mặt cũng không cần một bên thứ ba để xử lí giao dịch. Không như thanh toán bằng thẻ tín dụng hay app thanh toán, sẽ không có một bên thứ ba chạm đến tài khoản của bạn.

Phản biện: Không thể chối bỏ luận điểm trên. Tuy nhiên, Ngân hàng St. Louis có nhớ lần gần nhất họ thực hiện chi trả 100 triệu đô bằng tiền mặt hay không? Tuy ở quy mô nhỏ lẻ, giao dịch bằng tiền giấy có thể được thực hiện dễ dàng mà không cần trung gian, thế nhưng thế giới và nền kinh tế toàn cầu ngày nay đã trở nên phức tạp hơn thế rồi. Đấy là chưa kể nếu như ta muốn chuyển tiền sang một bang khác, một nước khác, hay một châu lục khác.

Theo Bitcoinist

-29/04/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68