Chính quyền Nga trong ngày thứ Sáu (13/04) vừa yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước chặn quyền truy cập đến ứng dụng nhắn tin Telegram, chỉ vài tuần sau khi nó tuyên bố là đã kêu gọi được 1,7 tỉ USD sau hai lần pre-sale cho dự án phát triển nền tảng Blockchain của riêng mình.
[button color=”” size=”” type=”round” target=”” link=”https://coin68.com/product/vi-cung-trezor-trezor-hardware-wallet”]Đặt mua ví cứng TREZOR ngay[/button]
Như đã được đưa tin bởi rất nhiều kênh truyền thông địa phương, quyết định trên được đưa ra bởi Toà án Quận Tagansky (tại thủ đô Moscow), đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý Internet của điện Kremlin là Roskomnadzor sẽ có quyền bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng trong lãnh thổ Ngan chặn truy cập đến Telegram “trong tương lai”.
“Điều ấy có thể sắp diễn ra trong vài ngày, vài giờ, hay thậm chí là vài phút,” Giám đốc Roskomnadzor là Aleksander Glazov trả lời cho hãng tin TASS.
Sau khi nhận được phán quyết trên từ Toà án, CEO Telegram Pavel Durov bắt đầu đưa ra những tuyên bố đanh thép trên các phương tiện truyền thông có đứng tên mình, viết rằng “tự do không phải để bán”.
“Sức mạnh mà các chính quyền địa phương có thể áp đặt lên các tập đoàn IT chỉ là tiền và tiền. Tại một thời điểm bất kì, chính quyền một nước có thể đánh sập cổ phiếu của doanh nghiệp bằng cách đe doạ cắt đứt nguồn doanh thu từ thị trường ấy và bắt công ty phải đáp ứng các yêu cầu kì lạ (hãy nhớ hồi năm ngoái Apple phải chấp nhận chuyển server iCloud đến Trung Quốc).
Ở Telegram này, chúng tôi hoàn toàn chẳng có một chút đoái hoài gì đến nguồn thu lợi nhuận hay doanh số bán quảng cáo cả. Tự do không phải là một thứ có thể mang bán, và quyền con người không thể bị xâm phạm bởi nỗi sợ hãi hay vì lòng tham lam.”
Trên Instagram, Durov còn đăng tải hình anh đang cưỡi ngựa trên sa mạc kèm với dòng mô tả, “Để thật sự được tự do, bạn phải sẵn sàng đánh đổi mọi thứ cho cái tự do đấy”.
Vị CEO Telegram trước đó thậm chí còn không cho phép luật sư của công ty mình tham dự buổi ra phán quyết, vì anh cho rằng đấy chỉ là một “trò hề”.
Tính đến cuối tháng 03/2018, Telegram tuyên bố là đã ghi nhận 200 triệu người dùng đang hoạt động, trong đó có 10 triệu người đến từ Nga và xác suất cao là sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm kia.
Bất chấp nền tảng người dùng rộng lớn, dịch vụ nhắn tin bảo mật Telegram đã đối mặt với rất nhiều khó khăn kể từ khi thông báo tiến hành giai đoạn đầu của đợt ICO mang tên TON. Hai lần pre-sale âm thầm đã giúp Telegram thu về đến 1,7 tỉ USD, nhưng bên cạnh đó các thành phần xấu đã nhanh chóng lợi dụng danh tiếng của sự kiện này để tiến hành lừa đảo trắng trợn, bất chấp giai đoạn mở bán công khai ICO vẫn chưa được tiến hành.
Trong khi đó, tại Nga, nhiều trang tin công nghệ đã nhanh chóng cập nhật đến người dùng các cách thức để có thể “lách” lệnh chặn quyền tiếp cận, điều mà dễ dàng thực hiện được thông qua hành động đổi VPN.
Một số các ứng dụng khác của Telegram, như là app di động, chắc chắn vẫn sẽ sống lâu hơn nữa, bằng chứng là việc dù đã bị chính quyền Ukraine cấm, thế nhưng app di động cho mạng xã hội Vkontakte (cũng do Durov phát triển nên) tiếp tục được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người dùng của quốc gia Đông Âu này.
Cập nhật tin tức Coin68 mới nhất tại đây
Theo CoinTelegraph