Cơ quan giám sát truyền thông Nga cho biết đang xem xét hủy bỏ lệnh cấm Telegram nếu công ty này chấp nhận yêu cầu của tòa án và chia sẻ khóa bảo mật cho lực lượng chấp pháp liên bang.
- Các chuyên gia tiền điện tử tiết lộ các vấn đề an ninh của Telegram Passport
- Telegram ngừng ICO, đơn giản vì đã “kiếm đủ tiền rồi”
- Giá Bitcoin “phóng” thẳng lên 6900 USD, Tether khởi động máy in
Nga có thể chào đón Telegram nếu công ty này chia sẻ mã bảo mật Theo tờ báo địa phương RT đưa tin, Roscomnadzor (RKN), cơ quan này đã chặn truy cập Telegram sau khi công ty này từ chối chấp hành theo lệnh từ tòa án địa phương. Song, vừa qua, cơ quan này cho biết sẵn sàng bãi bỏ lệnh cấm nếu Telegram cung cấp thông tin bảo mật cho Tổng cục an ninh Liên bang Nga. Việc cung cấp mã bảo mật có thể giúp FSB có thể theo dõi tin nhắn và ngăn chặn nguy cơ khủng bố.
Lệnh cấm, như Coin68 đã đưa tin, có hiệu lực sau đợt ICO thu hút 1,7 tỷ đô từ nhà đầu tư. Đợt ICO được tiến hành qua hai giai đoạn gây quỹ khác nhau. Công ty Telegram sau đó đã kháng cáo lệnh cấm lên Tòa án Tối cao Nga. Song, cơ quan này lại đang ủng hộ quyết định của FSB và giữ nguyên lệnh cấm trong phán quyết được đưa ra vào đầu tháng Tám.
Tuy nhiên, Telegram dường như không phản ứng gì hoặc có dự định thay đổi lập trường của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của FSB và Tòa án Tối cao.
Luật sư của Telegram Pavel Chikov cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi [Telegram] chưa bao giờ từ chối về những quyền hợp pháp mà cơ quan chức trách có thể áp dụng trong cuộc chiến chống khủng bố. Ngược lại, chúng tôi cho rằng cách công bằng và dân chủ nhất để giải quyết việc này là một lệnh từ tòa án trao đổi cho một lần tiết lộ cụ thể. Tiết lộ ở đây không bao gồm nội dung tin nhắn mà chỉ liên quan đến địa chỉ IP và số điện thoại. Cần phải có sự cân bằng giữa an ninh quốc gia và đảm bảo quyền riêng tư cá nhân”.
Đáp trả lệnh cấm, nhà sáng lập Telegram – Pavel Durov đã lập một sáng kiến “phản kháng kỹ thuật số” mà thông qua đó Durov sẽ tặng bitcoin cho những cá nhân và tổ chức cung cấp proxy và dịch vụ VPN cho phép người dùng vượt qua lệnh cấm của chính phủ. Iran cũng đã áp đặt lệnh cấm lên Telegram sau đợt mở bán token khi nhận được cảnh báo chính thức rằng loại tiền điện tử mới của công ty có thể ảnh hưởng tiêu cực đến “tiền tệ quốc gia Iran và chuyển tiền ra khỏi đất nước.
Theo CCN