logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

NFTFi (Phần 1) – Khi “NFT” hòa làm một với “Tài chính”

-02/09/2022

Từ khóa NFTFi đang xuất hiện ngày càng nhiều, liệu đây có trở thành xu hướng mới tiếp theo khi kết hợp những gì tinh túy nhất của hai trend trước đó là DeFi và NFT?

NFTFi là gì?

Đúng như cái tên đã chỉ ra, NFTFi chính là sự kết hợp giữa NFT Finance (tài chính).

Các giao thức trong mảng NFTFi được sinh ra chủ yếu để tăng thanh khoản cho NFT – một loại tài sản vốn luôn được xem là có thanh khoản thấp do tính biến động của thị trường và cũng vì tính độc nhất của chúng – một rào cản trong việc hình thành giá trị (price discovery).

Các dự án trong mảng NFTFi cũng sẽ giúp tăng khả năng tối ưu hóa dòng tiền cho những nhà sưu tầm NFT, tạo ra nhiều động lực để họ mua và tích trữ NFT như một loại tài sản có giá trị lâu dài hơn là một phương tiện đầu cơ như hiện tại.

Hệ sinh thái NFTFi. Nguồn: GBV Capital

Các mảng chính trong NFTFi

Cung cấp thanh khoản

Phổ biến nhất hiện nay là mô hình Marketplace – sàn NFT – bởi nó là nơi kết nối bên mua và bên bán NFT, là nguồn cung thanh khoản cho cả thị trường. Quá trình hình thành giá dựa vào giá mua vào (bid) và giá bán ra (ask) được định ra một cách tùy ý giữa hai bên mua bán

Hệ sinh thái Sàn NFT nổi bật
Ethereum OpenSea, LooksRare
Solana Magic Eden
Polygon OpenSea
Flow Flowverse
Avalanche Joepegs, NFTrade, Chikn

Thế nhưng chính vì cơ chế bid-ask như trên, NFT đã trở thành một loại tài sản có tính thanh khoản kém hơn các kênh đầu tư khác như chứng khoán hay tiền mã hóa bởi các NFT trong cùng một BST được treo bán với giá trị khác nhau, tùy thuộc vào độ hiếm hoặc tính thu hút của một vài đặc điểm mà chúng có. Việc sử dụng những phương pháp định giá khác nhau, thậm chí là định giá theo cảm tính, đã phần nào làm rộng thêm khoảng cách giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán của hầu hết các NFT trên thị trường hiện nay.

Để giải quyết vấn đề này, một số giải pháp về thanh khoản đã được sinh ra, tiêu biểu là fractionalized NFT (NFT phân mảnh) và AMM (Automated Market Maker). 

Fractionalization là giải pháp giúp người dùng phổ thông có thể tiếp cận với các BST NFT blue-chip, vốn có giá sàn rất cao – có thể từ vài chục đến cả triệu USD, dễ dàng hơn. Một số giao thức như Unic.ly hay Fractional.art cung cấp giải pháp này bằng cách chuyển các NFT thành fungible tokens có chuẩn ERC-20 (tương tự yield-bearing token của các dự án DeFi như aToken của AAVE hay xToken của SushiSwap). Giá của các tokens ERC-20 này sẽ chuyển dịch theo giá sàn của các BST trên chợ NFT truyền thống thông qua các nhà đầu cơ chuyên kiếm tiền từ chênh lệch giá (arbitrage), từ đó cho phép người dùng thu về lợi nhuận khi đầu tư vào một tài sản có tính biến động cao như NFT nhưng không phải chịu rủi ro lớn của việc bỏ ra một số vốn đầu tư khổng lồ ở giai đoạn đầu.

AMM cũng là một giải pháp được sinh ra để giải quyết vấn đề thanh khoản của NFT nhưng lại nhắm vào nhược điểm của cơ chế bid-ask khi mua bán NFT trên các sàn truyền thống bằng cách cho phép người dùng mua/bán NFT thông qua các pool thanh khoản ngay lập tức. Nổi lên trong số các dự án AMM cho NFT gần đây là sudoswap / sudoAMM Nếu áp dụng công thức x*y = k để định giá cho các tài sản trong pool như các AMM trong thị trường DeFi, hiện tượng trượt giá sẽ diễn ra khá mạnh bởi các NFT vốn có bản chất không thể chia tách như các token ERC-20. Chính vì vậy, dự án sudoswap đã áp dụng mô hình bonding curve đề xác định mức giá tăng/giảm mỗi khi một NFT trong pool được mua/bán sang ETH.

Tín dụng

Các dự án trong mảng tín dụng có thể được chia ra làm hai loại chính: cho vay và mua trước trả sau.

Mảng cho vay trong NFT hoạt động tương tự như trong DeFi, khác biệt ở chỗ tài sản thế chấp sẽ là NFT (thường là những NFT blue-chip do chúng có tính thanh khoản cao hơn) thay vì các token ERC-20. Để đảm bảo sự an toàn cho người cho vay, dự án có thể đặt ra công thức để tính ngưỡng giá thanh lý phù hợp khi giá sàn của các bộ sưu tập NFT bắt đầu giảm. Một số dự án như JPEG’d còn cho phép thế chấp NFT để mint ra các stablecoin – một cơ chế tương tự như Collateral debt positions (CDPs) được sử dụng cho DAI của MakerDAO

Đối với những dự án BNPL, người mua sẽ phải trả trước một khoản tiền (down payment) để nhận hoặc có quyền truy cập vào một số quyền lợi đang có của NFT và sau đó sẽ phải trả lại phần tiền còn thiếu trong một khoảng thời gian (tùy thuộc vào quy định của dự án). 

Cyan, ApeNow hay BendDAO là một số nền tảng hỗ trợ dịch vụ này. 

Công cụ định giá

Định giá là một phần rất quan trọng đối với các nhà đầu tư NFT, vì hiện nay tình trạng đầu cơ, bơm thổi giá chớp nhoáng khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư cho mình. 

Hầu hết các nền tảng định giá cho NFT hiện nay sử dụng công nghệ AI, tiêu biểu như NFTvaluations hay Upshot, một số khác sử dụng cơ chế hình thành giá thông qua tham khảo từ đám đông, ví dụ như Abascus (chỉ mới ra mắt whitepaper và tokenomics, chưa ra mắt sản phẩm chính thức) hay PawnHouse.

Phái sinh

Các nền tảng phái sinh trong NFT hoạt động tương tự như trong DeFi. Người dùng có thể mua và bán các hợp đồng quyền chọn để phòng vệ rủi ro hoặc để tối ưu hóa dòng tiền từ tài sản của mình, tùy vào chiến lược đầu tư và phán đoán về tình hình thị trường sắp tới.

Các quyền chọn mua/bán của các bộ sưu tập NFT khác nhau được niêm yết trên Putty.finance

Hầu hết các dự án về tài sản phái sinh đối với NFT chỉ mới trong giai đoạn hoàn thiện, demo hoặc chuẩn bị ra mắt. Nổi bật trong số này phải kể đến nftperp hay Mimicry (thị trường dự đoán dành cho NFT) hay Hook (đang trong giai đoạn chạy thử trên testnet).

Bản demo của dự án hợp đồng vĩnh cửu (perp) dành cho NFT

Công cụ tổng hợp thanh khoản (Aggregator)

Aggregator là giải pháp tổng hợp giá từ các sàn NFT khác nhau để giúp người dùng có một nguồn dữ liệu “all-in-one” (tất cả trong một) khi mua hoặc bán NFT. Hai nền tảng nổi bật trong ngách này là Gem.xyz (đã được mua lại bởi OpenSea) và Genie (đã được mua lại bởi Uniswap). Hiện tại, theo dữ liệu từ Dune Analytics, mặc dù số lượng giao dịch trên hai nền tảng này đã giảm đi khá nhiều kể từ đầu tháng Sáu năm 2022 song Gem vẫn tỏ ra vượt trội và lấn lướt hơn đối thủ của mình rất nhiều.

 Hyperspace cũng là một nền tảng tổng hợp thanh khoản dành cho NFT khá phổ biến trên Solana.

Giao diện của Hyperspace – sàn aggregator dành cho NFT phổ biến trên Solana

Tạm kết

Như đã nêu ở trên, các dự án về NFTFi hiện vẫn chưa nhận được quá nhiều chú ý và cũng vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Chính vì thế, sự bùng nổ của NFTFi cho đến hiện tại vẫn đang là một ẩn số lớn với rất nhiều người. 

Trong các phần tiếp theo của series này, từng mảnh ghép trong bức tranh NFTFi sẽ lần lượt được bóc tách và phân tích để các bạn có những nhận định rõ ràng hơn về tiềm năng của NFTFi trong thời gian sắp tới.

Sudoswap vừa thông báo chuẩn bị airdrop token SUDO cho người dùng, liệu có ánh sáng nào dành dẫn tới một mùa hè mang tên NFTFi?


Về AntiAntiNFTs Club (AANC)

AntiAntiNFTs Club (AANC) là cộng đồng các nhà sưu tập và đầu tư NFT tại Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu đối với NFT AANC luôn muốn lan tỏa tình yêu đó đến với mọi người thông qua việc xây dựng một cộng đồng chất lượng, một nơi đúng với slogan của tụi mình đó là “Can’t help falling in love with NFTs”.

Tham gia Cộng đồng AANC trên: Telegram | Twitter

Xem thêm các bài viết trước của AANC:

-02/09/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68