logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Ma trận, Trò chơi Vương quyền và Chúa Nhẫn: Ai ai cũng đang tranh nhau những tên coin “cool ngầu” nhất

-25/04/2018
Ma trận, Trò chơi Vương quyền và Chúa Nhẫn: Ai ai cũng đang tranh nhau những tên coin “cool ngầu” nhất
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Trong thế giới Chúa tể của những chiếc Nhẫn – Lord of the Rings, “mithril” là một kim loại quý hiếm, gần như không thể bị phá huỷ và vẻ đẹp thuần khiết của nó là mãi trường tồn theo thời gian. Tuy nhiên, ngoài đời thật, đây lại là tên của đến 3 dự án Blockchain khác nhau, tất cả đều cố gắng ghi điểm với nhà đầu tư sự thấm nhuần “văn hoá đại chúng” của mình.

[button color=”” size=”” type=”round” target=”” link=”https://coin68.com/product/vi-cung-trezor-trezor-hardware-wallet”]Đặt mua ví cứng TREZOR ngay[/button]

Chiếc áo giáp không thể bị đao kiếm đâm thủng làm bằng kim loại Mithril của Bilbo Baggins trong The Hobbit: Battle of the Five Armies

Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cái tên trên lại hot đến như vậy trong phân khúc tiền điện tử, bởi suy cho cùng, “Chúa Nhẫn” bây giờ gần như đã trở thành một kho tàng văn học giả tưởng đủ sức sánh ngang với các tác phẩm của Shakespeare, và trong cộng đồng tiền số chắc chắn chẳng thiếu gì người say mê cái “tôn giáo” sáng lập nên bởi J.R.R Tolkien cả.

Thật vậy, các dự án tiền điện tử trong đủ các loại lĩnh vực đều đang đặt cho mình hay đồng coin của họ bằng những cái tên mà khiến người dùng liên tưởng đến thế giới khoa học viễn tưởng hoặc giả tưởng.

TRON Legacy – một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng có OST hay nhất từ trước đến nay

Một ví dụ khác là TRON – đồng tiền điện tử có vốn hoá thị trường thuộc top 20 thế giới – rõ ràng là đã “đạo nhái” tên của một bộ phim sci-fi kinh điển cùng tên hồi những năm 1980 (sau đó đã được reboot vào năm 2010 bằng TRON: Legacy).

Và mới đây nhất, có một dự án mà đã nhanh chóng nhận được sự chú ý bằng cách “ké fame” series phim truyền hình đang làm mưa làm gió hơn cả nửa thập kỉ qua là Trò chơi Vương quyền – Game of Thrones (chuyển thể từ tiểu thuyết của George R.R. Martin), tự gọi mình là Ravencoin. Trong văn hoá phương Tây, “raven” (quạ đen) từ lâu đã tượng trưng cho khả năng tiên tri và website của Ravencoin thậm chí còn khẳng định loài chim này là đại diện của sứ giả sự thật, ngụ ý ám chỉ đến Blockchain như là công nghệ về sự minh bạch và phân quyền tuyệt đối.

Hai thế hệ “Quạ ba mắt” trong series đình đám Games of Thrones – những người có khả năng nhìn thấy mọi sự kiện ở hiện tại và quá khứ

Cuối cùng, không thể không nhắc đến NEO – “đồng Ethereum Trung Quốc”. Tuy nhiên, đồng tiền này trước đây được biết đến với cái tên Antshares, một cái tên có vẻ như không gây được nhiều ấn tượng cho lắm. Do vậy, vào tháng 06/2017, đội ngũ phát triển Antshares đã quyết định thay đổi thương hiệu, lấy luôn danh xưng của Neo – “người được chọn” trong bộ ba phim Ma trận – The Matrix nổi tiếng.

Nhìn thứ hạng trên CoinMarketCap của NEO ở hiện tại, rõ ràng là không thể nghi ngờ mức độ hiệu quả của lựa chọn đổi tên trên. Token của mạng lưới này tăng trưởng một cách chóng mặt kể từ khi đó đến nay, đi từ $1 lên $74 ở thời điểm thực hiện bài viết.

Phân cảnh kinh điển trong lịch sử điện ảnh thế giới đầu những năm 2000 – Neo tay không chặn đạn

Từ các ví dụ trên, ta có thể thấy rõ môtip của các nhà phát triển là lợi dụng văn hoá đại chúng để nhanh chóng quảng bá đồng coin của mình. Tuy nhiên, điều ấy lại làm nổi lên một câu hỏi khác: tên gọi có tầm quan trọng như thế nào đến sự phát triển của một token tiền điện tử?

Chuyên gia tên miền Internet kiêm người đam mê tiền số Joshua Metnick nhận định:

“Đối với một đồng coin thì mức độ ‘cool ngầu’ hay ‘sang chảnh’ có trọng lượng nhất định và nên được cân nhắc kĩ trước khi triển khai dự án.”

 

Ba câu chuyện đằng sau cái tên Mithril

Trong trường hợp của “mithril”, nhiều doanh nhân tiền điện tử đang hy vọng cái tên ấy sẽ mang lại cho họ kết quả như ý.

Dự án Mithril đầu tiên – được lập nên bởi “ông trùm” hip hop người Đài Loan Jeffrey Huang – là một đối thủ Blockchain của các dịch vụ như Instagram và Snapchat, đặt mục tiêu tưởng thưởng dân làm content về các bài viết của họ.

Sau khi đã kêu gọi được 26.000 Ether trong đợt private sale 5000 token Mithril, đội ngũ phát triển đằng sau đó đã cho triển khai app Lit của mình – đã có mặt trên Android và iOS – hiện thu hút đến 10.000 người dùng mỗi ngày.

Bàn về lựa chọn tên gọi của mình, Huang thú nhận với CoinDesk rằng ông là một fan cuồng của thể loại khoa học viễn tưởng và giả tưởng. Chưa hết, mặc dù ban đầu ông tính gọi đồng tiền của mình là “Uru”, tên loại kim loại đã được dùng để rèn nên búa Mjonir của Thor, thế nhưng “uru nghe không sang bằng mithril”.

Trong khi đó, một dự án khác là Mithril Ore được xây dựng dựa trên giao thức proof-of-stake Casper sắp được ra mắt của Ethereum. Công ty đằng sau nó sẽ bán token Mithril Ore để tích góp tiền mua Ethereum, từ đó gia tăng tỉ lệ sở hữu, từ đó giúp các nhà đầu tư nhỏ có thể tham gia hoạt động đào tiền mà không cần phải bỏ ra quá nhiều thời gian công sức.

Lí giải lựa chọn tên thương hiệu của mình, Laura Hopkins, CEO của Mithril Ore trả lời với CoinDesk:

Mithril là một kim loại rắn, hiếm và không thể bị phá huỷ. Nó là một dạng báu vật rất khó tìm. Chúng tôi sẽ chỉ tạo ra 500.000 token mà thôi. Do đó, chúng tôi rắn chắc, có giá trị cao và quý hiếm – cứ như mithril vậy. Và đấy chính là nguồn gốc của cái tên “Mithril Ore” (quặng Mithril).

Và dự án thứ 3 (vốn thay đổi chính tả một chút để đá qua luôn cả loại vật liệu dùng để chế tạo giáp và vũ khí trong loạt trò chơi điện tử Final Fantasy) tên là Mythril, thực chất không phải là token hay tiền điện tử gì cả mà đơn thuần chỉ làm một công cụ phân tích an ninh của startup Ethereum ConsenSys.

Khi được hỏi về nguồn gốc cái tên, Bernhard Mueller, người sáng lập phần mềm trên, trả lời: “Tôi đã đợi người ta hỏi mình câu này từ rất lâu rồi”.

Ta có thể tưởng tượng Blockchain Ethereum như là một chuỗi vật lí được gia cố bằng các Ether và do vậy sẽ không thể bị phá huỷ bởi những thứ bình thường. Tuy nhiên, những ai mà cầm trong tay mình vũ khí làm từ Mythril sẽ có khả năng hoá giải ma thuật trên là phá huỷ toàn bộ Blockchain.

Chính vì thế, Mueller đã tạo nên giao thức này với mục tiêu loại bỏ các khiếm khuyết còn tồn đọng trong bộ mã hợp đồng thông minh Ethereum để tránh lặp lại kịch bản mất cắp hàng trăm triệu ETH, xây dựng nên Mythril để truy lùng những lỗi lập trình sót lại để không cho phép chúng bị lợi dụng bởi các thành phần xấu.

Tên gọi còn có giá trị gì nữa?

Đáng lý ra là phân khúc tiền điện tử sẽ có 4 cái tên Mithril cùng tồn tại, tuy nhiên một công đã quyết định từ bỏ nỗ lực này – chỉ ra rằng họ cần tự tách biệt bản thân mình và giảm bớt nguy cơ nhầm lẫn – và chấp nhận đổi danh xưng từ Mithril Coin thành Plactal.

Và sự trùng lặp tên gọi sau này còn có thể dẫn đến một cuộc chiến bản quyền tên gọi cùng bao kì kèo tố tụng pháp lý theo sau đó.

Nhìn lại những ngày đầu của lịch sử Internet, ta có thể thấy rõ lí do vì sao tên tuổi còn có tầm quan trọng hơn cả nữa.

Chuyện kể rằng, có hai doanh nhân mua tên miền “MP3.com” vào năm 1997 và bắt đầu chia sẻ nhạc trực tuyến lên trên đó. Vào thời điểm khi ấy, người ta đã ráo riết lùng sục các trang web online để tìm nhạc mp3, và tuy các doanh nhân có thể không phải là người trực tiếp phát minh nên mp3, thế nhưng họ đủ lanh lợi để thấy được tiềm năng của dạng “bất động sản” kỹ thuật số này.

Chỉ một năm sau, họ bán 10% cổ phần công ty với giá 45 triệu đô la Mỹ, sang đến năm 1999, thực hiện thành công đợt IPO kỉ lục trị giá 370 triệu USD, lớn nhất vào thời điểm khi ấy.

Mặc dù vậy, Metnick giải thích, vẫn có các cách khác để áp đặt tên thương mại. Đặc biệt là tại Mỹ, cố tình xâm phạm thương hiệu của người khác sẽ phải đối mặt với những sự trừng phạt nặng nề từ pháp luật.

Mặt khác, một công ty còn phải chủ động áp đặt quyền sở hữu trí tuệ của mình. Nếu doanh nghiệp đợi quá lâu mới rồi mới chịu thưa kiện sản phẩm mà xâm phạm đến quyền của mình, toà án có thể quyết định để cả hai cùng tồn tại song song với nhau.

Đối với một đồng tiền điện tử hay token kỹ thuật số, tên xưng của nó sẽ được xem là “thương hiệu” chiếu theo luật pháp các nước phương Tây với điều kiện là nó đã được mang lưu hành, bởi quyền sở hữu trí tuệ nơi đây được thiết lập trên cơ sở người đầu tiên sử dụng (first to use) chứ không phải người đầu tiên đăng ký (first to file).

“Tôi sẽ khá là ngạc nhiên nếu đa phần các đồng tiền này đã nhận thức được và chủ động áp đặt quyền thương hiệu của mình. Sẽ chỉ có một số lượng giới hạn các tên cool ngầu như “mithril”. Nguồn cung là có, nhưng nó không phải là vô tận.” – Metnick kết luận.

 

Theo CoinDesk

-25/04/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68