logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Lý do TITAN “dump” mạnh về 0 là gì? Chuyện gì đã xảy ra với TITAN?

-17/06/2021

Sáng ngày 17/06/2023 có thể là một cơn ác mộng đối với những farmer trên Polygon và của cả tỷ phú Mark Cuban khi token TITAN sau hơn 2 tuần tăng trưởng liên tục từ 2 USD lên mức cao nhất 70 USD, cuối cùng mất gần như 100% giá trị chỉ trong 2 giờ đồng hồ. 

Lý do TITAN “dump” mạnh về 0 là gì? Chuyện gì đã xảy ra với TITAN?

Một cuộc bán tháo trong hoảng loạn đã xảy ra khi tất cả mọi người cố gắng rút hoặc bán IRON để thu về USDC, đẩy gas wei lên mức cao kỷ lục 2000 gwei – điều chưa từng có trên Polygon – một mạng blockchain layer 2 được cho là có phí giao dịch gần bằng 0 của ETH.   

Vậy chuyện gì đã xảy ra với Titan và IRON finance? Đây có phải là một vụ hack, rugpull giống như các vụ hack khác xảy ra gần đây? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua cơ chế của IRON Finance.

Cơ chế của IRON.FINANCE

Iron finance là một dự án stablecoin thế chấp dưới mức. Ý tưởng cơ bản là người dùng sẽ thế chấp 75% USDC và 25% TITAN khi đúc ra IRON với giá trị là 1 USD. Trong đó TITAN là token thưởng, khuyến khích người dùng khi họ cung cấp thanh khoản cho cặp IRON/USDC trên Quickswap. 

Iron Finance trước đây đã từng xuất hiện trên Binance Smart Chain tuy nhiên không nhân được nhiều sự chú ý. Sự dịch chuyển protocol lên mạng Polygon vào đúng thời điểm Bitcoin sụp đổ từ 46.000 USD, cộng với sự tham gia của tỷ phú Mark Cuban khiến dự án trở thành tâm điểm của Polygon. Tại thời điểm đó, hầu hết nhà đầu tư sẽ muốn nắm giữ tài sản ở dạng Stablecoin, và mức APR lớn hơn 500% cho việc cung cấp thanh khoản cho 1 cặp stablecoin là quá sức hấp dẫn. 

Cơ chế của iron.finance

Điều này thu hút một lượng vốn khổng lồ đổ vào giao thức này, đẩy mức TVL của dự án lên mức cao nhất là 2 tỷ USD.

Khi mọi người nghĩ rằng IRON là 1 stablecoin có giá là 1 USD, trong đó 75% được thế chấp bằng USDC, họ sẽ chỉ đơn giản nghĩ rằng cùng lắm thì họ sẽ mất 25% giá trị khi thu hồi lại USDC từ IRON. Tuy nhiên mọi chuyện không diễn ra như vậy. 

Quá trình sụp đổ của TITAN

Bởi vì mức lợi tức của Iron Finane tạo ra chỉ bằng việc cung cấp thanh khoản cho stablecoin là vô cùng hấp dẫn (không có rủi ro về impermanent loss), điều đó khiến nhiều người muốn tham gia vào giao thức này để gia tăng tài sản trong khi toàn bộ thị trường tiền mã hóa đang trong bearish. 

Khi càng có nhiều người muốn tham gia vào kiếm lợi tức trên Iron Finance, điều đầu tiên họ phải làm là đúc thêm IRON. Với mỗi IRON được đúc ra, sẽ cần 0,75 USDC và 0,25 USD trị giá TITAN. Càng nhiều IRON được đúc ra, thì càng nhiều TITAN được mua và burn.  Khi TITAN tăng giá, khiến cho APR của các pool IRON/USDC tăng cao hơn và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới.  Điều này tạo ra cầu cho TITAN và khiến giá TITAN tăng đều đặn trong hơn 1 tháng liền. 

Khi những người chơi lớn đã farm TITAN từ lâu, “bỗng nhiên” cảm thấy muốn cash out. Nhất là khi thị trường chung đã có dấu hiệu tích cực trở lại. Họ đã bán TITAN để chốt lời về USD. Một lệnh sell số lượng lớn 200.000 USD trị giá TITAN đã làm cho giá của TITAN sụt giảm mạnh. Nên nhớ, IRON có 25% được thế chấp bởi TITAN, khi TITAN mất giá sẽ khiến cho tổng tài sản thế chấp từ USDC và TITAN giảm dẫn đến hệ quả là giá trị thực của IRON bị giảm xuống dưới mức 1 USD. Điều này đã tạo nên tâm lí lo sợ cho 1 nhóm nhà đầu tư, thay vì đốt IRON để thu về USDC và TITAN. Họ đã bán trực tiếp IRON ra USDC trên các liquidity pool trên Quickswap ( vì nếu đốt IRON để thu hồi lại USDC và TITAN thì sau đó họ cũng sẽ bán TITAN ra USDC thôi.) 

Khi IRON giảm xuống dưới 1 USD trên Quickswap, sẽ xuất hiện một cơ hội kinh doanh chênh lệnh giá. Lúc này bạn có thể mua 1 IRON trên Quick với giá 0,9 USD, sau đó tách 1 IRON trị giá 0,9 USD thành 2 phần: 0,75 USDC và 0,25 USD trị giá TITAN. Lúc này hệ thống thu hồi sẽ đúc ra lượng token TITAN tương ứng với 0,25 USD để trả cho người redeem IRON. Lập tức bán chỗ token này bạn sẽ có lợi nhuận 0,1 USD cho mỗi IRON ở mức giá 0,9 USD mà không hề có bất kỳ rủi ro nào. 

Quá trình sụp đổ của TITAN

Khi TITAN liên tục được đúc thêm và bị bán ra. Điều đó khiến cho giá TITAN tiếp tục giảm, lại tiếp tục kéo giá IRON xuống dưới mức chốt. Quá trình này tạo ra một vòng lặp khiến IRON không thể trở lại mức chốt, trong khi đó tổng cung của TITAN tăng lên con số  27,805,897,236,589. Giá của TITAN mất 100% giá trị khi tiệm cận 0.

TITAN token

Ở thời điểm hiện tại, do giá TITAN tiệm cận về 0 vì vậy smartcontract đã ngừng không cho người dùng rút IRON ra USDC.  Iron team sẽ cần 12 giờ để thay đổi smartcontract cho phép người dùng rút USDC về. Tuy nhiên thu hồi 75% USDC sẽ là giấc mơ xa xỉ đối với những người vẫn đang nắm giữ IRON. 

Lời kết

Thực sự thì chẳng có hack hay “rug pull” nào xảy ra cả. Đây đơn thuần chỉ là một thiết kế có lỗi khi dòng tiền lớn đột nhiên thoát khỏi giao thức. Về cơ bản mô hình của iron finance giống một ponzi scheme hơn. Giờ đây, những người đầu tư không thoát ra kịp, thay vì nhận mức lợi tức từ 2 – 3% mỗi ngày, họ sẽ nhận lại được 0,67 USD cho mỗi dollar khi đầu tư vào stablecoin IRON tương đương khoản lỗ 30%.  Thậm chí những người không hiểu về sự kiện bank run này và  mua TITAN khi giá sụt giảm, sẽ gần như mất trắng, ngay cả khi họ mua ở mức giảm 95%. 

Đây chỉ là một câu mà mình vừa nghĩ ra: “Nếu bạn tham gia một giao thức defi và không thể tự trả lời câu hỏi lợi tức mà giao thức này đem lại từ đâu ra, thì có lẽ bạn chính là lợi tức.”

-17/06/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68